Kinh nghiệm thực thi chính sách đối với ngƣời có công của một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đối với người có công ở huyện phac ngum, thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 42)

phƣơng ở Việt Nam và giá trị tham khảo cho huyện Phac Ngum, Thủ đô Viêng chăn nƣớc CHDCND Lào

1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Huyện Vĩnh Linh, Tỉnh Quảng Trị

Thời gian qua, huyện Vĩnh Linh đã dành sự quan tâm sâu sắc đối với công tác này, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách đối với ngƣời có công. Hệ thống chính trị ở các cấp đều thành lập Hội đồng chính sách, Hội đồng thi đua khen thƣởng, tổ chức rà soát, xét duyệt, xác minh, đề xuất, kiến nghị kịp thời, đúng quy trình. Đặc biệt, huyện đã chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH cùng với cơ sở tập trung triển khai, thực hiện các chính sách ƣu đãi của Đảng, Nhà nƣớc đối với thƣơng binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng và ngƣời có công với cách mạng; hƣớng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng và thân nhân.

Huyện có trên 15.000 ngƣời hƣởng các chế độ Nhà nƣớc, trong đó có 557 Bà mẹ Việt Nam anh hùng (11 mẹ hiện còn sống và đang đƣợc phụng dƣỡng), 5.271 liệt sỹ, 2.757 thƣơng binh, 586 bệnh binh, 370 ngƣời hoạt động kháng chiến trƣớc tháng 8 năm 1845, 870 ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, 21 ngƣời có công cách mạng, 706 thanh niên xung phong, hàng trăm thân nhân của thƣơng binh, bệnh bênh, lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa đang hƣởng chế độ hàng tháng. Đối tƣợng đông, địa bàn rộng nên hàng tháng, hàng quý, Phòng LĐ-TB&XH đều tổ chức họp giao ban cán bộ làm công tác lao động, thƣơng binh-xã hội tại các xã, thị trấn để nắm chắc kết quả triển khai thực hiện ở địa phƣơng, kịp thời phát hiện những vƣớng mắc, sai sót, hạn chế để chỉ đạo khắc phục. Vĩnh Linh có khoảng 1.000 ngƣời

có công đã đƣợc hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 22 của Thủ tƣớng Chính phủ, trong đó có 275 ngƣời có công đƣợc hỗ trợ tiền xây nhà ở, 617 ngƣời đƣợc hỗ trợ kinh phí sửa chữa, với tổng số tiền hơn 27 tỷ đồng.

Ngành đã tập trung thực hiện cải cách hành chính nhằm đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ chính sách so với quy định. Phòng LĐ-TB&XH cũng đã nâng cấp cổng thông tin điện tử, vận hành thông suốt để thực hiện tốt các hoạt động của ngành.

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thƣơng binh- Liệt sỹ, Phòng đã tham mƣu cho lãnh đạo huyện xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, phát động phong trào thi đua trong các tầng lớp nhân dân hƣớng về ngày 27/7 và kỷ niệm 45 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Huyện tiếp tục huy động nguồn lực để xây dựng, sửa chữa các công trình nhƣ nghĩa trang liệt sỹ, nhà bia ghi danh các anh hùng liệt sĩ, nhà tình nghĩa cho các đối tƣợng chính sách. Duy trì và nâng cao chất lƣợng xây dựng “xã, thị trấn làm tốt công tác nâng cao đời sống cho thƣơng binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và ngƣời có công với nƣớc, chăm sóc phụng dƣỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ ngƣời có công già yếu, neo đơn, thuộc diễn khó khăn trong cuộc sống”. Chú trọng công tác tổ chức biểu dƣơng những NCC, các tổ chức và cá nhân tích cực trong công tác “Đền ơn đáp nghĩa” nhằm nhân rộng phong trào [12].

