Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế nội bài (Trang 84 - 91)

2.3.2.1. Nguyên nhân chủ quan

- Về đội ngũ cán bộ công chức hải quan: Chi cục có địa bàn hoạt động rộng, vị trí làm việc của các Đội, Tổ bố trí dàn trải trên toàn khu vực Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, thời gian làm việc kéo dài theo các chuyến bay, biên chế của các Đội, Tổ chƣa đủ về số lƣợng để đáp ứng tốt yêu cầu công

việc. Vấn đề bất cập thứ hai là chất lƣợng đội ngũ CBCC của Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài còn hạn chế và thiếu CBCC có kinh nghiệm công tác, chuyên sâu trên một số lĩnh vực. Số cán bộ trẻ thông thạo tin học, ngoại ngữ thì thiếu kinh nghiệm thực tiễn, nhất là trong các lĩnh vực nghiệp vụ chuyên sâu nhƣ xác định trị giá tính thuế theo Hiệp định trị giá GATT, kế toán thuế, điều tra chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan… Số cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn nhƣng yếu về trình độ ngoại ngữ, tin học làm cản trở khả năng cập nhật, tiếp cận vấn đề mới. Do khối lƣợng công việc ngày càng tăng, biên chế của Chi cục còn thiếu, Chi cục muốn giữ lại các CBCC có chuyên môn giỏi và kinh nghiệm công tác tốt nên việc điều động, luân chuyển CBCC nhất là một số trƣờng hợp đã đến thời hạn (3 năm) chƣa đảm bảo theo kế hoạch... Bên cạnh đó, còn một bộ phận cán bộ công chức hạn chế về mặt nhận thức, trình độ chuyên môn, ý thức tổ chức kỷ luật, thiếu tự giác học tập, tu dƣỡng, rèn luyện không cập nhật theo kịp các quy chuẩn, quy trình mới làm ảnh hƣởng đến kết quả, thành tích chung của đơn vị. “Đạo đức công vụ” tuy đã đƣợc quán triệt tới từng CBCC nhƣng việc thi hành đôi lúc vẫn mang tính hình thức, còn CBCC có thái độ gây phiền hà, sách nhiễu làm kéo dài thời gian thông quan, tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Công tác đào tạo chƣa chú trọng trọng tâm, trọng điểm, chƣa có tính định hƣớng, kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho từng giai đoạn, từng đối tƣợng. Nhiều chƣơng trình đào tạo đƣợc mở nhƣng có tình trạng ngƣời tham dự không đúng thành phần theo yêu cầu chuyên môn, vị trí công tác. Nhiều lớp học dài ngày (3 tháng - 6 tháng) làm ảnh hƣởng đến dây chuyền nghiệp vụ. Việc điều động, luân chuyển vị trí công việc, đơn vị công tác định kỳ cũng làm ảnh hƣởng hiệu quả công tác do bị gián đoạn, khó có cán bộ chuyên sâu, yên tâm công tác, tích cực nghiên cứu, học tập, thậm chí nhiều cán bộ có tƣ duy nhiệm kỳ, cán bộ mới chƣa thể bắt nhịp với công việc.

- Về cơ cấu bộ máy, trình độ tổ chức: Cơ cấu bộ máy tuy đã ổn định và đƣợc bố trí khoa học song việc thực thi còn một số bất cập. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo có mặt chƣa tập trung, thống nhất, chƣa thực sự tích cực, chủ động trong việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Tp. Hà Nội về việc xây dựng đề án tổ chức biên chế của Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài. Chậm bổ sung, sửa đổi quy chế làm việc và mối quan hệ phối hợp trong Chi cục. Vấn đề phân công, phân cấp tuy đã đƣợc quy định trong những văn bản liên quan nhƣng trên thực tế việc phân công công việc giữa các Tổ, Đội chƣa hợp lý, rõ ràng, sự phối hợp công tác chƣa hiệu quả, còn xảy ra trƣờng hợp đùn đẩy, ỷ lại vào nhau. Công tác kiểm tra, đôn đốc chƣa sát sao nên hiệu quả giải quyết chƣa cao. Một số công việc tuy đã lên kế hoạch thực hiện nhƣng chƣa cụ thể, sâu sát nên chƣa hoàn thành đúng tiến độ. Chế độ báo cáo, thỉnh thị phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chi cục còn chƣa thƣờng xuyên, kịp thời.

- Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Trang thiết bị, cơ sở vật chất tuy đã đƣợc ƣu tiên đầu tƣ theo yêu cầu hiện đại hóa song kế hoạch xây dựng Trụ sở Chi cục bị trì hoãn nhiều năm do một số quy định ban hành trong năm 2013 của Bộ Tài chính về công tác xây dựng; phát sinh nhiều công việc mà tại thời điểm xây dựng dự toán, đơn vị chƣa lƣờng trƣớc đƣợc ví dụ chi phí tháo dỡ, di chuyển tài sản lên khu vực làm việc mới, việc thành lập bộ phận kế toán cấp 3 trực thuộc cũng làm phát sinh chi phí quản lý hành chính, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh dự toán.

Bên cạnh đó, công tác đảm bảo cơ sở vật chất, lái xe, hệ thống máy tính mạng nội bộ còn chƣa đồng đều, phân tán tại nhiều vị trí. Một số máy thuộc thế hệ cũ, tốc độ xử lý rất chậm khi cài đặt chƣơng trình có dung lƣợng lớn nên không đảm bảo đƣợc yêu cầu về thời hạn giải quyết công việc. Trang thiết bị phục vụ công tác QLNN về Hải quan bị phân tán, chƣa hiện đại, nhất là các máy soi hiện đại, cỡ lớn…

Đáng chú ý, hiện nay trên địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan CKQTSB Nội Bài có nhiều Công ty Logistic khai thác hàng hóa xuất nhập khẩu, dẫn đến các địa điểm kiểm tra, làm thủ tục hải quan đóng rải rác, thiếu tập trung (Chủ yếu ALS, NSTS, ACSV…). Các địa điểm kiểm tra khó kiểm soát về hải quan vì lẫn với hoạt động vận chuyển làm thủ tục nội địa (ACSV). Thêm vào đó, các kho ngoại quan thuộc quản lý của Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài đƣợc bố trị rải rác, cách trụ sở Chi cục hàng chục cây số, hệ thống kho, trang thiết bị còn chƣa đáp ứng yêu cầu QLNN về Hải quan, chủ yếu còn mang tính chất đối phó, thành lập ra để đỡ phải nộp thuế ngay hoặc bảo lãnh các lô hàng nhập khẩu…

2.3.2.2. Nguyên nhân khách quan

- Xu thế hội nhập quốc tế: Giai đoạn 2011–2015, tình hình kinh tếthế giới suy thoái, xung đột sắc tộc, khủng bố diễn ra ở nhiều nơi. Trong khu vực, đáng chú ý là Trung Quốc, bạn hàng truyền thống của Việt Nam đã tiến hành gia tăng nhiều hoạt động căng thẳng trên Biển Đông làm ảnh hƣởng đến tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nói chung và tình hình xuất nhập khẩu nói riêng của Việt Nam. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nƣớc càng trở thành phổ biến. QLNN về hải quan chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ xu thế chung này, ảnh hƣởng tới nguồn thu ngân sách nhà nƣớc bởi song song với tiến trình hội nhập, Việt Nam phải dần tham gia đầy đủ vào các công ƣớc quốc tế, gỡ bỏ dần các hàng rào bảo hộ trong nƣớc, cắt giảm thuế quan theo lộ trình. Trong khi đó, QLNN tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài phải kết hợp đƣợc hài hòa giữa an ninh kinh tế với an ninh chính trị, văn hóa, xã hội.

- Hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước khác: Cản trở không nhỏ tới hoạt động QLNN của Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài là hệ thống pháp luật về hải quan chồng chéo giữa các Bộ, nhiều quy định chƣa rõ ràng,

động phối hợp. Hoạt động của hải quan liên quan tới nhiều lĩnh vực nên số lƣợng văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành để hƣớng dẫn có số lƣợng lớn, chƣa kể đến hệ thống này thƣờng xuyên thay đổi nên việc cập nhật quy định mới tới doanh nghiệp tƣơng đối khó khăn. Điển hình nhƣ: từ đầu năm 2014 hệ thống chứng từ của Chi cục sử dụng theo mẫu định dạng tại phần mềm IMASTC nhƣng không đƣợc Kho bạc chấp nhận, do Kho bạc đang thực hiện biểu mẫu theo quy định tại Thông tƣ 08/2013/TT-BTC, công chức kế toán phải cập nhật thủ công cho phù hợp với Kho bạc, sau đó khi chứng từ đƣợc chấp nhận mới chính thức cập nhật vào máy nên gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian để điều chỉnh và đi lại giao dịch với Kho bạc. Đến nay, đơn vị đã thống nhất đƣợc biểu mẫu với Kho bạc và xây dựng đƣợc mối quan hệ công tác với Kho bạc và Phòng Tài chính huyện Sóc Sơn.

