Hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nƣớc chi nhánh tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 36 - 88)

nhánh tỉnh Quảng Ninh

2.1.3.1. Tổ chức bộ máy

Với nhận thức đúng về vị trí, vai trò quan trọng trong nhiệm của tổ chức thanh tra, Ngân hàng nhà nƣớc - Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua đã chú trọng tăng cƣờng đội ngũ cán bộ thanh tra cả về số lƣợng và chất lƣợng. Thanh tra giám sát Chi nhánh là một bộ phận hết sức quan trọng trong cơ cấu tổ chức của NHNN - Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh. Tổ chức của Thanh tra, giám sát Chi nhánh đƣợc chia thành 3 bộ phận:

- Bộ phận văn phòng; cấp ph p, quản lý các tổ chức tín dụng; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng, chống tham nhũng;

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC, CHÁNH THANH TRA PHÓ GIÁM ĐỐC THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG P. HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ P. TIỀN TỆ - KHO QUỸ P. TỔNG HỢP VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ P. KẾ TOÁN – THANH TOÁN PHÓ GIÁM ĐỐC

- Bộ phận thanh tra, giám sát các chi nhánh TCTD nhà nƣớc;

- Bộ phận thanh tra, giám sát các chi nhánh TCTD cổ phần và các quỹ TDND cơ sở, tổ chức tài chính vi mô, tài chính tiêu dùng trên địa bàn.

Các bộ phận có sự phân nhiệm cụ thể theo nội quy làm việc của Thanh tra, giám sát Chi nhánh. Theo đó cụ thể hóa nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân trên cơ sở nhiệm vụ của Thanh tra, giám sát Chi nhánh đƣợc quy định tại Quyết định số 20/QĐ – QUN1 ngày 21/3/2014 của Giám đốc Ngân hàng nhà nƣớc - Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh quy định về nhiệm vụ của các phòng và tƣơng đƣơng thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN - Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh.

Bộ máy của Thanh tra, giám sát Chi nhánh đƣợc bổ nhiệm đầy đủ gồm một Phó Giám đốc kiêm Chánh Thanh tra, giám sát và ba Phó Chánh Thanh tra, giám sát. Biên chế cán bộ thanh tra liên tục đƣợc bổ sung, thay đổi và sàng lọc theo hƣớng tích cực đảm bảo đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác thanh tra các TCTD trên địa bàn. Đến hết năm 2016, biên chế của Thanh tra, giám sát Chi nhánh là 15 ngƣời chiếm 25,9% biên chế của chi nhánh. Đội ngũ cán bộ thanh tra thƣờng xuyên đƣợc đi dự các khoá đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ thanh tra; chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhƣ tín dụng, kế toán, ngoại hối; Về các kiến thức bổ trợ cho công tác thanh tra nhƣ ngoại ngữ, vi tính, kiểm toán... Đến hết năm 2016, Thanh tra, giám sát Chi nhánh có 02 Thanh tra viên chính, 01 Chuyên viên chính, 08 Thanh tra viên và 04 chuyên viên thanh tra, 100% cán bộ thanh tra của chi nhánh có trình độ đại học, hầu hết các cán bộ thanh tra đều có trình độ ngoại ngữ. 100% sử dụng thành thạo máy vi tính phục vụ cho công tác; 100% đƣợc đào tạo về nghiệp vụ thanh tra cơ bản, 9/15 đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ Trƣởng đoàn thanh tra. Về trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị 02 ngƣời, trung cấp chính trị 02 ngƣời, còn lại có trình độ tƣơng đƣơng trung cấp

Về phân công nhiệm vụ đối với cán bộ lãnh đạo Thanh tra, giám sát Chi nhánh:

- Phó Giám đốc kiêm Chánh Thanh tra giám sát: Thực hiện nhiệm vụ theo phân công công tác chỉ đạo, điều hành trong Ban Giám đốc của Giám đốc Chi nhánh. Chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, điều hành chung và trực tiếp phụ trách về công tác phòng chống tham nhũng; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo;