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Quận Hà Đông thành phố Hà Nội

Theo Báo cáo tổng kết năm 2016 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ công tác năm 2017 của Phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội quận Hà Đông: Trong quá trình tổ chức thực thi chính sách đối với ngƣời có công, Quận Hà Đông luôn chú trọng việc quán triệt các văn bản của Nhà nƣớc, của cấp trên về chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết chính sách ngƣời có công, gắn với việc đề cao trách nhiệm của công chức trong thi hành nhiệm vụ; xây dựng lề lối tác phong làm việc tận tụy, thái độ ứng xử cởi mở, hòa nhã,

trên tinh thần hết lòng phục vụ đối tƣợng. Trƣớc khi tổ chức triển khai thực hiện, cơ quan có trách nhiệm chủ trị thực thi chính sách đối với ngƣời có công của Quận rất nghiêm túc trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện, có kế hoạch vừa là công cụ thực hiện nhƣng đồng thời cũng là căn cứ đánh giá kết quả thực thi chính sách theo thời gian, tiến độ đã đƣợc xây dựng trong kế hoạch.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đối với ngƣời có công một cách công khai, minh bạch, để tất cả nhân dân, đối tƣợng chính sách hiểu rõ các quy định của Nhà nƣớc để xem xét, áp dụng cho bản thân.

Công tác thực thi chính sách, giải quyết chế độ đối với ngƣời có đƣợc thực hiện đúng chính sách, đúng quy định, tạo sự ổn định chung; công tác chăm sóc sức khỏe, động viên thăm hỏi các đối tƣợng chính sách, thực hiện các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã đƣợc sự hƣởng ứng rộng rãi của các cấp, các ngành và nhân dân cùng tham gia.

Trong quá trình duy trì chính sách, các cơ quan có thẩm quyền của Quận trong thực thi chính sách đối với ngƣời có công, chủ động, kịp thời giải quyết các chế độ chính sách liên quan nhƣ; mai táng phí, tuất liệt sỹ, hỗ trợ thăm viếng, di chuyển và xây vỏ mộ liệt sỹ, hỗ trợ ăn thêm ngày lễ tết; trang cấp dụng cụ chỉnh hình, tổ chức tốt việc điều dƣỡng ngƣời có công, thăm hỏi tặng quà nhân dịp lễ tết. Chính vì cách làm đó, kết quả tổ chức thực thi chính sách đối với ngƣời có công ở Quận Hà Đông luôn nhậ đƣợc sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, nhất là đối tƣợng thụ hƣởng lợi ích từ chính sách [14].

1.3.2. Giá trị tham khảo cho huyện Phac Ngum, Thủ đô Viêng chăn nước CHDCND Lào

Từ việc nghiên cứu cách thực hiện triển khai chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng của các địa phƣơng nói trên, có thể rút ra một số nội dung, bài học kinh nghiệm về chính sách đối với NCC cho huyện huyện Phac Ngum, Thủ đô Viêng chăn nước CHDCND Lào đó là:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyền truyền các chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đối với NCC, phổ biến tuyên truyền những chính sách pháp luật đƣợc sửa đổi, giúp đối tƣợng chính sách hiểu rõ, nắm chắc quy định và biết mình thuộc đối tƣợng nào. Thực hiện triển khai phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, vận động “Qũy đền ơn đáp nghĩa” còn kêu gọi sự ủng hộ, quyên góp của các cá nhân, tổ chức, các mạnh thƣờng quân cùng chung sức với Nhà nƣớc hỗ trợ chăm sóc NCC và thân nhân của họ.

Thứ hai, khi Nhà nƣớc ban hành chính sách mới cần tập trung mọi nguồn lực để kịp thời triển khai ngay từ cơ sở. Đồng thời chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về ngƣời có công để các đối tƣợng chính sách hiểu rõ, nắm chắc để tự áp dụng, kê khai cho bản thân. Ngoài các chế độ trợ cấp do Nhà nƣớc quy định, cần bố trí nguồn ngân sách địa phƣơng để thực hiện các hoạt động hỗ trợ ngƣời có công khi gặp khó khăn trong cuộc sống.

