7. Kết cấu của luận văn
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng quản lý Nhà nước về thi đua khen thưởng tại tỉnh
tỉnh Đắk Lắk
- Thi đua khen thưởng là một thể thống nhất từ Trung ương đến địa phương, xuống tận cơ sở là một điều tương đối tốt, nhưng các làm, các triển khai, cách vận dụng nội dung để sát hợp với tình hình thực tế của địa phương là một trong những vấn đề nang giải cần phải tập trung giải quyết như:
+ Việc tạo ra một môi trường thi đua trong công việc, nhiệm vụ chung của một đơn vị phải có cách thức, tiêu chuẩn, tiêu chí để mọi người nhìn vào đó đạt được tốt theo đơn vị của mình công tác.
+ Từ những việc thi đua để được khen thưởng phải trong quy định từ Trung ương đến địa phương, tại thời điểm xét khen thưởng có tính phần trăm theo quy định, trừ khi có nhiều người đều đạt, hoàn thành nhiệm vụ tốt, tuy không được khen thưởng thì cũng phải động viên người đó và nêu gương để người khác học tập.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 của Luận văn đã khái quát được các nội dung cơ bản về thi đua khen thưởng để từ đó đưa ra khái niệm quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng đồng thời, tập trung nghiên cứu, phân tích các nội dung và những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về trhi đua khen thưởng, kinh nghiệm quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng ở Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk, làm cơ sở lý luận trong việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng tại tỉnh Đắk Lắk và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh.
CHƯƠNG II
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA KHEN THƯỞNG TẠI TỈNH ĐẮK LẮK.
2.1. Khái quát về phong trào thi đua khen thưởng của tỉnh, gia đoạn 2010-2018.
Phong trào thi đua trên lĩnh vực phát triển kinh tế
- Một là, hưởng ứng Phong trào thi đua của cả nước về chung sức xây dựng nông thôn mới nên tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng nội dung, tổ chức phát động phong trào thi đua: tỉnh Đắk Lắk chung sức xây dựng nông thôn mới. Thể hiện sự đồng lòng, quyết tâm để xây dựng tỉnh thuộc Miền Trung Tây Nguyên từ tỉnh đến nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp.
+ Do triển khai tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, huy động sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là nâng cao vai trò chủ thể của người dân nên người dân ở nhiều địa phương đã phấn khởi, nhiệt tình hơn trong việc xây dựng nông thôn mới, nhiều điển hình tiên tiến đã được công nhận, tuyên dương nhằm để khích lệ, động viên cho người dân ngày càng hăng hái thi đua, tạo sự đoàn kết thống nhất và đạt hiệu quả tốt trong công việc thể hiện sự đóng góp của người dân là trên 817 tỷ đồng là một điều kiện tốt cho tỉnh.
+ Đề án xây dựng nông thôn mới đã tạo sự đồng thuận, ủng hộ và phát huy sức dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng phát triển đáp ứng được nhu cầu sản xuất và dân sinh, góp phần thu hút đầu tư trong cộng đồng; đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên, bộ mặt nông thôn ngày một đổi mới.
- Hai là, phong trào thi đua trên lĩnh vực nông nghiệp
+ Để nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, năng suất, chất lượng và hiệu quả, tỉnh Đắk Lắk đã rộng khắp cả tỉnh về việc sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn tiếp tục được đẩy mạnh.
+ Vì vậy, ngành Nông nghiệp giữ được tốc độ tăng trưởng khá ổn định ở các năm trên địa bàn tỉnh, qua đó tạo sự đóng góp của chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp đã tăng dần do có sự hình thành ngày một nhiều hơn các mô hình tổ chức sản xuất mới trong các lĩnh vực này. Các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa cà phê, cao su, hồ tiêu đều tăng về diện tích và từng bước thực hiện việc tái canh, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, gia tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, thể hiện giá trị bình quân sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp năm 2015 đạt khoảng 72,3 triệu đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2010. Thấy được sự phát triển ngày càng cao, tạo sự thi đua trong sản xuất nông nghiệp, tạo cho người dân trên vùng đất này có sự đầy đủ, ấm no hơn và cùng với sự quân tâm, quản lý của Nhà nước làm cho người dân yên tâm sản xuất, trồng cây, nhất là cây công nghiệp như cà phê, tiêu... xen canh một số cây ăn trái khác như bơ, soài, ổi...
+ Nhiều mô hình liên kết giữa nhà nông- nhà doanh nghiệp- nhà khoa học - nhà quản lý bước đầu có hiệu quả, góp phần giải quyết các vấn đề trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở nhiều nơi.
