Tổng quan về tình hình quản lý, sử dụng đất đai và tham nhũng trong lĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 48 - 76)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Tổng quan về tình hình quản lý, sử dụng đất đai và tham nhũng trong lĩnh

nhũng trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội

2.1.1. Tổng quan tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Về vị trí địa lý

Thủ đô Hà Nội nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam, Hòa Bình phía Nam; Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội có diện tích 3,328.89km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.

- Về đặc điểm địa hình

Hà Nội hiện nay vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, trong đó đồng bằng chiếm tới ¾ diện tích tự nhiên của thành phố. Độ cao trung bình của Hà Nội từ 5 đến 20 mét so với mặt nước biển, các đồi núi cao đều tập trung ở phía Bắc và Tây. Các đỉnh cao nhất là Ba Vì 1.281 mét; Gia Dê 707 mét; Chân Chim 462 mét; Thanh Lanh 427 mét và Thiên Trù 378 mét. Khu vực nội đô có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

- Về khí hậu:

Khí hậu đặc trưng của Hà Nội là nhiệt đới gió mùa, với hai mùa chủ yếu trong năm: mùa nóng và mùa lạnh. Hai mùa phân biệt rõ rệt, vì vậy mùa

nóng thường cũng là mùa mưa. Mùa lạnh tương đối lạnh và khô. Nhiệt độ trung bình ở vùng đồng bằng khoảng 23oC  24oC, miền núi vào khoảng 21o

C

 22,8oC. So với nhiều tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ, lượng mưa ở Hà Nội là

khá lớn nhưng phân bố không đều. Nằm trong vùng Bắc Bộ, Hà Nội thường chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão xuất phát từ biển. Mắt bão thường ít trực tiếp vào Hà Nội, nhưng tâm và vùng ảnh hưởng của bão đều tác động đến toàn bộ Thành phố. Các trận úng lụt lịch sử cơ bản đều do ảnh hưởng của bão, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp do mưa lớn và bão.

- Về thuỷ văn

Thành phố Hà Nội nằm cạnh sông Hồng và sông Đà, hai con sông lớn của miền Bắc. Ngoài ra Hà Nội còn có rất nhiều sông ngòi, ao hồ như sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô Lịch, sông Lù, sông Sét, sông Bùi, sông Đuống, sông Cà Lồ.... và hệ thống hồ ao chằng chịt. Hệ thống sông ngòi, bên cạnh những nguồn lực rất lớn mang đến cho thành phố đó là sự phát triển của giao thông thủy, cung cấp nước và phù sa cho nông nghiệp, tiêu thoát nước và cải thiện khí hậu cho thành phố.

- Về tài nguyên đất

Tính đến tháng 6/2016, Thành phố Hà Nội có tổng diện tích 332,889.0 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 181,327.0 ha, chiếm 54.47%; đất phi nông nghiệp có diện tích 144,624.0 ha, chiếm 43.45%; đất chưa sử dụng có diện tích 6,938.0 ha, chiếm 2.08% [28]. Hà Nội có khoảng 18 loại đất chính, trong đó chủ yếu là đất phù sa chiếm 56%, đất bạc màu chiếm 26%, các loại đất còn lại chiếm 18%. Nhìn chung các loại đất trong nhóm đất phù sa phân bố khắp nơi trên địa bàn Thành phố.

2.1.1.2. Cơ cấu sử dụng đất của Thành phố Hà Nội

Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội có sự phân hoá rõ ràng. Theo con số thống kê năm 2016, tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố Hà Nội là 332,889 ha. Trong đó nhóm đất nông nghiệp có diện tích

181,327.0 ha, chiếm 54.47%; nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích 144,624.0 ha, chiếm 43.45%, nhóm đất chưa sử dụng có diện tích 6,938.0 ha, chiếm 2.08%.

