Tăng cường đầu tư, xây dựng đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 97 - 104)

nông thôn mới

Giữ vững các tiêu chí đạt chuẩn

Đối với các tiêu chí đã đạt chuẩn như tiêu chí 4 (điện), tiêu chí 5 (trường học), tiêu chí 8 (bưu điện), tiêu chí 9 (nhà ở dân cư), tiêu chí 12 (tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên), tiêu chí 13 (hình thưc tổ chức sản xuất), tiêu chí 17 (môi trường)...cần giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chí. Để làm được điều này ngoài quyết tâm cao, sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, rất cần sự góp sức của toàn xã hội, của cộng đồng doanh nghiệp và đặc biệt từ chính những người dân, những chủ thể của Chương trình. Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị - xã hội cũng cần quyết liệt vào cuộc,

thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, hướng đến cuộc sống lành mạnh, văn minh ở vùng nông thôn... Đây sẽ là động lực quan trọng để các xã NTM có thể vượt qua giai đoạn khó khăn, tiếp tục giữ vững thành tích trong các năm tiếp theo.

Tuy tiêu chí 4 (điện) có 11/11 xã đạt, nhưng chỉ có 35,5% người dân sử dụng điện của công ty cổ phần Điện được hỏi họ hài lòng với chất lượng dịch vụ của công ty cổ phần Điện huyện, còn 64.5% người dân không hài lòng [Biểu đồ 02]. Vì vậy trong thời gian tới UBND huyện cần chỉ đạo đầu tư mở rộng, nâng cấp hạ tầng điện, nâng chất lượng phục vụ ở những vùng lõm điện và điện phục vụ sản xuất ở các xứ đồng ở các xã, các cụm, điểm công nghiệp; quản lý, sắp xếp lại hệ thống điện sau conter với phương châm "Nhà nước và Nhân dân cùng làm". Có kế hoạch đầu tư hệ thống điện chiếu sáng ở các tuyến đường huyện, xã và phát động nhân rộng mô hình ánh sáng đường quê.

Hiện nay có 11/11 xã hoàn thành tiêu chí môi trường (tiêu chí 17). Do đây là một tiêu chí động, nhiều nội dung và mức độ phải đáp ứng yêu cầu cao, trong khi đó, điều kiện để duy trì các nội dung đạt được của tiêu chí còn nhiều khó khăn (như hạ tầng thu gom, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường làng nghề, nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân, chính quyền cơ sở còn hạn chế,...) nên hầu hết các địa phương trên địa bàn huyện đều gặp khó khăn trong việc giữ vững tiêu chí này. Nguyên nhân chủ yếu là do tập quán sinh sống của người dân ở khu vực nông thôn còn lạc hậu, sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ, tự do, tùy tiện còn phổ biến. Thói quen đổ rác thải bừa bãi, tư tưởng “sạch nhà, bẩn ngõ”, vô cảm, ngại va chạm với những hành vi gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh đã ăn sâu trong trong lối sống của một bộ phận người dân. Do xuất phát điểm khi bắt đầu XD NTM còn thấp nên hạ tầng về bảo vệ môi trường ở nông thôn còn thiếu và yếu, đặc biệt là việc thu gom, xử lý rác thải.

Hiện nay các xã đã tổ chức và duy trì được hoạt động thu gom rác thải tuy nhiên, việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn, do đến nay vẫn chưa có một giải pháp công nghệ nào thực sự phù hợp để xử lý lượng rác thải sinh hoạt nông thôn đáp ứng quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở nông thôn đều ở dạng nhỏ lẻ, tự phát và nằm xen kẽ trong các khu dân cư do đó, việc đầu tư rất manh mún, công nghệ chắp vá, lạc hậu…Vì vậy, xử lý chất thải đáp ứng quy định pháp luật về bảo vệ môi trường là vấn đề rất nan giải, nhất là tại các làng nghề hiện nay. Vì vậy trong thời gian tới để giữ vững tiêu chí môi trường UBND huyện cần tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên tuyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường ở nông thôn; phát động phong trào xây dựng tuyến đường, cơ quan, công sở, trường học xanh - sạch - đẹp. Vận động Nhân dân đầu tư xây dựng và nâng cấp các công trình hợp vệ sinh, chỉnh trang nhà vườn, bố trí chuồng trại chăn nuôi hợp lý và thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các xã sớm hoàn thành xây dựng các nghĩa trang Nhân dân và ban hành quy chế quản lý cụ thể. Tranh thủ các nguồn lực để đầu tư các công trình nước sạch đảm bảo phục vụ sinh hoạt cho người dân. Triển khai thực hiện có hiệu quả phương án thu gom chất thải rắn trên địa bàn huyện. Ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm về môi trường. Nâng cao công tác thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn huyện.

