2.2.4.1 . Công tác lập kế hoạch thu nợ
Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nợ thuế cũng như nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ trong hiệu quả công tác quản lý nợ, Cục thuế
TP Hà Nội đã nghiêm túc thực hiện việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ
trong hiệu quả công tác quản lý nợ. Sau khi kết thúc năm Ngân sách, Cục thuế đã quán triệt chốt số nợđến 31/12 năm trước căn cứ tiền thuế nợ năm trước và tiền thuế nợ tại thời điểm lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, phân tích, đánh giá khả
năng thu và xử lý các khoản tiền thuế nợ, dự báo số tiền thuế nợ đến thời
điểm 31/12 năm thực hiện.
Tiếp theo, căn cứ vào số tiền thuế nợ năm thực hiện đã xác định được và chỉ tiêu thu tiền thuế được Tổng Cục thuế hướng dẫn hàng năm để đề xuất
chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho năm kế hoạch và đề ra các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu thu tiền thuế nợđã xác định đồng thời báo cáo lên Tổng Cục thuế.
Có thể nói, công tác xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ hàng năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác quản lý nợ tại Cục thuế TP Hà Nội.
Đó không chỉ là căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý nợ
hàng năm mà còn là một căn cứ quan trọng để giám sát, theo dõi công tác quản lý nợ hàng năm.
Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ còn chưa phát huy được tối đa hiệu quả của nó, bởi những lý do sau:
Thứ nhất, việc chốt số nợ tại thời điểm 31/12 hàng năm còn mang tính chất tương đối. Việc lấy số liệu tại một thời điểm để làm căn cứ xác định chỉ
tiêu thu nợ cả năm đôi khi không phản ánh đúng được bản chất của việc lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, chưa tính đến được những biến động về kinh tế - xã hội của năm thực hiện.
Thứ hai, việc Tổng Cục thuế quy định mức tiền thuế nợ/ tổng thu NSNN chung cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực cũng phần nào gây khó khăn cho công tác xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ của Cục thuế TP Hà Nội. Thực tế quản lý hiện nay cho thấy cơ cấu nợ có sự chênh lệch rất lớn giữa các ngành nghề khác nhau. Có những ngành nghề, lĩnh vực có số thuế nợđọng rất nhỏ, hầu như không có nợ: ngân hàng, bảo hiểm... Trong khi đó, có những ngành nghề có số nợ rất lớn: xây dựng, giao thông vận tải...
Vậy nên, việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ của các đơn vị khối: ngân hàng, bảo hiểm... dễ dàng hơn nhiều so với việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ của các đơn vị khối xây dựng cơ bản, giao thông vận tải...Mặc dù Cục thuế TP Hà Nội đã chỉ đạo mức chỉ tiêu thu tiền thuế nợ của các ngành nghề đặc thù có số thuế nợ đọng lớn có thể thấp hơn so với mức chung Tổng Cục thuế quy định. Ngược lại, chỉ tiêu thu nợ của khối ngân hàng, bảo hiểm
phải cao hơn nhiều mức chung do Tổng Cục thuế quy định. Tuy nhiên, do không thể đặt ra một mức chỉ tiêu quá cao so với mức chung Tổng Cục thuế
quy định. Do đó, khối các đơn vị xây dựng cơ bản luôn gặp khó khăn trong việc hoàn thành chỉ tiêu thu tiền thuế nợ hàng năm.
2.2.4.2 . Công tác quản lý nợ và xử lý thu nợ
Thực hiện sự chỉ đạo của Tổng Cục thuế về tăng cường quản lý thu nợ, ngay từ đầu năm cùng với nhiệm vụ thu của toàn ngành, công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế cũng được triển khai đồng bộ từ Cục thuế tới các Chi cục với mục tiêu đề ra là giảm số nợ cũ, hạn chế nợ mới phát sinh tới mức thấp nhất. Với mục tiêu đó, ngay từ đầu năm Cục thuế đã giao chỉ tiêu thu nợ năm 2016 cho các phòng tham gia quản lý thu nợ thuộc Văn phòng Cục và các Chi cục thuế, trên cơ sở đó các bộ phận được giao nhiệm vụ thu nợ đã triển khai công việc chuyên môn của đơn vị mình một cách tích cực.
1. Công tác phân công thu nợ thuế
Phân công nợ thuế là việc phân công người nợ thuế cho từng công chức quản lý nợ cụ thểđểđôn đốc, theo dõi tình hình nợ thuế của đơn vị.