Cơ cấu sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố được thể hiện như sau:

Bảng 2.1. Diện tích các loại đất chính của Thành phố Hà Nội năm 2016

TT Mục đích sử dụng đất Năm 2016 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 332,889 100.00 Đất nông nghiệp NNP 181,327 54.47

1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 145,525 80.26

2 Đất lâm nghiệp LNP 23,909 13.19

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 10,881 6.00

4 Đất làm muối LMU 0 0.00

5 Đất nông nghiệp khác NKH 1,012 0.56

Đất phi nông nghiệp PNN 144,624 43.45

1 Đất ở OTC 41,543 28.72

2 Đất chuyên dùng CDG 74,391 51.44

3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 845 0.58

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 3,407 2.36

5 Đất sông suối và mặt nước chuyên

dùng SMN 24,223 16.75

6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 615 0.43

Đất chưa sử dụng CSD 6,938 2.08

1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 2,493 35.93

2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 2,130 30.70

3 Núi đá không có rừng cây NCS 2,315 33.37

Nguồn: Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Dựa trên bảng thống kê trên nhận thấy diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội chiếm tỉ lệ lớn (54,47%), trong khi diện tích đất phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ hơn (43,45%) và diện tích đất chưa sử dụng chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ (2.08%). Số liệu trên cho thấy việc quy hoạch đất đai trên địa bàn Thành phố phân bố không đồng đều. Là Thủ đô của một nước, là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội nhưng diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, điều đó cho thấy công tác thể chế hoá quản lý đất đai trên địa bàn còn chưa bám sát thực tế. Việc quản lý, quy hoạch đất Thủ đô còn chưa thật sự đúng hướng. Vì vậy đòi hỏi sự phân công, phân cấp quản lý rõ ràng; việc hoạch định chiến lược phân bổ đất cần có trọng tâm, trọng điểm sao cho xứng đáng là Thủ đô của cả nước.

Diện tích, cơ cấu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội năm 2016 tại bảng trên được thể hiện cụ thể qua biểu đồ dưới đây:

43.45%

2.08%

54.47%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất Thành phố Hà Nội năm 2016

Qua sơ đồ cho thấy diện tích, cơ cấu sử dụng các loại đất chính của Thủ đô Hà Nội là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Trong đó tỉ lệ chênh lệch giữa đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp không lớn. Điều này cho thấy mức độ đô thị hóa của Hà Nội cẩn phải đẩy mạnh và phát triển sao cho phù hợp với quá trình đô thị hoá hiện nay, khi Hà Nội đang ngày một đổi mình cho phù hợp với khu vực và thế giới. Bên cạnh đó vẫn còn một số lượng diện tích đất tương đối lớn vẫn chưa được sử dụng (Diện tích 6,938ha, chiếm 2.08%). Với cơ cấu sử dụng đất như vậy đã đặt ra một thách thức không nhỏ đối với Lãnh đạo Thành phố và các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai để điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp một cách hợp lý, đảm bảo phát triển hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, với tỉ lệ đất chưa sử dụng Thành phố nên có kế hoạch, quy hoạch phù hợp và góp một phần vào công cuộc cải cách quản lý hành chính trên địa bàn. Cụ thể việc phân bổ đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố có sự chênh lệch rõ rệt giữa thành thị và nông thôn, giữa nội thành và ngoại thành của Thành phố. Tỉ lệ phân bố đó được thể hiện cụ thể qua sơ đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

80,26%

13,19% 6%

0% 0,56, %

Đất nông nghiệp

Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp

Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất làm muối

Qua biểu đồ trên cho thấy đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao (80,26%), đất lâm nghiệp chiếm 13,19%; đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm 6% và đất nông nghiệp khác chiếm 0,56%. Hà Nội là Thủ đô của cả nước, Hà Nội đang trong quá trình đô thi hoá, tuy nhiên ở đây tỉ lệ đất sản xuất nông nghiệp lại quá cao. Điều đó cho thấy sự không tương xứng với quá trình đô thị hoá, quá trình phát triển kinh tế, chính trị của Thủ đô. Vậy nên nhà nước cần phải điều tiết và phân bổ lại đất sao cho phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Ngoài ra đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn tương đối lớn, đất nông nghiệp khác chiếm tỉ lệ thấp. Với tỉ lệ phân bổ như vậy Hà Nội cần có những quyết sách tốt hơn để giảm tỉ lệ đất sản xuất nông nghiệp để đầu tư, cải tổ đất nông nghiệp chuyển thành các loại đất khác nhằm đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn để Hà Nội thực sự là trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế lớn của cả nước.