Tăng cường thực hiện nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế xã hội gắn liền với thực hiện đồng bộ các tiêu chí

Tiếp tục đầu tư có trọng tâm về hạ tầng cơ sở, ưu tiên thực hiện các tiêu chí tiêu chí giao thông, thủy lợi, chợ nông thôn. Việc đầu tư, bố trí vốn để thực hiện nhóm tiêu chí trên các xã cần tổ chức họp và lấy ý kiến người dân để lựa chọn đầu tư xây dựng một số công trình thiết yếu, bức xúc nhất nhằm

đảm bảo đạt các tiêu chí đề ra. Cần xác định cụ thể công trình nào đầu tư từ ngân sách nhà nước, công trình nào huy động từ các tổ chức, cá nhân và Nhân dân đóng góp; phải công khai, dân chủ từ khâu triển khai đến tổ chức thực hiện các nội dung XD NTM, các chương trình, dự án... theo quy định và phải chú ý đến sự giám sát của người dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng tại địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội.

Vấn đề quan trọng nhất về thực hiện nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế xã hội là không để xảy ra tình trạng nợ đọng trong xây dựng các công trình phát triển hạ tầng NTM, phải xác định rõ nguồn vốn trước khi tiến hành xây dựng. Cần xác định rõ tổng vốn và cơ cấu của nguồn vốn để đảm bảo tính chịu đựng của ngân sách các cấp và tính khả thi của công trình, dự án. Tuyệt nhiên không được vay mượn, ứng từ các nguồn khác đầu tư trước nhằm đón đầu, chi trả sau khi được phân khai. Bên cạnh đó, phải chủ động giải ngân các nguồn vốn ngay khi có thể để xin chủ trương ứng vốn từ năm sau nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình trên địa bàn.

Giải pháp về xây dựng, nhân rộng một số mô hình kinh tế ở nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân

Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất theo quy hoạch, thực hiện mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập từ nguồn vốn Chương trình, tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình sản xuất lúa giống nguyên chủng, xây dựng cách đồng mẫu chất lượng cao; mô hình chăn nuôi gà ta, mô hình nuôi bò lai sinh sản, nuôi heo ky, nhân rộng mô hình cây ăn quả; mô hình trồng nấm rơm và nấm dược liệu ... đầu tư mô hình cơ giới hóa đồng ruộng bằng cách hỗ trợ mua máy băm, máy gặt đập liên hợp... tranh thủ từ các nguồn vốn khác để nâng cao thu nhập cho người dân như chương trình 135, giảm nghèo, giải quyết việc làm, đào tạo nghề, khuyến nông Trung ương, tỉnh, huyện, ... các nguồn hỗ trợ khác từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Tuy nhiên trong

quá trình hỗ trợ cũng cần tìm hiểu nhu cầu của các hộ gia đình để tránh trường hợp kết thúc hỗ trợ thì không tiếp tục triển khai mô hình. Mô hình thực hiện cần chú trọng đến tác động đối với phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Tập trung hỗ trợ đối với mô hình mới, mô hình có tính đột phá, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và có thể triển khai nhân rộng thành sản xuất hàng hóa lớn có thị trường tiêu thụ ổn định và phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Đồng thời phải tạo được sự gắn kết, mối liên hệ chặt chẽ giữa khâu sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm và tiêu thụ hàng hóa nhằm tạo được sự phát triển ổn định và bền vững.

Các HTX NN cẩn đổi mới tổ chức và hoạt động theo Luật hợp tác xã, tiến hành cổ phần hóa và đưa hoạt động của hợp tác xã mở rộng không chỉ trong sản xuất nông nghiệp mà còn cung ứng được các dịch vụ nông nghiệp, các hoạt động thúc đẩy thương mại sản phẩm, hàng hóa nông nghiệp, tiên phong đi đầu trong ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp hiệu quả.

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp gắn với đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm

Thực hiện tốt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm gắn với các ngành, nghề các doanh nghiệp ở khu kinh tế Dung Quất, VSIP, Doosan vina, các khu công nghiệp trong tỉnh; đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với cung cấp nhân lực cho ngành nghề, làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề mới, đào tạo gắn với nghề phát triển tiểu thủ công nghiệp; đào tạo gắn với vùng nguyên liệu, phát triển dịch vụ nông nghiệp trong các khâu như làm đất, tưới tiêu, bảo vệ thực vật.

