Chú trọng kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá việc thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 104)

Chương trình xây dựng nông thôn mới

Việc QLNN về XD NTM mang tính lâu dài, song song với việc đánh giá những kết quả đạt được, những thuận lợi và khó khăn, hạn chế thì cần tăng cường kiểm tra, giám sát công tác QLNN về XD NTM để kịp thời phát hiện những thiếu sót, những vấn đề sai phạm trong quản lý để có biện pháp khắc phục một cách nhanh nhất. Đồng thời thông qua kiểm tra, giám sát sẽ có cơ sở cho việc đánh giá sát thực tế hơn những việc làm được và chưa làm được, những thuận lợi, khó khăn, những việc làm mới sáng tạo trong công tác QLNN về XD NTM của từng đơn vị.

Công tác kiểm tra, đánh giá trong QLNN về XD NTM được thực hiện tốt sẽ góp phần triển khai đạt kết quả Chương trình của Trung ương đề ra. Vì vậy để làm tốt công tác kiểm tra, giám sát UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng, Uỷ ban nhân dân các xã thực hiện tốt các giải pháp sau:

Thường xuyên đánh giá, đôn đốc, kiểm tra, giám sát về tiến độ, chất lượng hiệu quả XD NTM là nội dung trọng tâm, xuyên suốt và phục vụ trực tiếp cho thực hiện nhiệm vụ chính trị từng năm cũng như cả nhiệm kỳ ở mỗi địa phương trên địa bàn huyện.

Thông qua kiểm tra, giám sát phải đánh giá làm rõ trách nhiệm của trưởng BCĐ và từng thành viên BCĐ trong định hướng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ XD NTM ở cấp mình. Theo đó, thông qua việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát về tiến độ, chất lượng cũng như những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện XD NTM ở địa bàn được phân công phụ trách. Qua đây, không chỉ phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân cán bộ đảng viên trong

từng vị trí, công việc được giao mà còn giúp cấp ủy, BCĐ các cấp có được nguồn thông tin cụ thể, đáng tin cậy, khắc phục tình trạng thông tin thiếu chính xác, thông tin mang tính định tính, chung chung, không sát thực tế. Đây cũng là căn cứ quan trọng để cấp ủy, BCĐ các cấp cân đối tính toán và đưa ra giải pháp phù hợp trong định hướng thúc đẩy tiến độ hoàn thành từng tiêu chí, chỉ tiêu XD NTM ở mỗi địa bàn cơ sở.

Cần công khai rộng rãi những tồn tại, hạn chế, những sai phạm trong giao ban định kỳ của BCĐ XD NTM trên Cổng thông tin điện tử của huyện để các đơn vị, địa phương rút kinh nghiệm, tránh mắc phải. Mặt khác, nghiêm túc phê bình những cá nhân, đơn vị không làm, hoặc làm không đúng định hướng, làm chậm tiến độ và ảnh hưởng đến phong trào chung mà không có lý do chính đáng. Trong trường hợp cần thiết, kiên quyết xử lý (hoặc tham mưu xử lý) dứt điểm những khuyết điểm, sai phạm.

Kiện toàn củng cố ban giám sát đầu tư cộng đồng, đưa các thành viên có đủ đức tài, nhiệt tình, được Nhân dân tín nhiệm vào Ban giám sát đầu tư cộng đồng để họ phát huy tốt vai trò đại diện cộng đồng dân cư giám sát việc thực hiện các công trình XD NTM trên địa bàn xã.

Để động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tham gia Phong trào thi đua “Nghĩa Hành chung sức xây dựng nông thôn mới” BCĐ các cấp cần tổ chức tổng kết đánh giá tuyên dương và có hình thức khen thưởng thích đáng đối với những tập thể, tổ chức, cá nhân và nhất là người dân có nhiều đóng góp cho Chương trình trên địa bàn huyện.

3.3. Một số kiến nghị đề uất nhằm n ng cao hoạt động quản lý Nhà nƣớc đối với y dựng nông thôn mới huyện Ngh a Hành, tỉnh Quảng Ngãi

- Việc xã hội hóa ở một số tiêu chí đặc biệt là tiêu chí số 7(chợ) rất khó

dân chủ yếu sống bằng nghề nông. Trong khi đó vận động Nhân dân đóng tiền xây dựng chợ theo tiêu chuẩn Bộ xây dựng là rất khó khăn. Đề nghị tỉnh có cơ chế đặc thù trong việc xây dựng chợ;