Đối với đất phi nông nghiệp, tỉ lệ phân bổ đất lại có những đặc thù nhất định. Công tác quy hoạch, phân bổ đất phi nông nghiệp trên địa bàn Thành phố được phân định dưới nhiều hình thức khác nhau. Tỉ lệ phân bổ các loại đất không đồng đều, trong đó đất ở chiếm tỉ lệ cao nhất, một số loại đất khác thì không đáng kể. Tỉ lệ phân bổ đất phi nông nghiệp được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

28.72 % 51.44 %

0.58 %

2.36 %16.75 %

0.43 %

Đất phi nông nghiệp

Đất ở

Đất chuyên dùng Đất tôn giáo, tín ngưỡng

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Qua biểu đồ trên cho thấy đất ở trên địa bàn Thành phố Hà Nội chiếm 28,72%; đất chuyên dùng 51,44%; đất phục vụ cho mục đích tôn giáo, tín ngưỡng 0,58%. Trong đó tỉ lệ đất chuyên dùng chiếm tỉ lệ cao; đất ở cũng chiếm một tỉ lệ tương đối cao. Điều đó cho thấy tỉ lệ phân chia đất vào các mục đích khác nhau không có sự đồng đều. Vậy nên cần phải có những giải pháp phù hợp để có quy hoạch hợp lý và mang tầm chiến lược của Thủ đô.

35.93 % 30.7 %

33.37 %

Đất chƣa sử dụng

Đất bằng chưa sử dụng Đất đồi núi chưa sử dụng Núi đá không có rừng cây

Biểu đồ 2.4. Đất chƣa sử dụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Biểu đồ trên cho thấy đất bằng chưa sử dụng chiếm 35,93%; đất đồi núi chưa sử dụng chiếm 30%; đất núi đá không có rừng cây chiếm 33,37%. Như vậy với cách phân chia như trên cho thấy đất chưa sử dụng trên cả diện tích đất đồng bằng, đồi núi và đất núi đá không có rừng cây đều bị bỏ hoang, dẫn đến lãng phí đất. Hà Nội cần có giải pháp, chiến lược cụ thể hơn đối với những loại đất này nhằm khai thác tối đa mục đích sử dụng của đất, tăng hiệu quả quy hoạch cho Thủ đô. Công tác quy hoạch hoá đô thị cần phải đẩy mạnh trong những năm tới, công tác quản lý sử dụng đất cần được thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng góp phần xây dựng Thủ đô xứng tầm khu vực và thế giới.

Với cách phân chia đất như trên cho thấy quy hoạch đất của Thành phố cần phải được thay đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị của

Thủ đô và cả nước. Việc quy hoạch tổng thể đất cần phải có thể chế quản lý hành chính phù hợp nhằm phát huy hiệu quả tối đa của đất, phát huy thế mạnh của Thủ đô và cải thiện được công tác phòng, chống tham nhũng về đất trên địa bàn.

