Đặc điểm về kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội có ảnh hưởng tớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế cục thuế thành phố hà nội (Trang 50)

hưởng tới nợ thuế và quản lý nợ thuế

2.1.1 Điu kin kinh tế - xã hi ca thành ph Hà Ni

Hà Nội – trái tim hồng là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục của cả nước. Hà Nội là thành phố lớn nhất cả nước về diện tích (3.324,92 km2 sau đợt mở rộng

địa giới hành chính năm 2008), đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 7.742.200 người (năm 2017), sau thành phố Hồ Chí Minh. Sau

đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện – gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã – và 584 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 386 xã, 177 phường và 21 thị trấn. 51% dân số sống ở đô thị và 49% dân số sống ở nông thôn. Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' độ kinh

Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng. Những năm gần đây, kinh tế thành phố Hà Nội phát triển khá nhanh và toàn diện, năm sau coa hơn năm trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiên tiến, hiện đại hóa. Các thành phần kinh tế đều phát triển không ngừng, kinh tế

triển mạnh mẽ, kinh tế nhà nước đang được sắp xếp và đổi mới theo định hướng của Nhà nước, là mũi nhọn, là lực lượng nòng cốt cho các thành phần kinh tế khác.

Trong những năm qua, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố

Hà Nội rất lớn, không ngừng tăng về số lượng và chất lượng hoạt động. Theo thống kê của Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, tính đến tháng 12/2016, trên địa bàn TP Hà Nội có tới 255.670 doanh nghiệp. Do vậy, số lượng NNT mà Cục thuế TP Hà Nội phải quản lý là rất lớn. Đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho Cục thuế TP Hà Nội trong việc huy động số thu NSNN, thực hiện nhiệm vụ thu NSNN hàng năm. Tuy nhiên, đây lại là một khó khăn với công tác quản lý nợ. Những thách thức không nhỏ đặt ra với công tác quản lý nợ, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính. Đặc điểm này cũng đòi hỏi Cục thuế TP Hà Nội phải có một đội ngũ

công chức quản lý nợ đông đảo hơn, chuyên môn nghiệp vụ cao hơn để đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế.

Các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội có sự đa dạng về quy mô, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, xã hội của cả nước, là nơi tập trung nhiều điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Do vậy, trên địa bàn TP Hà Nội, không những số lượng doanh nghiệp nhiều mà quy mô, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cũng hết sức đa dạng. Đặc điểm này đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý nợ thuế. Để công tác quản lý nợ thuế đạt kết quả cao, công chức quản lý nợ phải hiểu biết và có kiến thức chuyên sâu không chỉ về

công tác quản lý nợ mà còn về đặc thù của lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của đơn vị, cơ chế của doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, của các tập đoàn...

Hà Nội tập trung rất nhiều doanh nghiệp lớn, các tập đoàn có nhiều chi nhánh, cơ sở hạch toán phụ thuộc. Đặc điểm này tạo nhiều thuận lợi cho Cục thuế TP Hà Nội trong việc thu NSNN cũng như quản lý thuế và quản lý nợ

thuế. Đây là các doanh nghiệp có số thuế nộp vào NSNN rất lớn, cơ cấu tổ

chức chặt chẽ, trình độ hiểu biết cao, nguồn lực tài chính dồi dào. Do vậy, công tác quản lý nợ thuế và việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN thuận lợi hơn. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý nợ thuế. Các chi nhánh, cơ sở hạch toán phụ thuộc hầu hết đều thực hiện nghĩa vụ thuế thông qua tổng công ty, tập đoàn. Vì vậy, số thuế phải nộp hầu hết tập trung vào Cục thuế TP Hà Nội. Khi kinh tế khó khăn thì số tiền thuế

nợ tăng lên rất lớn. Mặt khác, khi có sơ suất xảy ra trong quá trình kê khai, nộp thuế... thì số nợ sai cũng tăng lên rất cao. Do đó, yêu cầu với công tác quản lý nợ thuế đối với các đơn vị này cao hơn rất nhiều. Yêu cầu này cũng hỏi thời gian, đội ngũ nhân lực và trình độ chuyên môn cao hơn đối với cán bộ quản lý nợ thuế.