Tiếp tục đào tạo, tập huấn cho cán bộ tham gia XD NTM ở các cấp, đặc biệt là cán bộ cấp xã; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập

trung gắn với XD NTM. Xây dựng các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất bằng cách đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, đưa nhanh cơ giới hóa vào các khâu trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu suất lao động; tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; lựa chọn các giống mới đưa vào sản xuất nhằm tăng giá trị sản phẩm, hàng hóa; giảm thiểu tác hại đến môi trường trong quá trình nuôi, trồng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Tăng cường công tác QLNN đối với các cơ sở kinh doanh vật tư, sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành dịch vụ liên quan đến đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân nông thôn, hạn chế tình trạng cung cấp hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và đời sống của người dân nông thôn. Đồng thời, tăng cường quản lý nhằm đảm bảo gia tăng giá trị, đổi mới và phát triển hệ thống dịch vụ theo chuỗi giá trị sản phẩm về: giống, bảo vệ thực vật, thú ý, khuyến nông, kiểm tra chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Cần quan tâm đến công tác dự báo các dịch bệnh xảy ra trên cây trồng vật nuôi, xây dựng các giải pháp để kịp thời phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho sản xuất.

Quy hoạch và xây dựng các vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến một cách phù hợp và bền vững. Đặc biệt chú ý đến quy hoạch đối với cây sắn, cây mía, cây keo lai nhằm đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy đường, nhà máy ethanol nhà máy tinh bột mỳ, nhà máy dăm nhưng không phá vỡ quy hoạch, không để người dân sản xuất không theo quy hoạch.

Giải pháp về thực hiện tiêu chí về hộ nghèo

Hiện nay, mặc dù tiêu chí hộ nghèo (tiêu chí 11) có 9/11 xã đạt, tuy nhiên theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020,

chuẩn nghèo được xem xét cả góc độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Theo đó, ngoài tiêu chí về thu nhập, nghèo còn được đo lường ở mức độ thiếu hụt 5 dịch vụ xã hội cơ bản gồm: y tế, giáo dục, nhà ở, điều kiện sống và tiếp cận thông tin. Hiện nay, việc áp dụng tiêu chí nghèo đa chiều, số lượng hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện gia tăng đáng kể. Cuối năm 2015, toàn huyện có 1.260 hộ nghèo, chiếm tỷ 5,13%, nhưng đến năm 2016 việc xác định hộ nghèo theo phương pháp đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 tổng số toàn huyện có 3.370 hộ nghèo, chiếm 13,72%.

Việc áp dụng theo chuẩn nghèo đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo nhiều xã tăng lên rất cao. Từ đó tạo nên áp lực lớn đối với các xã phấn đấu về đích NTM năm 2017. Vì vậy UBND huyện, các ngành chức năng cần tham mưu cho UBND tỉnh sớm rà soát, đề xuất, sửa đổi các chính sách giảm nghèo không còn phù hợp, tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cho huyện nghèo, xã nghèo, thôn nghèo. Bên cạnh đó, cần đổi mới hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tạo động lực cho hộ nghèo vươn lên, tham gia các tổ chức sản xuất như hợp tác xã, tổ hợp tác và chuỗi liên kết sản xuất kinh doanh, tiêu thụ để thoát nghèo. Đặc biệt, gốc rễ của giảm nghèo phải giải quyết vấn đề mấu chốt là cải thiện thu nhập và kích thích ý thức tự vươn lên của các hộ nghèo.

Theo đó, UBND huyện, các xã, cơ quan, ban, ngành có liên quan tập trung vào các hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện cho hộ nghèo có tư liệu sản xuất và phương tiện sản xuất, nâng cao thu nhập để tự thoát nghèo; gia tăng cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ cơ bản, nhất là dịch vụ giáo dục, y tế, nước sạch. Đồng thời tiếp tục tăng cường hỗ trợ các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao như xã Hành Tín Tây, Hành Tín đông phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển sản xuất hàng hóa và dịch vụ; khơi dậy ý chí vươn lên, có niềm tin thoát nghèo, đẩy lùi tư tưởng trông chờ, ỷ lại, phó mặc trong nhận thức của một số hộ

nghèo. Vận động, khuyến khích, biểu dương hộ nghèo sử dụng vốn hiệu quả, sớm thoát nghèo; huy động sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng, xã hội một cách hiệu quả, thiết thực với công tác giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 97 - 104)