Thứ ba, nâng cao chất lƣợng và trách nhiệm của đội ngũ công chức làm công tác chuyên môn, từ đó nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, thái độ ứng xử cởi mở thân thiện với nhân dân, đối tƣợng ngƣời có công. Tổ chức thực hiện chi trả các loại trợ cấp ƣu đãi, các loại chi phí hỗ trợ đúng, đủ góp phần hỗ trợ trang trải cuộc sống của các đối tƣợng chính sách NCC và gia đình của họ. Chi đạo thực hiện nghiêm việc rà soát hồ sợ tồn đọng, thẩm định xét tuyển hồ sơ giải quyết chính sách. Qua đó, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi đôn đốc thƣờng xuyên và xử lý nghiêm những trƣờng hợp vi phạm trong quá trình thực thi chính sách.

Thứ tƣ, tạo điều kiện hỗ trợ cho ngƣời có công và thân nhân ngƣời có công tự sản xuất, kinh doanh để trang trải cuộc sống nhƣ: hỗ trợ cây trồng, phân bón, kỹ thuật cho các mô hình trồng vƣờn, trồng cây cảnh, rau sạch, … giúp họ đƣợc thƣ giãn, vui vẻ khi đƣợc tiếp xúc với thiên nhiên.

Thứ năm, xây dựng mô hình “Làng, bản giỏi về công tác chăm sóc thƣơng binh-liệt sĩ, ngƣời có công” trên toàn huyện. Bên cạnh đó, mở rộng mô

hình “xã hội hóa chăm sóc ngƣời có công” đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ ngƣời có công già yếu, neo đơn, thuộc diện khó khăn trong cuộc sống

Thứ sáu, tập trung thực hiện cải cách hành chính nhằm đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ chính sách so với quy trình; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ từ huyện đến Làng, Bản, thị trấn. Phòng Lao động-TBXH cần nâng cấp công thông tin điện tử, vận hành thông suốt để thực hiện tốt các hoạt động của ngành.

Từ các bài học đó huyện Phac Ngum cần nhận thấy, Chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Do vậy, việc thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng là nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền trong huyện. Nó thể hiện đạo lý “uống nƣớc nhớ nguồn” và đã trở thành lẽ sống, là nét đẹp trong đời sống của cộng đồng dân tộc Việt Nam; nó thể hiện quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, nhà nƣớc đối với việc tri ân đối với những ngƣời đã có công đối với đất nƣớc, giúp nâng cao đời sống ngƣời có công, đem lại sự công bằng và ổn định về chính trị và xã hội.

Để thực hiện tốt việc tổ chức thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có công đối với cách mạng ở huyện Phac Ngum hiện nay thì phải xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc về ngƣời có công phù hợp với tình hình đất nƣớc hiện nay; Xây dựng bộ máy quản lý thật gọn nhẹ nhƣng mang lại hiệu quả trong công tác quản lý và thực thi chính sách đối với ngƣời có công; Đẩy mạnh đầu tƣ về tài chính cũng nhƣ vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực ngƣời có công; Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra để nhanh chóng phát hiện những sai sót, sai phạm trong quá trình tổ chức thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng; Đẩy mạnh, khuyến khích công tác xã hội hóa trong lĩnh vực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời có công.

Tiểu kết Chƣơng 1

Ban hành, thực hiện chính sách ngƣời có công với cách mạng là chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc phải kịp thời và đúng đắn. Chƣơng 1 đã nêu lên một số vấn đề lý luận về ngƣời có công với cách mạng; phân tích làm rõ nhân tố cơ bản ảnh hƣởng, tác động đến việc thực hiện chính sách ngƣời có công với cách mạng. Đây là những luận cứ khoa học quan trọng làm cơ sở tiền đề cho việc đánh giá tình hình xây dựng, ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện chính sách ngƣời có công với cách mạng ở cấp quốc gia và địa phƣơng trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình chuẩn bị tổ chức thực hiện đã đƣa ra các bƣớc thực hiện theo quy trình chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch; phổ biến, tuyên truyền; phân công, phối hợp thực hiện...nhằm đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với ngƣời có công; đồng thời phân tích, đánh giá, dự lƣờng các yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chính sách để có những giải pháp phù hợp.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHAC NGUM,

NƢỚC CHDCND LÀO

2.1. Khái quát chung về điều kiện kinh tế, xã hội huyện Phac ngum và quá trình thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công qua các thời kỳ

2.1.1. Điều kiện kinh tế, xã hội huyện Phuc ngum

- Thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện giai đoạn 2015 – 2019