- Đề nghị tỉnh bố trí ngân sách phù hợp để địa phương thực hiện theo đúng lộ trình, theo đó có chính sách hỗ trợ phù hợp cho huyện điểm, xã điểm để hoàn thành các tiêu chí xây dựng quy định về huy động vốn, cơ chế lồng ghép, quản lý các nguồn vốn trong XD NTM chung cho cả tỉnh. Có cơ chế cụ thể, đơn giản hơn trong thủ tục xây dựng, giải ngân và quyết toán phần vốn Nhà nước hỗ trợ đối với những công trình kỹ thuật đơn giản do cộng đồng dân cư tự thực hiện;

-Tỉnh và ngành nông nghiệp sớm triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nhất là chú trọng trước khi ở các địa phương XD NTM;

- Đề nghị tỉnh tăng cường việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhất là lao động trong độ tuổi đồng thời giới thiệu việc làm, tham gia vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ ngoài địa phương, mặt khác tạo điều kiện đưa công nghiệp, dịch vụ về địa phương để giải quyết cho lao động tại chỗ, góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động;

- Thực hiện nhiệm vụ của huyện điểm XD NTM, hầu hết 11/11 xã nông thôn ở Nghĩa Hành điều xây dựng nên nguồn vốn đối ứng của huyện không đảm bảo cân đối dẫn đến việc nợ đầu tư xây dựng cơ bản trái với qui định của Chính phủ và UBND tỉnh. Đề nghị tỉnh có cơ chế hỗ trợ vốn đối ứng đối với huyện làm điểm XD NTM;

- Hiện nay nhiều công trình thủy lợị trên địa bàn huyện xây dựng quá lâu nay đã bị xuống cấp, đề ghị tỉnh quan tâm hỗ trợ kinh phí để nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới đảm bảo nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện;

- Trong những năm qua mặc dù các xã, huyện đã đăng ký nhu cầu xi măng theo cơ chế hỗ trợ xi măng của Uỷ ban nhân dân tỉnh để xây dựng công trình giao thông nông thôn, tuy nhiên việc phân khai xi măng của tỉnh cho các địa phương rất chậm, thường phân khai vào mùa mưa lũ ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng thi công công trình, khó khăn trong việc bảo quảng xi măng, đề nghị UBND tỉnh phân khai xi măng trước mùa mưa bảo;

- Xây dựng các cơ chế, chính sách để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Tóm tắt Chương 3

Trên cơ sở phân tích phương hướng hoàn thiện QLNN về XD NTM tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN đối với XD NTM ở địa phương này như: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về XD NTM; đổi mới phương thức huy động các nguồn lực XD NTM; củng cố tổ chức bộ máy, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và thực hiện điều hành, quản lý về XD NTM; thực hiện xây dựng đạt chuẩn các tiêu chí XD NTM; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách và khen thưởng.

Đề tài cũng đề xuất một số kiến nghị đề xuất để nâng cao hoạt động QLNN đối với XD NTM ở huyện Nghĩa Hành trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn như đã nêu trong đề tài này, cho thấy, QLNN về XD NTM có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, mà đặc biệt là trong XD NTM.

Để XD NTM Đảng ta đã khởi xướng ghi vào các Văn kiện của Đảng, Chính Phủ, các Bộ Ngành Trung ương, các cấp chính quyền đã cụ thể hóa hoàn chỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện các cấp chính quyền làm tốt công tác quản lý thông qua việc thường xuyên đánh giá, đôn đốc, kiểm tra, giám sát qua đó bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách XD NTM phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương, từng vùng trong những giai đoạn khác nhau là yêu cầu khách quan trong quá trình QLNN đối với lĩnh vực hoạt động nông nghiệp, nông thôn, và nhất là QLNN về XD NTM.

Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản có tính lý luận về vai trò của NTM; những chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với NTM trong giai đoạn hiện nay; những kinh nghiệm về XD NTM và QLNN về XD NTM của một số địa phương khác trong và ngoài tỉnh; nêu các khái niệm có liên quan đến nông thôn, NTM, XD NTM, chính sách XD NTM; QLNN, QLNN về XD NTM, nội dung của QLNN về XD NTM, các nhân tố tác động và sự cần thiết của QLNN về XD NTM....

Đề tài cũng nêu thực trạng của hoạt động QLNN ở huyện nghĩa Hành trong thời gian qua; đánh giá những ưu, khuyết điểm, nêu ra những nguyên nhân khuyết điểm và rút ra bài học kinh nghiệm về hoạt động QLNN trong lĩnh vực XD NTM.

Xuất phát từ quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển nông nghiệp huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi trên cơ sở cụ thể hóa chủ trương, đường lối XD NTM chung của Đảng và Nhà nước và từ đó đề xuất các giải pháp

hoàn thiện hoạt động QLNN về XD NTM nhằm thúc đẩy việc XD NTM ngày một tốt hơn.