Trong khi đó, hoạt động của các cơ quan quản lý chuyên ngành phục vụ công tác QLNN về hải quan còn thiếu và yếu. Đến nay, chỉ còn một vài đại diện cơ quan đóng tại Nội Bài nhƣ: Vinacontrol, Viện Dệt may… tác nghiệp một số thủ tục đơn giản nhƣ: đăng ký, lấy mẫu mà chƣa có phòng phân tích, máy xét nghiệm… Các cơ quan kiểm dịch cũng đóng rải rác, không có cán bộ thƣờng trực tại địa điểm kiểm tra hàng hóa…

Một nguyên nhân không thể không đề cập tới là có quá nhiều lực lƣợng có chức năng, thẩm quyền quản lý trên địa bàn CKSBQT Nội Bài, hoạt động không tránh khỏi chồng ch o, chƣa có sự phối kết hợp nhịp nhàng, hiệu quả. Bên cạnh đó, hàng hóa xuất nhập khẩu qua CKSBQT Nội Bài do nhiều Chi cục thuộc Cục Hải quan Tp. Hà Nội làm thủ tục (nhƣ: Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài, Bắc Hà Nội, Gia Thụy…). Vì vậy, nhiều doanh nghiệp lợi dụng “lách” mở tờ khaicos luồng xanh hoặc vàng. Nếu luồng đỏ (KTT2H2) thì xin hủy tờ khai hoặc vƣớng ở Chi cục này thì chuyển hàng về Chi cục khác.

- Ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp: Mặt bằng am hiểu pháp luật trong kinh doanh của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hiện ở

Việt Nam còn nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp chƣa nắm vững luật nên lúng túng khi phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến pháp luật, thậm chí phải gánh chịu những tổn thất to lớn trong các giao dịch với nƣớc ngoài. Bên cạnh đó còn có các doanh nghiệp hiểu rõ luật nhƣng vì lợi ích kinh doanh nên cố tình lợi dụng sơ hở của pháp luật, “lách” luật, vi phạm pháp luật. Điển hình là một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc gian lận thƣơng mại, xuất khống hàng hoá; lập hồ sơ giả để đƣợc hoàn thuế, gian lận về định mức nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu... Có thể nói công tác hƣớng dẫn tuyên truyền, phổ biến pháp luật chƣa đạt hiệu quả cao.

- Trong chuyển giao công nghệ hiện đại hóa: Việc triển khai chuyển giao công nghệ hiện đại hóa của Nhật Bản cho Việt Nam trong thời gian đầu gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc vì trình độ phát triển quá khác biệt. Một số lỗi phát sinh trong quá trình vận hành buộc phải ghi nhận lại để chuyển sang Nhật Bản khắc phục, gây khó khăn cho Hải quan và doanh nghiệp. Hệ thống

VNACCS/VCIS đòi hỏi việc chuẩn hóa cao nên nhiều doanh nghiệp còn khai báo chƣa đúng.

Tiểu kết Chƣơng 2

Trong Chƣơng 2 luận văn đã làm rõ quá trình hình thành và phát triển của Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài, thực trạng hoạt động và thực trạng Quản lý Nhà nƣớc tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài. Trong Chƣơng này, tác giả đi sâu phân tích các ƣu điểm và tồn tại trong thực hiện các nội dung QLNN tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài gồm: tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan thông qua công tác giám sát quản lý, thu thuế XNK, điều tra chống buôn lậu và xử lý vi phạm; tổ chức tuyên truyền pháp luật về hải quan; thực hiện quy định về tổ chức và hoạt động; đào tạo, bồi dƣỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; tổ chức ứng dụng khoa học và công nghệ; thống kê nhà nƣớc về hải quan; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan. Ngoài ra, tác giả còn chỉ rõ các hạn chế và nguyên nhân chủ quan và khách quan trong QLNN tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài. Đây là căn cứ khoa học để Đề tài đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HẢI QUAN TẠI CỬA

KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế nội bài (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)