2.1.1.3. Tình hình biến động đất đai của Thành phố Hà Nội

Trong những năm gần đây, tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn Thủ đô có những biến động lớn theo hướng giảm cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, tăng cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp. Việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố thay đổi và biến động liên tục, thường xuyên đòi hỏi các cấp, các ngành có các biện pháp quản lý phù hợp. Việc quản lý phải phù hợp với thời điểm, địa điểm vùng miền và phong tục, tập quán từng địa phương. Trong quá trình quản lý đòi hỏi các nhà quản lý hành chính có những bước đi đúng đắn.Thể hiện:

TT T

Mục đích sử dụng

đất

Năm 2010 Năm 2016 động Biến

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Tổng diện tích tự nhiên 332,889 100.00 332,889 100.00 1 Đất nông nghiệp NNP 188,601 56.66 181,327 54.47 -7,274.1 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 152,379 80.79 145,525 80.26 -6,853.63 1.2 Đất lâm nghiệp NP 24,258 12.86 23,909 13.19 348.68 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản TS 10,721 5.86 10,881 6.00 160.35 1.4 Đất làm muối MU 0 0.00 0 0.00 0.00 1.5 Đất nông nghiệp khác KH 1,244 0.66 1,012 0.56 -232.11

2.1 Đất ở OTC 35,689 26.45 41,543 28.72 5,854.38 2.2 Đất chuyên dùng CDG 68,710 50.92 74,391 51.44 5,680.55 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 836 0.62 845 0.58 -8.53 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2,849 2.11 3,407 2.36 558.13 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 26,339 19.52 24,223 16.75 -2,116.40

2.6 Đất phi nông nghiệp

khác PNK 524 0.39 615 0.43 91.42

3 Đất chưa sử dụng CSD 9,341 2.81 6,938 2.08 -2,402.5

3.1 Đất bằng chưa sử

dụng BCS 4,289 45.92 2,493 35.93 -1,796.14

3.2 Đất đồi núi chưa sử

dụng DCS 2,602 27.86 2,130 30.70 -471.84

3.3 Núi đá không có

rừng cây NCS 2,450 26.22 2,315 33.37 -134.53

Bảng 2.2. Biến động đất đai của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Tình hình biến động đất đai của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016 qua bảng thống kê trên cho thấy tỉ lệ đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố giảm; tỉ lệ đất phi nông nghiêp, đất chưa sử dụng gia tăng. Điều đó cho thấy đất nông nghiệp đã thay đổi theo chiều hướng giảm, việc thay đổi đó là do quá trình chuyển mục đích sử dụng đất; quy hoạch lại cơ cấu đất sau khi Hà Nội sáp nhập các vùng lân cận vào Thủ đô. Đối với đất nông nghiệp giảm 7,274.1 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm 6,853.63 ha; đất lâm

nghiệp tăng nhẹ 348,68 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản tăng 160 ha; đất làm muối giữ ổn định; đất nông nghiệp khác giảm 232 ha. Qua số liệu cho thấy sự biến động của các loại đất nông nghiệp. Đất sản xuất nông nghiệp, đất nông nghiệp khác giảm thể hiện chính quyền Thành phố đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang làm các công việc khác sao cho phù hợp với sự phát triển của Thành phố.

Đối với đất phi nông nghiệp, những năm qua cũng có sự gia tăng đáng kể. Thể hiện đất phi nông nghiệp tăng 9,676 ha. Trong đó đất ở tăng từ 35,695 ha lên 41,542 ha; đất chuyên dùng tăng từ 68,710 ha lên74,391ha. Một số loại đất khác lại giảm như đất sông suối giảm từ 26,339 ha xuống còn 24,223 ha. Số liệu trên cho thấy đất làm nhà ở trên địa bàn Thành phố tăng chứng tỏ sự dịch chuyển mục đích sử dụng đất sang làm nhà ở gia tăng; đất dùng cho sông suối, tôn giáo tín ngưỡng giảm.

Đối với đất chưa sử dụng có chiều hướng giảm từ 9,341 ha xuống còn 6,938 ha. Trong đó đất bằng chưa sử dụng giảm số lượng ít từ 4,289 ha xuống 2,493 ha; đất đồi núi chưa sử dụng và dất núi đá không có rừng cây cũng bị giảm. Điều đó cho thấy công tác quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất có sự biến động.

Qua các số liệu trên cho thấy tỉ lệ đất nông nghiệp giảm và gia tăng tỉ lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 48 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)