Nghĩa Hành là huyện được tỉnh Quảng Ngãi chọn làm điểm để thực hiện Chương trình MTQG XD NTM. Tuy có nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Nghĩa Hành sẽ tận dụng mọi cơ hội, phát huy nội lực trong Nhân dân để thực hiện thắng lợi Chương trình MTQG XDNTM, làm nền tảng vững chắc để sớm đưa Nghĩa Hành trở thành một trong những huyện có kinh tế khá của tỉnh Quảng Ngãi vào năm 2020.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

01. Ban Chấp hành Trung ương, khóa X (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/08/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

02. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ chỉ tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

03. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Thông tư 41/2013/TT- BNNPTNT, ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

04. Chi cục thống kê huyện Nghĩa Hành, Niên giám thông kê huyện Nghĩa Hành năm 2015.

05. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28 tháng 10 năm

2008 của Chính Phủ, về ban hành chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

06. Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung (2015), Nông nghiệp Việt Nam hướng tới

phát triển bền vững, Tạp chí Cộng sản tháng 02/2015.

07. Ngô Văn Dụng (2015), Thực hiện Chính sách xây dựng nông thôn mới từ

thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ, Học viện

Khoa học xã hội, Hà Nội.

08. Lương Thị Tâm Duyên, Kinh nghiệm của xã Bạch Đằng trong xây dựng

nông thôn mới, Tạp chí Cộng sản tháng 03/2015.

09. Nguyễn Điền, Trần Đức (1993), Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và ở châu Á, Nxb Thống kê, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn iàu, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và những vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Cộng sản tháng 06/2015.

11. Hoàng Văn Hoa (1999), Kinh tế trang trại ở Lâm đồng, thực trang và giải

pháp phát triển. Tạp chí kinh tế và phát triển, số 31.

12. Hoàng Văn Hoan, Xây dựng nông thôn mới vùng đông bào dân tộc thiểu

số ở Tây Bắc nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia.

13. Học viện Hành chính (2010), Giáo trình Lý luận hành chính nhà nước, Nxb Khoa học kỹ thuật.

14. Học viện Hành chính (2010), iáo trình Hành chính công, Nxb Khoa học kỹ thuật.

15. Học viện Hành chính (2010), iáo trình Lý luận hành chính nhà nước, Nxb Khoa học kỹ thuật.

16. Học viện Hành chính Quốc Gia (2004), Giáo trình quản lý nhà nước trên

các lĩnh vĩnh kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

17. Hội đồng nhân dân huyện Nghĩa Hành, Nghị quyết số 11/2011/NQ-HĐND

ngày 27/12/2011 của HĐND huyện về việc thông qua kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG XD NTM huyện Nghĩa Hành giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020.

18. Nguyễn Đình Hương (2000), Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Huyện ủy Nghĩa Hành, Nghị quyết số 01-NQ/HU ngày 30/12/2011 về phát

triển nông nghiệp, XD NTM huyện Nghĩa Hành giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, của Hội nghị Huyện ủy Nghĩa Hành khóa XX.

nghiệp, nông thôn và nông dân, Nxb Lao động.

21. Lê Thị Thu Thảo (2015), Quản lý nhà nước về XD NTM trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học

viện hành chính Quốc gia.

22. Lê Thị Bích Thuận (2014), Quản lý nhà nước về XD NTM tại huyện Hòa

Vang, thành phố Đà Nẳng. Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện

hành chính Quốc gia.

23. Nhóm tác giả (2013), Kiến thức xây dựng cuộc sống ở nông thôn mới;

Nxb. Hồng Đức.

24. TS. Phạm Tất Thắng (2015), Xây dựng nông thôn mới một số vấn đề đặt ra, Tạp chí Cộng sản ngày 5/11/2015.

25. Thủ tướng Chính phủ (2008) Quyết định số 491/QĐ -TTg, ngày 16/4/2008

của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.

26. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16 tháng

4 năm 2009, của Thủ tướng chính phủ về ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

27. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4 tháng 6

năm 2010, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

28. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 2052/QĐ-TTg ngày 10/11/2010 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.

29. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1620/QĐ-TTg, ngày 20 tháng

9 năm 2011, của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới.

năm 2013, của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung cơ chế đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

31. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.

32. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định sô 372/QĐ-TTg, ngày 14 tháng

3 năm 2014, của Thủ tướng về việc xét công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới.

33. Thủ tướng Chính phủ (2014), Chỉ thị số 18/CT-TTg, ngày 15 tháng 7 năm

2014, của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

34. Tỉnh ủy Quảng Ngãi (2011), Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 13/10/2011 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về phát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến 2020.

35. Trần Thị Bích Thủy (2015), Quản lý nhà nước về XD NTM ở tỉnh Quảng

Ngãi hiện nay. Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện hành chính

Quốc gia.

36. Trường chính trị Trần Phú, Hà Tỉnh (2013), Tài liệu đào tạo bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 104)