Phong trào thi đua chuyển đổi cơ cấu cây trồng tiếp tục được phát triển và ngày càng có nhiều mô hình đầu tư thâm canh, sản xuất sạch, áp dụng công nghệ cao trong lĩnh vực trồng cây ăn trái, cà phê, rau, hoa, nuôi bò, cá nước lạnh... Chăn nuôi nhiều nơi đã chuyển từ nhỏ lẻ sang quy mô trang trại, nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao được hình thành phát triển. Các phong trào thi đua trên lĩnh vực công tác khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng các mô hình trình diễn mang lại kết quả tốt. Phong trào xây dựng tủ sách khoa học - kỹ thuật cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, bảo vệ, phát triển rừng đã được nhân ra diện rộng...ngày càng phát triển.
+ Việc thi đua là cần thiết trong mọi lĩnh vực, nhưng khen thưởng là mno65t trong những yếu tố quan trọng làm cho con người cảm thấy phấn chấn, hăng say trong công việc của mình, đối với tỉnh Đắk Lắk có một số
khen thưởng gắn với sản xuất kinh doanh thể hiện ở các tập thể điển hình như: Công ty TNHH MTV cà phê Thắng Lợi, Công ty TNHH MTV cà phê Phước An, Công ty TNHH MTV cà phê Êa Pốk, Hợp tác xã cà phê Công Bằng xã Ea Kiết... giải quyết việc làm, góp phần tăng thu nhập cho hàng trăm lao động đồng bào dân tộc thiểu số, giữ vững an ninh trật tự tại địa phương. Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo vươn lên làm giàu.
- Ba là, phong trào thi đua phát triển công nghiệp và xây dựng
+ Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, đã tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua với mục tiêu, nội dung thiết thực công suất lớn, công nghệ hiện đại, sản phẩm có chất lượng và có khả năng cạnh tranh trên thị trường, thể hiện đối với Đắk Lắk là một tỉnh miền núi việc thi đua phát triển công nghiệp và xây dựng là quan trọng, làm cho tỉnh có nhiều đổi thay theo hướng ngày càng hiện đại hóa, con người ngày càng phát triển, xã hội ngày càng tốt hơn với các nghề truyền thống được khôi phục như mây, tre đan, dệt thổ cẩm... đã góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động. Trong sản xuất công nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn giữ vai trò chủ đạo cụ thể như: Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước và khai khoáng chiếm 21,6%, còn lại là các ngành khác. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành được một số nhà máy chế biến nông sản, cơ khí phục vụ nông nghiệp để có sản phẩm chất lượng cao tạo cơ hội cho người dân sinh sống.
+ Lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng được chú trọng, qua các phong trào thi đua nhiều công trình quan trọng được đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, cải thiện đời sống dân sinh, đã góp phần cho bộ mặt đô thị được phát triển theo hướng công nghiệp, phát triển hệ thống mạng lưới điện chiếu sáng, hệ thống cây xanh, hoa viên đã được trồng, chăm sóc và bảo vệ tốt, môi trường thành phố có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện ở tỉnh Đắk Lắk để thấy được sự quản lý Nhà nước vế thoi đua khen thưởng ở lĩnh vực này, cụ thể như sau: Phong trào thi đua của Công ty cổ phần vật tư và xây dựng Đắk Lắk, Công ty cổ phần công trình Việt Nguyên...
- Bốn là, phong trào thi đua trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ
+ Ngành thương mại, dịch vụ ở thành thị và nông thôn có bước phát triển cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng tốt các nhu cầu xã hội và dần trở thành khu vực giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các loại hình giao dịch thương mại hiện đại được hình thành như: Trung tâm giao dịch Cà phê, Trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn, siêu thị..; thị trường hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng được mở rộng đáp ứng cho phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh.
+ Trong phong trào thi đua thực hiện công tác quản lý lưu thông hàng hoá, ổn định giá cả; ngăn chặn đầu cơ, làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại đã xuất nhiều tấm gương tiêu biểu thuộc các cơ quan, đơn vị như: Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh, Chi cục Hải quan thành phố Buôn Ma Thuột, Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng...
+ Trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, nhiều đơn vị đã có sản phẩm mới với chất lượng cao, được công nhận và khẳng định thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế, cùng với sự xuất hiện của nhiều cá nhân có thành tích nổi bật, tiêu biểu, được tặng thưởng danh hiệu, thể hiện vai trò của một giám đốc Công ty kinh doanh, chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở là người dám nghĩ, dám làm mạnh dạn đầu tư thiết bị, công nghệ mới, nâng cao năng xuất, chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Ngoài việc đầu tư thương mại, dịch vụ Nhà nước còn quan tâm đến việc hoạt động văn hóa, tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cộng đồng thu hút được một lượng lớn khách đến tham quan du lịch. Tạo sự thu nhập ngày càng nhiều cho tỉnh và người dân, làm cho cuộc sống người dân ngày càng tốt hơn, có điều kiện tham gia một số hoạt động của xã hội như: Ủng hộ người nghèo, người neo đơn, người già không nơi nương tựa, lang thang cơ nhỡ... góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp, sự phát triển của tỉnh, của đất nước.
