Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 28 - 31)

Kinh nghiệm của những quốc gia khác cho thấy: an toàn trong hoạt động của các TCTD chỉ thực sự đƣợc đảm bảo khi có sự phối hợp tốt giữa vai trò quản lý Nhà nƣớc của cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc ban hành các quy định pháp luật, giám sát, kiểm tra, Thanh tra TCTD với nội tại việc thực thi các mặt hoạt động của từng TCTD. Nghiên cứu việc áp dụng phƣơng pháp Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro tại tại Nhật Bản, Singapore và Malaysia cho thấy:

Thứ nhất, sự cần thiết phải chuyển đổi từ Thanh tra tuân thủ sang Thanh tra trên cơ sở rủi ro.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế trong lĩnh vực tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) diễn ra ngày càng nhanh, mạnh mẽ, cả về quy mô và mức độ phức tạp, đa dạng của sản phẩm dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, theo đó hoạt động của các tổ chức tín dụng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Để đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD trong khi nguồn lực Thanh tra, giám sát hạn chế, phƣơng pháp Thanh tra tuân thủ không còn phù hợp nên việc các cơ quan Thanh tra, giám sát phải chuyển sang áp dụng phƣơng pháp Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro là cần thiết.

Thứ hai, để phƣơng pháp Thanh tra, giám sát phát huy hiệu quả cần quan tâm và làm tốt những vấn đề sau:

- Yếu tố con ngƣời: cán bộ Thanh tra, giám sát phải đủ trình độ, kinh nghiệp đáp ứng yêu cầu thực hiện phƣơng pháp (hiểu về rủi ro, quản trị rủi ro, các sản phẩm tài chính ).

- Hội đồng quản trị, Ban điều hành của TCTD có ý thức về quản trị rủi ro và xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, kiểm toán nội bộ phục vụ cho công tác quản trị của TCTD.

- Hệ thống công nghệ thông tin của TCTD và Cơ quan Thanh tra giám sát đƣợc xây dựng và thiết lập trên nền tảng công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác quản trị và Thanh tra giám sát.

- Hệ thống kiểm toán độc lập đầy đủ năng lực, đáng tin cậy.

Thứ ba, cần thực hiện bƣớc thử nghiệm áp dụng Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro; trƣớc đó nên tổ chức đánh giá thực trạng quản trị rủi ro của các đối tƣợng Thanh tra, giám sát. Tuy nhiên, thời gian thử nghiệm không nên k o dài (1 đến 2 năm là hợp lý).

Thứ 4, thiết lập đƣợc khuôn khổ Thanh tra, giám sát phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện của Việt Nam, sớm ban hành đƣợc Sổ tay Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro; các quy định mang tính nguyên tắc về quản trị rủi ro. Các khuôn khổ pháp lý này luôn đƣợc nghiên cứu để chỉnh sửa, hoàn thiện.

Thứ năm, công tác đào tạo phải đƣợc quan tâm thoả đáng, đặc biệt là đào tạo cho họ kiến thức, kinh nghiệm về rủi ro, quản trị, đánh giá rủi ro, công nghệ thông tin; đào tạo cho cả các cấp lãnh đạo của cơ quan Thanh tra, giám sát để tạo đƣợc sự đồng thuận, nhất quán chuyển sang thực hiện phƣơng pháp mới.

Thứ 6, đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan Thanh tra, giám sát nƣớc ngoài đã chuyển sang thực hiện phƣơng pháp Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro để nắm đƣợc thuận lợi, khó khăn, giải pháp khắc phục khó khăn, từ đó đúc rút ra bài học kinh nghiệm, hạn chế tối đa những sai lầm có thể xảy ra khi chuyển sang thực hiện phƣơng pháp mới.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA TẠI CHỖ

ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)