- Một Phó Chánh Thanh tra, giám sát phụ trách công tác văn phòng của TTGS Chi nhánh; trực tiếp phụ trách về công tác quản lý các tổ chức tín dụng; thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng, chống tham nhũng;

- Một Phó Chánh Thanh tra, giám sát phụ trách bộ phận Thanh tra, giám sát các chi nhánh TCTD nhà nƣớc; Trực tiếp quản lý, giám sát đối với Ngân hàng Phát triển chi nhánh Quảng Ninh;

- Một Phó Chánh Thanh tra, giám sát phụ trách bộ phận Thanh tra, giám sát các chi nhánh TCTD cổ phần; Trực tiếp quản lý, giám sát đối với các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, tổ chức tài chính vi mô, tài chính tiêu dùng trên địa bàn.

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ

Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc và của pháp luật.

- Tham mƣu, giúp Giám đốc xem x t, quyết định việc kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong việc chấp hành các quy định của Ngân hàng nhà nƣớc về lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc

và các công cụ chính sách tiền tệ khác đối với tổ chức tín dụng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan trên địa bàn để thực thi chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

- Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Thống đốc và của pháp luật.

- Tham mƣu, giúp Giám đốc thực hiện nhiệm vụ cấp, thu hồi giấy ph p thành lập và hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng và tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật.

- Tham mƣu, giúp Giám đốc trong việc trình Thống đốc chuẩn y hoặc chuẩn y theo ủy quyền đối với thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Ban Kiểm soát các tổ chức tín dụng và đình chỉ các chức danh nói trên theo ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật.

- Tham mƣu, giúp Giám đốc có ý kiến với ngƣời đứng đầu các tổ chức tín dụng Nhà nƣớc, tổ chức tín dụng có cổ phần chi phối của Nhà nƣớc trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển đối với chức danh giám đốc (hoặc tƣơng đƣơng) đơn vị thành viên đóng trên địa bàn.

- Tham mƣu, giúp Giám đốc trong việc đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn.

- Tham mƣu, giúp Giám đốc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc và của pháp luật liên quan đến nhiệm vụ đƣợc giao.

2.1.3.3. Các nguyên tắc hoạt động thanh tra ngân hàng

Hoạt động thanh tra ngân hàng là một hoạt động quản lý nhà nƣớc của Ngân hàng nhà nƣớc. Do đó, các nguyên tắc hoạt động cũng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về thanh tra, cụ thể nhƣ sau:

- Bảo đảm tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.

- Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lắp về phạm vi, đối tƣợng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thƣờng của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng thanh tra ngân hàng.

- Thanh tra ngân hàng đƣợc tiến hành theo đoàn thanh tra hoặc do thanh tra viên ngân hàng thực hiện.

- Kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tƣợng thanh tra ngân hàng, đối tƣợng giám sát ngân hàng; kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra ngân hàng và giám sát ngân hàng.

- Thực hiện thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng. - Thực hiện theo quy định của Luật Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trƣờng hợp có sự khác nhau giữa quy định về thanh tra ngân hàng của Luật Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam với quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của Luật Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam.

- Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc quy định trình tự, thủ tục thanh tra ngân hàng.

- Các nguyên tắc khác theo của định của pháp luật về thanh tra.

Nguyên tắc hoạt động của Thanh tra ngân hàng mang tính khách quan, bởi vì chúng đƣợc xây dựng, đúc kết từ thực tế và phản ánh các quy luật phát

triển khách quan. Tuy nhiên, các nguyên tắc trên cũng mang tính chủ quan bởi vì chúng đƣợc xây dựng bởi con ngƣời mà con ngƣời lại dựa trên những nhận thức chủ quan để xây dựng các nguyên tắc đó. Các nguyên tắc này có tính ổn định cao. Nó gắn liền với quá trình hình thành và phát triển ngành ngân hàng, tích luỹ kinh nghiệm, thành quả của khoa học về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực ngân hàng.