Thành phố Hà Nội cũng tập trung một số lượng lớn các doanh nghiệp

đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp xây dựng cơ bản. Số lượng các doanh nghiệp này không những chiếm phần lớn số lượng doanh nghiệp ĐTNN và XDCB trong cả nước mà còn chiếm không nhỏ số lượng doanh nghiệp mà Cục thuế TP Hà Nội đang quản lý. Đây cũng là những doanh nghiệp đóng góp rất lớn vào số thu NSNN của Cục thuế TP Hà Nội. Tuy nhiên, đây cũng là hai loại hình có số thuế nợ đọng rất lớn nên đặt ra những thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý nợ thuế.

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kết quả thu NSNN giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế của Cục thuế TP Hà Nội

Qua nghiên cứu ở bảng 2.1 ta thấy: Dự toán thu ngân sách qua các năm mà Bộ Tài chính, HĐND, UBND TP Hà Nội giao cho Cục thuế TP Hà Nội ngày càng tăng nhanh nhưng trong thực hiện số thu thuế cân đối của Cục thuế

TP Hà Nội luôn đạt mức cao. Cụ thể:

- Nếu xét về mức độ hoàn thành kế hoạch theo từng năm ta thấy:

+ Năm 2015, dự toán theo pháp lệnh được giao là 125.010 tỷ đồng thì mức thực hiện đạt 145.129 tỷ đồng, bằng 116,1% dự toán pháp lệnh.

+ Năm 2016, dự toán theo pháp lệnh được giao là 152.130 tỷ đồng thì mức thực hiện đạt 163.121 tỷ đồng, bằng 107,2% dự toán pháp lệnh, tăng 12,4% so với thực hiện năm 2015.

+ Năm 2017, dự toán theo pháp lệnh được giao là 185.772 tỷ đồng thì mức thực hiện đạt 190.852 tỷ đồng, bằng 102,7% dự toán pháp lệnh, tăng 17% so với thực hiện năm 2016.

2.2 Thực trạng quản lý nợ thuế tại Cục thuế TP Hà Nội

2.2.1 Cơ cu t chc b máy qun lý thuế ca Cc thuế TP Hà Ni

Cục thuế TP Hà Nội là tổ chức trực thuộc Tổng Cục thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Dự toán thu BTC giao Thực hiện Tỷ lệ hoàn thành Dự toán thu BTC giao Thực hiện Tỷ lệ hoàn thành Dự toán thu BTC giao Thực hiện Tỷ lệ hoàn thành 125.010 145.129 116,1% 152.130 163.121 107,2% 185.772 190.852 102,7%

NSNN (gọi chung là thuế) trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật. Cục thuế TP Hà Nội chịu sự lãnh đạo song trùng của Tổng Cục thuế và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Lãnh đạo Cục thuế TP Hà Nội gồm Cục trưởng và 4 Phó Cục trưởng. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng Cục thuế, Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về nhiệm vụđược phân công.

Hiện tại Cục thuế TP Hà Nội được tổ chức thành 24 Phòng và 30 CCT trực thuộc với 312 Đội thuế, với tổng số 3503 cán bộ, công chức. Trong đó, khối Văn phòng Cục là 703 công chức, khối Chi cục có 2800 công chức. Trình độ TS&ThS là 387 người chiếm 11%; trình độ Đại học là 2774 người chiếm 79%; trình độ Cao đẳng và Trung cấp là 342 người chiếm 10%. Trong tổng số cán bộ, công chức thì nữ là 2105 người chiếm 60% và nam là 1398 người chiếm 40%.

Trên địa bàn mỗi quận, huyện, thị xã có một CCT chiụ sự chỉ đạo của Cục thuế thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã. Mỗi CCT có các

Đội thuế chức năng và các Đội thuế liên phường xã.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế TP Hà Nội thực hiện theo Quyết định 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng thuộc Cục thuế thực hiện theo Quyết định 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế. Chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuộc CCT hiện theo Quyết định 504/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế.

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị trực thuộc: *Văn phòng Cục:

- Phòng Tuyên truyền – Hỗ trợ NNT: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ

chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ

- Phòng Kê khai và Kế toán thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục thuế quản lý.

- Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ

chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý.

- Phòng Kiểm tra thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với NNT thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục thuế.

- Phòng Thanh tra thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra NNT trong việc chấp hành pháp luật thuế, giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến NNT thuộc phạm vi Cục thuế quản lý.