Có thể nói, phân công nợ thuế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý nợ thuế. Phân công hợp lý là nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý. Việc phân công bất hợp lý không chỉ gây tốn kém thời gian, công sức, chi phí quản lý mà còn dẫn đến hiệu quả phối hợp trong công tác quản lý không cao. Công tác quản lý nợ thuế không chỉ là công việc của phòng Quản lý nợ và cưỡng chế thuế mà còn liên quan đến nhiều phòng ban chức năng: kiểm tra thuế, thanh tra thuế, kê khai và kế toán thuế, phòng thuế
TNCN... Do đó, việc phân công hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc phối hợp quản lý, đôn đốc, điều chỉnh và thực hiện cưỡng chế nợ thuế.
Công tác phân công thu nợ thuế của Cục thuế TP Hà Nội được thực hiện theo chương của đơn vị. Cụ thể: phòng QLN và CCNT được chia thành
6 nhóm tương ứng với sự phân chia doanh nghiệp thuộc 6 phòng KTT thuộc Cục thuế TP Hà Nội.
- Nhóm phòng KT1: Khối DN ĐTNN
- Nhóm phòng KT2: Khối DN thuộc lĩnh vực giao thông, Xây dựng và bưu điện - Nhóm phòng KT3: Khối văn hóa, giáo dục, thể thao, nghệ thuật và công nghiệp - Nhóm phòng KT4: Khối ngoài quốc doanh
- Nhóm phòng KT5: Khối nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, an ninh quốc phòng - Nhóm phòng KT6: Khối ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán
Công tác quản lý nợ thuế được phân công theo chương của đơn vị. Chương của đơn vị được xác định theo ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt
động của đơn vị. Theo đó, mỗi cán bộ quản lý nợđược phân công quản lý các
đơn vị thuộc một hoặc một số chương. Tuy nhiên, do có những chương có nhiều đơn vị nên sẽ có một số cán bộ được phân công quản lý tương ứng. Việc phân công quản lý nợ theo chương (ngành nghề) đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế. Một cán bộ được phân công chuyên quản những doanh nghiệp thuộc một hoặc một số ngành nghề kinh doanh giúp cho việc nắm bắt tình hình dễ dàng hơn, việc nắm bắt chính sách để phổ biến, hỗ
trợ doanh nghiệp cũng thuận lợi hơn nhiều. Những doanh nghiệp thuộc cùng một ngành nghề thường có nhiều điểm chung. Hơn nữa, Nhà nước cũng thường có chính sách ưu đãi, khuyến khích, miễn, giảm...theo ngành nghề. Do
đó, cán bộ phân công quản lý theo ngành nghề là rất hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế.
Bảng 2.3: Cơ cấu nợ thuế theo sắc thuế giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm phân tích CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 STT Tổng nợ thuế 25.605 25.322 22.442 Giá trị (tỷ đồng) 4.942 5.561 5.038 Tỷ lệ nợ thuế (%) 19,3% 22,0% 22,4% 1 Thuế GTGT Tốc độ tăng nợ thuế (%) 12,5% -9,4% Giá trị (tỷ đồng) 1.557 1.257 1.337 Tỷ lệ nợ thuế (%) 6,1% 5,0% 6,0% 2 Thuế TNDN Tốc độ tăng nợ thuế (%) -19,3% 6,4% Giá trị (tỷ đồng) 29 85 78 Tỷ lệ nợ thuế (%) 0,1% 0,3% 0,3% 3 Thuế TTĐB Tốc độ tăng nợ thuế (%) 193,1% -8,2% Giá trị (tỷ đồng) 14 12 15 Tỷ lệ nợ thuế (%) 0,1% 0,0% 0,1% 4 Thuế Tài nguyên Tốc độ tăng nợ thuế (%) -14,3% 25,0% Giá trị (tỷ đồng) 126 139 126 Tỷ lệ nợ thuế (%) 0,5% 0,5% 0,6% 5 Thuế môn bài
Tốc độ tăng nợ thuế (%) 10,3% -9,4% Giá trị (tỷ đồng) 222 30 47 6 Thuế bảo vệ
môi trường
Tốc độ tăng nợ thuế (%) -86,5% 56,7% Giá trị (tỷ đồng) 1.311 249 587 Tỷ lệ nợ thuế (%) 5,1% 1,0% 2,6% 7 Thuế TNCN Tốc độ tăng nợ thuế (%) -81,0% 135,7% Giá trị (tỷ đồng) 46 22 59 Tỷ lệ nợ thuế (%) 0,2% 0,1% 0,3% 8 Phí, lệ phí Tốc độ tăng nợ thuế (%) -52,2% 168,2% Giá trị (tỷ đồng) 9.710 9.094 6.279 Tỷ lệ nợ thuế (%) 37,9% 35,9% 28,0% 9 Thu tiền đất Tốc độ tăng nợ thuế (%) -6,3% -31,0% Giá trị (tỷ đồng) 7.622 8.869 8.857 Tỷ lệ nợ thuế (%) 29,8% 35,0% 39,5% 10 Tiền phạt, tiền chậm nộp Tốc độ tăng nợ thuế (%) 16,4% -0,1% Giá trị (tỷ đồng) 26 4 19 Tỷ lệ nợ thuế (%) 0,1% 0,0% 0,1% 11 Thu khác Tốc độ tăng nợ thuế (%) -84,6% 375,0% Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội
Từ bảng số liệu 2.3 cho thấy Khoản thu từ đất có xu hướng chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng nợ thuế cả năm. Khoản thu từ đất xét đến ởđây bao gồm Nợ từ thu tiền sử dụng đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và Nợ từ thu tiền thuê đất. Năm 2015, khoản thu này là 9.710 tỷ đồng thì đến năm 2016 đã giảm nhẹ xuống 9.094 tỷ đồng, chiếm 35,9% trong tổng nợ thuế
cả năm, giảm 6,3% so với năm 2015. Nợ từ khoản thu này tiếp tục giảm 31% so với năm 2016 xuống 6.279 tỷ đồng năm 2017 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng
28% trong tổng nợ thuế cả năm. Nguyên nhân làm nợ từ khoản thu từ đất từ
năm 2015 đến năm 2017 có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn là do những năm vừa qua, tốc độ đô thị hóa nhanh, lượng chung cư tăng mạnh do vậy nguồn thu từ đấu giá đất, chuyển quyền sử dụng đất là rất lớn dẫn đến số nợ đọng từ khoản thu này vẫn luôn ở mức cao. Mặt khác, trong năm 2015, tình hình kinh tế nói chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản trầm lắng, lạm phát, lãi vay cao...ảnh hưởng rất lớn đến số thu từ tiền sử
dụng đất trên địa bàn các quận, huyện. Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và nhà ở gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm nên không có tiền để nộp cho những khoản thu này. Mặc dù đã hết thời gian gia hạn nộp thuế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nộp tiền vào NSNN làm cho nợ từ
khoản thu tiền sử dụng đất tăng cao cùng với nợ từ thu tiền thuê đất và thuế
sử dụng đất dẫn đến Nợ Khoản thu từ đất là 9.710 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,9% trong tổng nợ thuế cả năm. Nhưng từ năm 2016, Cục thuế đã tham mưu và triển khai có hiệu quả Ban chỉ đạo đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế và tiền sử dụng đất, tiền thuế đất được UBND TP Hà Nội quyết định thành lập từ
ngày 11/4/2016 trên quan điểm công tác thu hồi nợ thuế, tiền thuê đất không chỉ là công việc của riêng ngành thuế mà cần vào sự vào cuộc của cả hệ thống chính quyền trên địa bàn. Cục thuế là cơ quan thường trực với sự tham gia của các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đã công khai thông tin
đại chúng các doanh nghiệp, đơn vị nợ tiền thuê đất, sử dụng đất. Sau khi việc công bố được thực hiện, đã có số lượng khá lớn các doanh nghiệp nợ thuế chủ động nộp ngay số thuế còn nợ vào NSNN làm cho khoản thu này đã giảm 716 tỷ đồng xuống còn 9.094 tỷ đồng. Tiếp tục với việc làm sáng tạo này năm 2017, Cục Thuếđã tham mưu với lãnh đạo UBND thành phố tổ chức các buổi làm việc với các doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, qua đó tháo gỡ khó khăn (nếu có) để doanh nghiệp nộp tiền thuế nợ. Với cách làm này,
sau các buổi làm việc, nhiều doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất và tiền thuê đất
đã thực hiện nộp tiền thuế nợ vào NSNN, thậm chí có những doanh nghiệp trước khi nhận được giấy triệu tập đã thực hiện nộp tiền nợ thuế. Kết quả năm 2017, khoản thu này đã giảm hẳn 31% so với năm 2016 xuống còn 6.279 tỷ đồng. Nhưng tỷ trọng của khoản thu này trong tổng nợ thuế vẫn ở mức cao 28% đặt ra thách thức không nhỏ với Cục thuế trong công tác đôn đốc, thu nợ thuế.