Về nguyên tắc, hoạt động của Thanh tra Ngân hàng có tính độc lập tƣơng đối với các tổ chức chính trị, cơ quan nhà nƣớc và các cá nhân khác. Tuy nhiên, là công cụ quản lý của Nhà nƣớc nên hoạt động thanh tra ngân hàng phải thực hiện đúng các quan điểm chính trị, chính sách của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, tuy có nội dung riêng nhƣng nguyên tắc của hoạt động thanh tra ngân hàng luôn thể hiện tính hệ thống, thống nhất với các hoạt động Thanh tra nhà nƣớc. Đồng thời, hoạt động thanh tra ngân hàng phải gắn bó hữu cơ với các cơ quan quản lý nhà nƣớc khác, vì nếu trong công tác thanh tra cơ quan quản lý đứng ngoài cuộc thì hiệu lực thanh tra không thể có đƣợc.

2.1.4. Mạng lưới hoạt động của các TCTD trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Giai đoạn 2012 – 2016, mạng lƣới hoạt động của các TCTD trên địa bàn tỉnh phát triển cả về số lƣợng và quy mô hoạt động. Trong giai đoạn 2012 –2016, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 09 đơn vị đầu mối (gồm: 06 chi nhánh NHTM, 01 QTDND và 02 TCTCVM) đƣợc cấp ph p và khai trƣơng hoạt động và 01 đơn vị đầu mối đƣợc sát nhập. Nâng tổng số đơn vị đầu mối (TCTD và Chi nhánh TCTD) trên địa bàn từ 42 đơn vị đầu mối lên 50 đơn vị đầu mối. Đến 31/12/2016, các TCTD và Chi nhánh TCTD hoạt động trên địa bàn tỉnh, gồm có: 16 chi nhánh NHTM Nhà nƣớc; 27 chi nhánh NHTM cổ phần; 01 chi nhánh NH Phát triển, 01 NH Chính sách xã hội; 02 QTDND cơ sở, 02 TCTCVM, 01 CTTC và 176 Phòng giao dịch trực thuộc.

Bảng 2.1. Mạng lưới hoạt động TCTD và Chi nhánh TCTD từ năm 2012-2016 Năm Tiêu chí 2012 2013 2014 2015 2016 Chi nhánh PGD Chi nhánh PGD Chi nhánh PGD Chi nhánh PGD Chi nhánh PGD NHTM có vốn nhà nƣớc 15 72 15 74 15 78 16 78 16 78 NHTM cổ phần 22 82 24 82 24 84 25 84 27 84 Chi nhánh NH Phát triển 01 0 01 0 01 0 01 0 01 0 NHCSXH 01 13 01 13 01 13 01 13 01 13 QTDND cơ sở 01 01 01 01 01 01 02 01 02 01 TCTCVM 0 0 0 0 02 0 02 0 02 0 Công ty Tài chính 02 0 02 0 02 0 01 0 01 0 Tổng 42 166 44 170 46 176 48 176 50 176

Nguồn: Báo cáo Chi nhánh NHNN tỉnh Quảng Ninh

Nhìn chung, qua bảng số liệu 2.1 cho thấy: giai đoạn 2012 – 2016 số lƣợng mạng lƣới các TCTD và chi nhánh TCTD có biến động theo xu hƣớng mở rộng (tăng về số lƣợng cả đơn vị đầu mối và đơn vị phụ thuộc), tốc độ tăng bình quân hàng năm là 19,05% đối với đơn vị đầu mối (TCTD và Chi nhánh TCTD) và tăng 6,02% đối với đơn vị phụ thuộc (Phòng giao dịch). Do đó, mức độ mở rộng của các TCTD trên địa bàn đƣợc đánh giá ở mức khá cao so với các tỉnh, thành phố lân cận có cùng đặc điểm hoạt động, nhƣ: Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dƣơng Mật độ TCTD và Chi nhánh TCTD hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đƣợc đánh giá là khá dày và tập trung phần lớn ở các trung tâm thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA TẠI CHỖ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CN TỈNH QUẢNG NINH