Sự phát triển của ba nhóm ngành kinh tế lớn và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện nay cho thấy huyện đã từng bƣớc đi vào khai thác lợi thế so sánh, tận dụng thế mạnh s n có về tài nguyên để phát triển kinh tế

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Phac Ngumgiai đoạn 2015 – 2019

Ch tiêu 2015 2016 2017 2018 2019

Nông, lâm, ngƣ nghiệp (%) 6,77 4,31 3,88 4,60 4,11 Công nghiệp, xây dựng (%) 79,46 84,74 82,17 76,32 76,51

Dịch vụ(%) 13,78 10,95 13,95 19,08 19,38

Nguồn: U N huyện Phuc ngum, 2014 – 2018

Cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển khá mạnh theo hƣớng công nghiệp, xây dựng – dịch vụ – nông lâm ngƣ nghiệp. Tỉ trọng trung bình của ngành công nghiệp cao nhất, chiếm khoảng 79,94%; tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm khoảng 15,84% và ngành nông lâm ngƣ nghiệp có tỉ trọng thấp nhất chiếm khoảng 4,22% trong cơ cấu kinh tế của huyện Phuc Ngum. Thực hiện định hƣớng phát triển kinh tế nhiều thành phần, cơ cấu đầu tƣ dựa vào tính chất đặc thù của huyện, cơ cấu kinh tế từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng CNH- HĐH, nâng cao hiệu quả từng ngành, cơ cấu kinh tế của huyện đã có xu hƣớng dịch chuyển và phát triển theo đúng định hƣớng, kinh tế của huyện tiếp tục có những bƣớc tăng trƣởng khá và ổn định tƣơng đối.

Xét theo 3 nhóm ngành kinh tế, đóng góp của ngành công nghiệp xây dựng trong tổng giá trị sản xuất của huyện giai đoạn 2015 – 2019 vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, mặc dù có biến động nhẹ do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và biến động của nền kinh tế trong nƣớc nhƣng giá trị đóng góp đạt tốc độ tăng trƣởng trung bình ở mức khá, đạt giá trị 23,45%/năm. Giá trị đóng góp của ngành dịch vụ có thể thấy đƣợc xu hƣớng và nhịp độ tăng đều, ít có biến động, tốc độ tăng trung bình cả giai đoạn ngành dịch vụ đạt 31,41%/năm. Đối với ngành nông nghiệp mặc dù có sự tăng trƣởng về giá trị tuyệt đối (giá trị sản xuất) nhƣng xem xét đến tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện cho thấy tỷ trọng lĩnh vực nông nghiệp khá khiêm tốn và có xu hƣớng giảm dần.

Trong giai đoạn 2015 – 2019, tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế và lạm phát trong nƣớc cũng nhƣ biến động thị trƣờng có ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đến sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi của các hộ nông dân trên địa bàn huyện. Nhƣng với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ của cán bộ lãnh đạo, nhân dân huyện trong giai đoạn vừa qua kinh tế của huyện đã gặt hái đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận, tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất bình quân trong cả giai đoạn 2015 – 2019 đạt 23,11%; ngành công nghiệp xây dựng chịu tác động từ khủng hoảng kinh tế nhƣng tốc độ tăng đƣợc duy trì ở mức độ khác, thực tế trong quá trình phát triển kinh tế của huyện vẫn đang ở giai đoạn phát triển theo chiều rộng, chủ yếu khai thác tài nguyên phục vụ cho lĩnh vực xây dựng và hoạt động sản xuất của các công ty xi măng trên địa bàn; ngành dịch vụ mức tăng trƣởng tƣơng đối ổn định, mặc dù chịu ảnh hƣởng từ lạm phát và khủng hoảng tài chính nhƣng huyện đã có chính sách kích cầu kịp thời, phối hợp tăng cƣờng kiểm tra, giám sát thị trƣờng đảm bảo chất lƣợng và giá cả hàng hóa, thực hiện tốt các giải pháp bình ổn giá, chống lạm phát theo chỉ đạo của Chính phủ; ngành nông nghiệp tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đối với người có công ở huyện phac ngum, thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)