2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục Hải quan cửakhẩu sân bay quốc tế Nội Bài khẩu sân bay quốc tế Nội Bài
Ngày 02/4/1955, Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng Phan Anh ký Nghị định số 34/BCT/KB/NĐ thành lập Sở Hải quan Hà Nội (Nay là Cục Hải quan Thành phố Hà Nội), trực thuộc Sở Hải quan Trung ƣơng để thực hiện quyền kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan trên địa bàn Thủ đô và nhiều vùng lân cận. Ngày 28/2/1977, ông Phùng Thế Tài, Tổng cục trƣởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam – Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 239/QĐ-CT thành lập sân bay dân dụng Nội Bài, thực hiện “tổ chức tiếp nhận máy bay đến và đi đối với các loại máy bay quốc tế, máy bay trong nƣớc đến sân bay Thủ đô…”. Đây là mốc khai sinh sân bay dân dụng Nội Bài. Đến ngày 30/12/1977, Trạm Hải quan sân bay quốc tế Thủ đô (Nội Bài) chính thức đi vào hoạt động, thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát quản lý công cụ vận tải, hàng hóa, hành lý, quà biếu xuất nhập tại cửa khẩu; thực hiện việc kiểm tra việc xuất nhập tất cả các đối tƣợng giám sát và quản lý nói trên trên cơ sở nguyên tắc của ngành và các chế độ giấy phép của Nhà nƣớc, thực hiện việc thu thuế (nếu có). Theo đó, Trạm Hải quan sân bay quốc tế Thủ đô (Nội Bài), đƣợc biên chế thành 3 tổ nghiệp vụ, gồm: Tổ Giám quản công cụ hàng hóa vận tải và hàng hóa xuất nhập khẩu, Tổ Giám quản hành lý phi mậu dịch, Tổ Giám quản hành lý xuất nhập khẩu.
Đầu những năm 1980, hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Thủ đô ngày càng mở rộng, các hoạt động buôn bán vận chuyển trái phép hàng hóa qua địa bàn tăng lên rõ rệt với diễn biến phức tạp. Vì vậy, ngày 2/6/1981, Bộ
trƣởng Bộ Ngoại thƣơng ký Quyết định số 583/BNT/TCCB chuyển Trạm Hải quan sân bay quốc tế Thủ đô (Nội Bài) thành Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Thủ đô, đƣợc biên chế thành 4 tổ: Tổ Hành lý, Tổ Sân đỗ, Tổ Quà biếu và Tổ Kho hàng. Nếu nhƣ từ năm 1975 đến năm 1978, hoạt động Hải quan tại sân bay Nội Bài gần giống nhƣ một lực lƣợng vũ trang, thực hiện hỗ trợ Quân đội trong công tác kiểm tra hàng hóa, khám xét máy bay và bảo vệ các đoàn ngoại giao quốc tế sang làm việc tại Việt Nam thì đến trƣớc tháng 8/1985, lực lƣợng Hải quan sân bay Nội Bài vẫn là lực lƣợng bán vũ trang, mọi hoạt động, sinh hoạt đều theo nguyên tắc, kỷ luật nghiêm ngặt nhƣ trong Quân đội.
Theo Quyết định số 101/TCHQ-TCCB ngày 3/8/1985, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Thủ đô trực thuộc Cục Hải quan Trung ƣơng đã chính thức đƣợc đổi tên thành Hải quan cửa khẩu sân bay Nội Bài, trực thuộc Hải quan Thành phố Hà Nội. Năm 1986 đánh dấu bƣớc chuyển lớn lao mang tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại sâu sắc của đất nƣớc và dân tộc Việt Nam, đất nƣớc bƣớc vào công cuộc Đổi mới kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI. Cùng với việc bƣớc đầu xóa bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang hạch toán kinh tế kinh doanh xã hội chủ nghĩa, mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển của Hải quan Việt Nam giai đoạn 1986 – 2000 xác định rõ: “Tập trung xây dựng lực lƣợng Hải quan trong sạch, vững mạnh; thực hiện một bƣớc tự động hóa, hiện đại hóa công tác nghiệp vụ Hải quan, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ nghiệp vụ ngang tầm với yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới… Bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia”. Đối với Hải quan cửa khẩu sân bay Nội Bài, cơ cấu tổ chức gồm 5 đội nghiệp vụ (Đội Thủ tục hành lý xuất, Đội Thủ tục hành lý nhập, Đội máy soi (kiểm tra hàng hóa bằng tia x - quang), Đội giám sát, Đội Trả hàng) và bộ phận văn phòng. Chức năng,
1990 là tập trung kiểm soát hàng hóa qua biên giới, bảo vệ an ninh xã hội. Về cơ bản, nói đến thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới là nói tới lực lƣợng Hải quan song Hải quan Nội Bài vào thời đó ngoài chức năng kinh tế còn có chức năng an ninh, chính trị rõ rệt.
Sau những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, từ năm 1990, nƣớc ta đã có bƣớc chuyển quan trọng trong lĩnh vực ngoại thƣơng, từ Nhà nƣớc “độc quyền ngoại thƣơng” chuyển sang Nhà nƣớc quản lý thống nhất hoạt động ngoại thƣơng, thực hiện nhất quán đƣờng lối từng bƣớc mở cửa thị trƣờng, tự do hóa thƣơng mại và đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Từ đó, hoạt động kinh tế đối ngoại và kinh doanh xuất nhập khẩu có sự thay đổi theo hƣớng tích cực. Quá trình hoàn thiện về thể chế, ngày 24/2/1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nƣớc đã ký lệnh công bố Pháp lệnh Hải quan, quy định chế độ quản lý Nhà nƣớc về Hải quan nhằm đảm bảo thực hiện chính sách của Nhà nƣớc về phát triển quan hệ kinh tế, văn hóa với nƣớc ngoài, góp phần tăng cƣờng sự giao lƣu và hợp tác quốc tế, bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia. Sự ra đời của Pháp lệnh Hải quan năm 1990 đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng của ngành Hải quan cẩ về chất và quy mô, phƣơng thức và hiệu quả hoạt động. Từ những năm 1990, Hải quan Việt Nam đã lần lƣợt ký kết các thỏa thuận hợp tác và hỗ trợ nghiệp vụ với Hải quan nhiều nƣớc trên thế giới và khu vực; tích cực tham gia vào hoạt động của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), hợp tác Hải quan trong APEC, ASEAN…
Ngày 07/3/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan. Theo Nghị định 16/NĐ-CP ngày 07/3/1994, Hải quan cửa khẩu sân bay Nội Bài trực thuộc Hải quan Thành phố Hà Nội đƣợc đổi tên thành Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài trực thuộc Cục Hải quan Thành phố Hà Nội. Nhƣ vậy, kể từ khi thành lập, Hải quan Nội Bài đã 4 lần thay đổi tên.