- Phòng Quản lý thuế TNCN: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức triển khai thực hiện thống nhất chính sách thuế TNCN; kiểm tra, giám sát kê khai thuế TNCN; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế TNCN đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế.

- Phòng Tổng hợp – Nghiệp vụ - Dự toán: Giúp Cục trưởng Cục thuế

trong việc chỉđạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế, xây dựng và thực hiện dự toán thu NSNN thuộc phạm vi Cục thuế quản lý.

- Phòng Pháp chế: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác pháp chế về thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế

- Phòng Quản lý đất: Giúp Cục trưởng Cục thuế trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý các khoản thu từđất.

- Phòng Kiểm tra nội bộ: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của CQT, công chức thuế, giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các

quyết định xử lý về thuế của CQT và khiếu nại liên quan trong nội bộ CQT, công chức thuế), tố cáo liên quan tới việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự

liêm chính của CQT, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục thuế.

- Phòng Tin học: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế, triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng tin học trong công tác quản lý.

- Phòng Tổ chức cán bộ: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ

Cục thuế.

- Phòng Quản trị - Tài vụ: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ

bản, quản trị trong toàn Cục thuế.

- Phòng Hành chính – Lưu trữ: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo triền khai thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, chương trình kế

hoạch công tác của Cục thuế trong phạm vi toàn Cục thuế.

- Phòng Quản lý ấn chỉ: Giúp Cục trưởng Cục thuế thực hiện các công tác in ấn chỉ thuế theo phạm vi được phân cấp; thực hiện cấp phát, bán hóa

đơn ấn chỉ thuế cho các đơn vị trong và ngoài ngành thuế và các tổ chức và cá nhân nộp thuế; quản lý sử dụng hóa đơn ấn chỉ thuế và quản lý hóa đơn tự in của các tổ chức và cá nhân nộp thuế.

Sơ đồ: Tổ chức bộ máy quản lý thuế của Cục thuế TP Hà Nội

* Các đơn vị trực thuộc

- Vị trí, chức năng: Các CCT quận, huyện, thị xã trực thuộc thành phố

là tổ chức trực thuộc Cục thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN trên địa bàn theo quy

định của pháp luật trừ nhiệm vụ thanh tra thuế.

- Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm: Các CCT thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan.

Nhìn chung tổ chức bộ máy của Cục thuế TP Hà Nội là phù hợp với tình hình, chức năng nhiệm vụ và công tác quản lý thuế trên địa bàn.

Phòng Tuyên truyền – hỗ trợ NNT Phòng Kê khai và Kế toán thuế Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế thuế 6 Phòng Kiểm tra thuế 5 Phòng Thanh tra thuế Phòng Quản lý thuế TNCN Phòng Tổng hợp nghiệp vụ - Dự toán Phòng Tin học Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Quản lý Phòng Hành chính – Lưu trữ Phòng Quản lý đất Phòng Quản trị - Tài vụ Phòng Pháp chế Cục trưởng Cục thuế

2.2.2 T chc b máy qun lý n thuế ca Cc thuế TP Hà Ni

Thực hiện Luật Quản lý thuế, bộ máy quản lý thuế ở cơ quan thuế các cấp được cải cách theo hướng tổ chức tập trung theo 4 chức năng nhằm chuyên môn hóa, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng, bao gồm: Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; kê khai và kế toán thuế; quản lý nợ và cưỡng chế thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế.

Theo mô hình này, ở Cục thuế TP Hà Nội, chức năng quản lý nợ và cưỡng chế thuế tập trung chủ yếu ở phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Tuy nhiên, công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế không chỉ là công việc của phòng Quản lý nợ và cưỡng chế thuế mà nó đòi hỏi sự phối hợp của nhiều phòng ban liên quan. Cụ thể, Cục thuế TP Hà Nội đã có quy chế phối hợp số

32259 ngày 27/12/2011 quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng phòng, ban trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Theo đó:

Phòng Quản lý nợ: là đầu mối thực hiện công tác quản lý nợ, xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ năm kế hoạch, báo cáo đánh giá công tác quản lý nợ

của Cục thuế, hướng dẫn công tác quản lý nợđối với Chi Cục thuế; Thực hiện phân loại, ban hành thông báo nợ và phạt chậm nộp, quản lý nợ từ ngày 91 trở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế cục thuế thành phố hà nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)