Trên lĩnh vực dịch vụ vận tải: Lực lượng vận tải phát triển nhanh cả về chất lượng và số lượng, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân. Các tuyến giao thông đối ngoại như: Cảng hàng không Buôn Ma Thuột và các tuyến Quốc lộ đã và đang được cải tạo mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới. Đối với tỉnh Đắk Lắk thể hiện giao thông đối nội đã kết nối thông suốt hoặc bê tông hóa từ tỉnh xuống huyện và xã đáp ứng được nhu cầu của người dân, trong công tác phục vụ nhu cầu đi lại cho nhân dân, góp phần giảm đáng kể tai nạn giao thông.
Thể hiện cụ thể:
+ Mô hình sản xuất gà giống chất lượng cao ở xã Ea Đar, huyện Ea Kar; mô hình sản xuất và chế biến cà phê chồn, chăn nuôi động vật hoang dã, mô hình trồng hoa Lan, hoa Hồng ở thành phố Buôn Ma Thuột.
+ Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột, Du lịch sinh thái Buôn Đôn, Hồ Lắk, Lễ hội đua voi...
+ Tiêu biểu phong trào thi đua dạy tốt, mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương về đạo đức và tự học có thầy Trần Văn Phương, Hồ Thắng, Nguyễn Ngọc Thái- Giáo viên Trường Trung học phổ thông Nguyễn Du, điển hình trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia.
Phong trào thi đua trên lĩnh vực Văn hóa - Xã hội và khoa học công nghệ
- Một là, phong trào thi đua trên lĩnh vực Giáo dục - đào tạo
+ Ngành giáo dục- đào tạo là một trong những lĩnh vực cần thiết cho toàn xã hội để xã hội nhìn nhận vấn đề qua các lần đào tạo, hiểu sâu hiểu rộng về nền giáo dục, đưa vào cuộc sống con người những điều hay lẻ phải nên phải, những việc giúp cho mọi người hiểu biết cùng với nội dung học tập, đào tạo vận dụng làm những việc có ích cho xã hội, làm cho xã hội có một nền xã hội hóa giáo dục tốt. Nên chúng ta cần phải tập trung đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, để làm tốt những việc này thì đội ngũ giáo viên,
giảng viên phải là những tấm gương về đạo đức, dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, tự học và sáng tạo. Đối với Đắk Lắk so với những năm trước thì hiện nay gần như đạt 95% thôn, buôn có điểm trường học và lớp mẫu giáo. Việc thi một số nội dung đạt kết quả tương đối cao như: Học sinh giỏi Quốc gia, học sinh giỏi Olympic, học sinh đậu vào các Trường đại học và cao đẳng ngày càng cao, thể hiện qua công tác đào tạo tích cực đã đẩy nền xã hội hóa giáo dục của tỉnh ở mức ngang tầm với các tỉnh bạn và cả nước.
+ Cùng với ngành Giáo dục - Đào tạo, quan tâm đến Hội khuyến học tỉnh góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở các bậc học để có sự phát động phong trào thi đua trong lĩnh vực khuyến học này.
+ Đi đôi với công tác giáo dục, công tác đào tạo nghề tại các trường chuyên nghiệp trên địa bàn với nhiều loại hình đào tạo đa dạng, phong phú, chất lượng đào tạo nghề được chú trọng. Chất lượng đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề cho lao động chuyển biến tích cực, đã đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có trường và các cơ sở các cấp, cùng với hàng chục ngành, nghề khác nhau, tạo được một đội ngũ lành nghề góp phần cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho tỉnh và một số địa phương trong nước thể hiện qua những nghề: Cơ khí, may công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thủ công mỹ nghệ...
Phong trào thi đua trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ
- Phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, nghiên cứu khoa học, sáng tạo được phát động rộng rãi, nhất là việc áp dụng tiến bộ về sinh học để cải thiện chất lượng giống cây trồng, vật nuôi đã đem lại hiệu quả thiết thực; quy trình chế biến nông lâm sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi; công nghệ sản xuất phục vụ chế biến nông- lâm sản phát triển khá. Trong thời gian qua, đã có hàng trăm đề tài, sáng kiến khoa học được Hội đồng khoa học của tỉnh công nhận, mang lại hiệu quả thiết thực, giảm chi phí, tiết kiệm sức lao động trong sản xuất.
Phong trào thi đua trên lĩnh vực Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Các phong trào thi đua trên lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở địa, phương góp phần từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn của ngành y tế được tăng cường; mạng lưới bệnh viện, trung tâm y tế tuyến tỉnh, huyện và trạm y tế xã