2.2.1. Quy trình và nội dung thanh tra tại chỗ

2.2.1.1. Quy trình thanh tra tại chỗ

chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra. Trên cơ sở đó xây dựng quy trình thanh tra tại chỗ trong hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNN tỉnh Quảng Ninh:

Chuẩn bị thanh tra Tiến hành thanh tra Kết thúc thanh tra

(Bước 1) (Bước 2) (Bước 3)

Khảo sát, nắm tình hình hoặc qua kết quả GSTX để quyết

định thanh tra

Công bố QĐ thanh tra Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra

Ra QĐ thanh tra Xem x t báo cáo kết

quả thanh tra Xây dựng và phê

duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra

Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động tín

dụng

Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra

Lập, bàn giao món thanh tra Phổ biến kế hoạch

tiến hành thanh tra

Kiểm tra, xác minh, đối chiếu thông tin tài

liệu

Giao trả món, tài liệu

Xây dựng đề cƣơng yêu cầu đối tƣợng

thanh tra báo cáo

Tiến hành thanh tra hoạt động tín dụng

Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra Thông báo về việc

công bố quyết định thanh tra và yêu cầu

báo cáo

Kết thúc việc thanh tra tại nơi thanh tra

Ký ban hành và công bố kết luận thanh tra

Hình 2.2. Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra tại chỗ

Hàng năm Thanh tra, giám sát Chi nhánh xây dựng kế hoạch thanh tra trực tiếp (thanh tra tại chỗ) các NHTM trên địa bàn. Các NHTM đƣợc lựa

chọn là đối tƣợng thanh tra đƣợc dựa trên kế hoạch thanh tra của Cơ quan TTGSNH và căn cứ kết quả giám sát từ xa do cán bộ Thanh tra quản lý, giám sát báo cáo, đề xuất.

2.2.1.2. Nội dung phương thức thanh tra tại chỗ

- Yêu cầu cung cấp tài liệu ban đầu

+ Chính sách, quy trình nội bộ về cấp tín dụng, cam kết ngoại bảng; phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng; hạn mức pháp quyết theo các cấp.

+ Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm và từng tháng trong thời kỳ thanh tra.

+ Sổ quỹ trong thời kỳ thanh tra; sao kê dự nợ cho vay toàn hệ thống và từng chi nhánh; sao kê tất cả các khoản tín dụng nội bộ đối với các thành viên HĐQT, cán bộ quản lý điều hành, các cổ đông lớn...

+ Báo cáo chi tiết các khách hàng có dƣ nợ cho vay nhƣng có nợ hạch toán trên tài khoản phải thu; báo cáo chi tiết khách hàng và ngƣời có liên quan.

+ Liệt kê tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý, tài sản cầm cố, cầm cố giấy tờ có giá của khách hàng.

+ Báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

+ Báo cáo chi tiết khách hàng đƣợc cơ cấu nợ theo Quyết định 780/QĐ- NHNN.

+ Báo cáo chi tiết tình hình mua bán nợ.

- Lựa chọn khách hàng trọng tâm

+ Những khách hàng có dƣ nợ vay và cam kết ngoại bảng từ 1 tỷ đồng trở lên (số dƣ nợ có thể thay đổi tùy thuộc quy mô từng ngân hàng) tại thời điểm thanh tra tại đơn vị đƣợc lựa chọn là trọng điểm thanh tra.

+ Khách hàng trích lập dự phòng cụ thể thừa, thiếu.

+ Khách hàng cho vay vƣợt 15% vốn tự có, khách hàng và ngƣời có liên quan cho vay vƣợt 25% vốn tự có.

+ Khách hàng có nợ xấu, khách hàng đƣợc cơ cấu nợ theo Quyết định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 36 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)