TP Hà Nội:
Qua phân tích ở trên, công tác quản lý nợ thuế tại Cục thuế TP Hà Nội
việc hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu ngân sách của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và UBND Thành phố giao. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số
hạn chế nhất định được thể hiện như sau:
Thứ nhất, Số nợ đọng thuế và các khoản thu về đất; số tiền chậm nộp có xu hướng tăng cao qua các năm mặc dù số nợ thuế thu hồi được năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này đã thể hiện một phần chất lượng quản lý thuế của cơ quan thuế chưa tốt.
Hiện nay, số tiền chậm nộp tại Cục thuế TP Hà Nội luôn chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 30%) trong cơ cấu tổng nợ, trong khi đó phát hiện tiền chậm nộp sai sót, việc điều chỉnh và xử lý các khoản tiền chậm nộp rất phức tạp và mất nhiều thời gian, công sức, đòi hỏi sự phối kết hợp của nhiều bộ phận trong công tác quản lý nợ. Đặc biệt, điều chỉnh tiền chậm nộp đối với những đơn vị điều chỉnh số liệu liên quan đến nhiều niên độ kế toán, chứng từ đơn vị nộp ngoại tỉnh chưa được cập nhật kịp thời, nộp nhầm tiểu mục, kê khai sai... dẫn
đến phải tính lại số tiền chậm nộp.
Việc tính phạt chậm nộp làm tăng đáng kể số nợ thuế mà phần lớn khả
năng thu hồi thấp. Qua phân tích công tác tính phạt chậm nộp tiền thuế, ta thấy hiệu quả từ việc tính phạt chậm nộp tiền thuế không cao. Các đơn vị
chấp hành quyết định phạt không nhiều.
Các khoản nợ liên quan đến đất tăng cao qua các năm. Việc xử lý vướng mắc đối với các khoản nợ liên quan đến đất còn chậm do sự việc phức tạp, liên quan đến nhiều Sở, ban ngành. Một số Chi cục Thuế chưa hạch toán
đầy đủ các khoản nợ liên quan đến đất vào ứng dụng TMS theo tinh thần chỉ đạo tại công văn số 1950/CT-QLN ngày 13/01/2016, các vướng mắc trong quá trình triển khai nhập dữ liệu nợ không được báo cáo và phản ánh kịp thời dẫn đến các Chi cục thuế theo dõi thủ công khoản nợ liên quan đến đất, không hạch toán đầy đủ vào ứng dụng, ảnh hưởng đến việc theo dõi quản lý, đôn đốc các khoản nợ.
Quản lý được nợ đọng thuế và kết quả đem lại từ việc đôn đốc thu nợ
thuế chính là thước đo đánh giá hiệu quả của công tác này.
Thứ hai, công tác phân loại nợ, đôn đốc cưỡng chế nợ thuế, xử lý nợ chờ
xử lý, chờđiều chỉnh tiến độ còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Việc thực hiện phân loại nợ thuế còn nhiều trường hợp chưa đúng với tính chất của các khoản nợ thuế dẫn đến việc chưa kịp thời trong công tác đôn
đốc và cưỡng chếđể thu hồi nợ vào NSNN làm ảnh hưởng đến công tác cưỡng chế
nợ thuế.
Thứ ba, công tác đôn đốc nợ chưa quyết liệt, chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt các khoản nợ mới phát sinh.
Công tác chỉ đạo thu nợ, cưỡng chế thuế một số đơn vị chưa quyết liệt và hiệu quả. Việc xử phạt chậm nộp tiền thuế chưa được thực hiện thường xuyên và đồng bộ, việc làm bản cam kết về thời hạn trả nợ chỉ là giải quyết trước mắt, vấn đềđặt ra là nếu hết thời hạn cam kết mà đơn vị chưa trả nợ thì sẽ xử lý như thế nào vẫn là mối quan tâm đang đi tìm giải đáp. Việc yêu cầu các đơn vị, người nợ thuế giải trình về việc chưa nộp tiền thuế còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều đối tượng nộp thuế không chịu lên cơ quan thuế làm việc theo giấy mời của Cục để làm việc về vấn đề nợ thuế.
Thứ tư, công tác phối kết hợp giữa các bộ phận tham gia xử lý các khoản nợ sai, nợ ảo còn chưa kịp thời dẫn đến số liệu báo cáo nợ chưa đúng với tình hình thực tế
Để công tác quản lý nợ đạt được hiệu quả cao nhất thì cần sự phối hợp chặt chẽ của rất nhiều các bộ phận chức năng liên quan. Trong những năm qua, sự phối hợp giữa các phòng chức năng tại Cục thuế TP Hà Nội đã đạt
được kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, do chức năng quản lý cũng như khối lượng công việc của mỗi phòng ban quá lớn nên khả năng phối hợp giữa các phòng ban còn nhiều điểm hạn chế dẫn đến khi tham gia xử lý các khoản nợ
sai, nợảo còn chưa kịp thời. Điều này ảnh hưởng đến số liệu báo cáo nợ chưa
đúng với tình hình thực tế.
Thứ năm, công tác thu hồi nợđọng kết quảđạt được chưa cao.
Tuy năm sau số thu hồi nợ thuế cao hơn năm trước nhưng vẫn chưa đạt
được theo như kế hoạch đề ra. Tính hiệu lực của các biện pháp thu nợ, hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế còn thấp. Một số khoản nợ thuế còn dây dưa kéo dài nhưng chưa có biện pháp hiệu quả để thu nợ kịp thời vào NSNN. Nợ
thuế không có khả năng thu, nợ khó thu, nợ dây dưa kéo dài diễn ra ở hầu khắp các sắc thuế.
Thứ sáu, chưa xử lý được quyết liệt nợ thuế đối với các doanh nghiệp cố
tình dây dưa, chây ỳ, chiếm dụng tiền vốn NSNN trong khi số lượng và số nợ
ngày càng tăng.
Mặc dù nền kinh tế đang trên đà hồi phục, song chưa thực sự bền vững cho nên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng công tác thu NSNN. Tuy nhiên, tình trạng một số doanh nghiệp không có chút động thái nộp thuế hay lợi dụng tình hình của nền kinh tế mà cố tình dây dưa, chây ỳ, chiếm dụng vốn NSNN để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Cần bám sát hơn nữa tình hình hoạt động của đơn vị, nắm rõ nguyên nhân, lý do nợ, doanh nghiệp nợ do có khó khăn tài chính thực sự hay là cố tình chiếm dụng vốn NSNN để có biện pháp đôn đốc, xử lý kịp thời.