Cũng qua bảng số liệu trên ta thấy, nợ thuế GTGT luôn chiếm tỷ trọng lớn (gần 25%) trong tổng nợ thuế của các năm và có xu hướng ngày cảng tăng. Năm 2015, số nợ thuế GTGT chiếm 19,3% trong tổng nợ thuế. Đến năm 2016, con số này đã tăng lên 22% và đến năm 2017 lại tiếp tục tăng lên 22,4%. Điều này cho thấy số thuế nợ không chỉ phản ánh nền kinh tế vẫn còn khó khăn mà còn phản ánh tình trạng NSNN bị chiếm dụng. Như chúng ta đã biết, GTGT là sắc thuế gián thu, nghĩa là tiền thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ mà người mua phải trả khi mua hàng. Về mặt lý thuyết, người bán chỉ là người thu tiền thuế hộ NSNN do đó loại thuế này phải có số
tiền nợ đọng ít. Nhưng thực tế con số nợ đọng thuế GTGT cho thấy doanh nghiệp đã cố tình chiếm dụng số tiền thuế GTGT đó bằng cách chưa nộp vào NSNN làm cho số nợ đọng thuế GTGT tăng cao. Bảng 2.3 cho thấy, tốc độ
tăng nợ thuế năm 2016 tăng 12,5% so với năm 2015. Việc nợ thuế GTGT tăng cũng phần nào phản ánh tình hình khó khăn vẫn còn của nền kinh tế nói chung và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Các doanh nghiệp có xu hướng chiếm dụng tiền thuế chưa nộp vào NSNN để giải quyết những khó khăn về vốn, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh. Mặt khác, do chính sách thắt chặt tín dụng nên một số doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính dẫn đến tỷ lệ nợ đọng thuế gia tăng. Đến năm 2017, nợ thuế GTGT đã giảm 9,4% so với năm 2016 xuống còn 5.038 tỷ đồng nhưng tỷ lệ nợ thuế vẫn có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, số nợ thuế GTGT trong cả 3 năm từ năm
2015 đến năm 2017 vẫn cao thì chúng ta phải xem xét thêm những biện pháp
đôn đốc với sắc thuế này cũng như có những chế tài riêng để tránh tình trạng NSNN bị chiếm dụng phục vụ cho mục đích riêng của doanh nghiệp.
Ngược lại với thuế GTGT, thuế TNDN như chúng ta đã biết là loại thuế
trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập của tổ chức, cá nhân kinh doanh nên chỉ
khi nào doanh nghiệp có lợi nhuận thì mới phải nộp thuế. Từ năm 2015 đến năm 2017, số nợ thuế TNDN có xu hướng biến động. Số nợ thuế TNDN giảm từ 1.557 tỷ đồng (chiếm 6,1% tổng nợ thuế) năm 2015 xuống còn 1.257 tỷ đồng năm 2016 (chiếm 5% tổng nợ thuế, giảm 19,3% so với năm 2015) và tăng nhẹ lên 6,4% đạt 1.337 tỷ đồng (chiếm 6% tổng nợ thuế) năm 2017. Đây là tín hiệu khá tốt của doanh nghiệp. Kết quả này phần nào nói lên các doanh nghiệp đã dần hồi phục, kinh doanh đã có lợi nhuận và ý thức nộp thuế của doanh nghiệp cũng đã có sự chuyển biến. Qua đây cũng cho thấy công tác đôn
đốc thu thuế TNDN của Cục thuế TP Hà Nội đã có hiệu quả.
Khoản nợ tiền phạt, tiền chậm nộp tuy giảm về tốc độ tăng nhưng tỷ
trọng trong tổng nợ thuế cả năm có xu hướng ngày càng cao. Năm 2015, khoản nợ tiền phạt, tiền chậm nộp là 7.622 tỷ đồng (chiếm 29,8% tỷ trọng tổng nợ thuế năm 2015) thì đến năm 2016 đã tăng 16,4% lên 8.869 tỷ đồng so với năm 2015 (chiếm tỷ trọng 35% trong tổng nợ thuế) và chỉ giảm nhẹ 0,1% xuống 8.857 tỷ đồng (chiếm 39,5% tỷ trọng trong tổng nợ thuế) năm 2017 so với năm 2016. Lý giải cho những con số này là do nhiều doanh nghiệp không có tiền để nộp nợ thuế, nộp tiền sử dụng đất được gia hạn đến hạn nộp phải tính tiền chậm. Có thể thấy rằng với mức lãi suất tính khoản nộp chậm từ
31/12/2014 trở về trước là 0,05%/ngày (nếu khoản chậm nộp từ 90 ngày trở
xuống) và 0,07%/ngày (nếu khoản nộp chậm từ 90 ngày trở lên) thì các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế khó khăn và với chính sách thắt chặt tín dụng,