2.2 .Đánh giá hoạt động và thực trạng QLNN về TĐKT tại tỉnh Đắk Lắk
3.3. Một số kiến nghị
- Bổ sung và nâng cao tiêu chuẩn khen thưởng cao. Các cá nhân là lãnh đạo cấp huyện, tỉnh, thành phố trở lên.
- Khuyến khích xã hội hoá các danh hiệu thi đua và lập quỹ khen thưởng của các tổ chức chính trị xã hội, doanh nhân.
- Uỷ ban nhân dân các huyện, các sở, ban, ngành thuộc tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc cho các đơn vị dẫn đầu các cụm, khối thi đua trực thuộc.
- Tiếp tục tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ về ổn định cơ cấu tổ chức và kiện toàn bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng ở các tỉnh.
- Danh hiệu Thi đua: Bổ sung thêm thẩm quyền cho cấp huyện một số danh hiệu thi đua như tặng Cờ thi đua của huyện.
- Có các quy định khuyến khích khen thưởng đối tượng trực tiếp lao động, khen thưởng đột xuất…
- Hàng năm Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cần mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác thi đua, khen thưởng cho cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở các tỉnh, thành phố để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Tổ chức tham quan, thực tế ở những tỉnh, điển hình để học tập, nhân rộng.
- Bộ Nội vụ, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cần chỉ đạo, thống nhất đơn giản hoá thủ tục hành chính trong xét duyệt khen thưởng. Thống nhất cơ quan hướng dẫn nghiệp vụ về công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi toàn quốc.
- Để đảm bảo công tác thi đua, khen thưởng hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực ở địa phương, đề nghị hàng năm Hội đồng Thi đua
- Khen thưởng Trung ương có kế hoạch hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng cho các địa phương. Các bộ, ban, ngành chấm điểm theo ngành dọc cho các địa phương để làm căn cứ đánh giá thi đua.
Tiểu kết chương 3
Từ nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng tại tỉnh Đắk Lắk, Chương 3 của luận văn đã đưa ra những giải pháp cơ bản để hoàn thiện quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng tại tỉnh Đắk Lắk dựa trên quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước, định hướng, mục tiêu về quản lý thi đua khen thưởng của tỉnh; đồng thời, kiến nghị đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước cấp trên một số giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trên phạm vi cả nước.
KẾT LUẬN
Thi đua khen thưởng là vấn đề vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn cao, bởi thi đua, khen thưởng là động lực thúc đẩy mọi tổ chức, mọi cá nhân phát huy lòng yêu quê hương đất nước vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Đồng thời thi đua, khen thưởng vừa có tác dụng phát triển kinh tế xa hội, an ninh quốc phòng, vừa có tác dụng xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa để xây dựng và bảo vệ xã hội chủ nghĩa theo cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thời gian qua công tác thi đua, khen thưởng ở thành phố đã có nhiều đổi mới, các phong trào thi đua phát triển liên tục rộng khắp, thúc đẩy toàn Đảng bộ, toàn dân hăng hái phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh, góp phần kìm chế lạm phát, ổn định xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.
Tuy nhiên công tác thi đua khen thưởng và việc tổ chức thực hiện Luật Thi đua, khen thưởng thời gian vừa qua còn bộc lộ những bất cập cần phải sửa đổi bổ sung. Qua đánh giá thực trạng, cùng với những nghiên cứu thực tế, cũng như nghiên cứu các cơ chế, chính sách cho thấy việc thực thi luật Thi đua, khen thưởng, đề xuất về giải pháp, cơ chế, chính sách về thi đua, khen thưởng và những đổi mới trong tổ chức phong trào thi đua, công tác khen thưởng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thành phố thực hiện có hiệu quả công tác thi đua khen thưởng, tạo động lực mạnh mẽ để các tầng lớp nhân dân phát huy tính sáng tạo trong lao động, sản xuất và công tác, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Kết quả nghiên cứu của luận văn một mặt giúp cho cấp uỷ, chính quyền các cấp đánh giá đúng thực trạng công tác thi đua, khen thưởng từ khi có Luật Thi đua, khen thưởng đến nay, một mặt có đánh giá chính xác nhất giúp cho tỉnh đề ra những giải pháp về đổi mới thi đua, khen thưởng trong giai đoạn cách mạng mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 28- QĐ/CP ngày 04/02/1964 của Phủ Thủ tướng thành lập Ban Thi đua Trung ương.
2. Nghị định số 30/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ và các nhiệm vụ, quyền hạn.
3. Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 03 tháng 6 năm 1998, Chỉ thị 39-CT/TW ngày 21 tháng 5 năm 2004.
4. Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ.
5. Nghị định số 121/2005/Nđ- CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thi đua, khen thưởng.
6. Nghị định số 42/2010/NĐ-CP (2010), Nghị định số 39/2012/NĐ-CP (2012), sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.
7. Tổng kết 10 năm của tỉnh Đắk Lắk về thi đua khen thưởng
8. Nghị định số 91/2017/NĐ- CP, ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chình phủ quy định một số điều của Luật thi đua, khen thưởng; Thông tư 08/2017/TT- BNV, ngày 27 tháng 10 năm 2017 quy định về chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 91/2017/NĐ- CP.
9. Luận văn thạc sĩ về lĩnh vực thi đua, khen thưởng của Phạm Vũ Khánh – Lớp Cao học 12; Dương Thị Thanh – CH 9A.
10. Đại Việt sử ký toàn thư.
11. Tài liệu hội thảo (1998), “ Bác Hồ với phong trào thi đua yêu nước” Viện Thia đua- Khen thưởng.
12. Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1995), Tập 4. 13. Hồ Chí Minh- Thi đua yêu nước (1970), Nhà xuất bản sự thật.
14. Chỉ thị 34- CT/TW ngày 07/4/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng.
15. Chỉ thị số 05- CT/TW ngày 15/05/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.