n N Từ Tê Hu r êg
3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cố phần Công thương Việt Nam
- Tạo điều kiện để phát huy tính tự chủ của chi nhánh trong việc đưa ra các mục tiêu và chiến lược tín dụng phù hợp với điều kiện và tình hình tại địa phương;
- Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện những rủi ro tiềm ẩn, thiếu sót trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng để đưa ra biện pháp phù hợp;
nhân lực của VietinBank tại Huế nhằm tạo điều kiện cho việc đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ;
- Tiếp tục nghiên cứu và tìm ra các sản phẩm cho vay mới phù hợp với từng loại hình khách hàng, từng loại dự án để nhằm tránh rủi ro;
- Dựa trên quyết định của NHNN về cho vay với lãi suất thỏa thuận, Ngân hàng cần thực hiện cho vay theo lãi suất thỏa thuận ở mức vừa phải, đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn và kinh doanh hiệu quả, tránh trường hợp chạy theo lợi nhuận mà tăng lãi suất cho vay cao dẫn đến mất khách hàng và gia tăng rủi ro cho doanh nghiệp;
- Tiếp cận với các nhà cung cấp các dịch vụ công nghệ nhằm tìm kiếm các giải pháp phần mềm phù hợp cho hoạt động kinh doanh của VietinBank, sau đó tiến hành tập huấn và đào tạo lại cho các cán bộ và nhân viên chủ chốt tại các chi nhánh.
Hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần được xem như là yếu tố then chốt để phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách bền vững. Ngân hàng cần xác định hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là một nhân tố quyết định để đảm bảo sự cân bằng giữa chất và lượng, góp phần duy trì và phát triển hoạt động tín dụng một cách bền vững, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cần được nhận thức và xem xét một cách toàn diện, nhất quán và đồng bộ. Hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần được tiếp cận với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế thông qua tiếp thu một cách có chọn lọc các công nghệ, thiết chế và kinh nghiệm quốc tế phù hợp trong hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Việt Nam.
Các giải pháp tăng cường quản l , phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại VietinBank Nam Thừa Thiên Huế bao gồm:
- Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro tín dụng để phòng ngừa rủi ro:
+ Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh + Nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;
+ Nâng cao năng lực của đội ngũ nhân sự;
+ Nâng cao kỹ năng thu thập, xử l thông tin và xây dựng hệ thống quản l thông tin khách hàng.
- Nhóm giải pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro: +Lồng ghép tín dụng với bảo hiểm;
+ Phát triển các dịch vụ, sản phẩm phái sinh;
+ Ngăn ngừa và giải quyết dứt điểm nợ quá hạn đối với các. + Trích lập dự phòng rủi ro hợp l , đúng qui định.
Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra là nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM. Thành công trong quản trị rủi ro tín dụng chính là kiểm soát được rủi ro ở một tỷ lệ tổn thất thấp hơn hoặc bằng tổn thất dự kiến.
Đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế” đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng; phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại CN; nhận diện và đánh giá các rủi ro tín dụng; đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro tín dụng. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất các giải pháp chủ yếu và kiến nghị nhằm giúp VietinBank Nam Thừa Thiên Huế quản trị rủi ro tín dụng tốt hơn trong tương lai. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra rằng VietinBank Nam Thừa Thiên Huế cần phải xây dựng rõ chính sách hoạt động, thiết lập chính sách tín dụng cụ thể, phù hợp theo từng thời kỳ và có định hướng theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và địa phương. Bên cạnh đó, VietinBank Nam Thừa Thiên Huế cần cải tổ và hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ nhằm quản lý, phòng ngừa và hạn chế các rủi ro tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng của CN.
Hiện nay vấn đề nổi bật mà hệ thống NHTM Việt Nam cũng như các nước đang phát triển phải đối mặt đó chính là tính ổn định của hệ thống Ngân hàng trước nguy cơ bùng phát nợ xấu, nợ dưới chuẩn. Đến nay, việc giải quyết hậu quả của rủi ro tín dụng đã và vẫn đang là bài toán khó cho các cơ quan chức năng và hệ thống Ngân hàng. Với kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả hy vọng sẽ góp phần hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh thông qua công tác tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM.
1. Lê Hoàng Anh (2012), Quản trị rủi ro t n d ng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn à Nội – Chi nhánh uế, Huế
2. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông.
3. Nguyễn Anh Dũng (2013), Quản trị rủi ro t n d ng tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Bình Định, Đà Nẵng
4. Phan Thị Thu Hà (2007), Nghiệp v Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.
5. Học viện ngân hàng (2008), Giáo trình T n d ng Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
6. Học viện tài chính (2005), Giáo trình lý thuyết tiền tệ, NXB Tài chính.
7. Trần Nhật Huân (2013), Quản trị rủi ro t n d ng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Quảng Bình, Huế
8. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp v ngân hàng thương mại, NXB Thống kê
9. Nguyễn Minh Kiều (2009), T n d ng và thẩm định t n d ng ngân hàng, NXB Tài chính
10.Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/Q 12 ngày 16/06/2010.
11.Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/Q ngày 16/06/2010. 12.Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày
31/12/2002, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007.
13. Tạp chí Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2013-2015.
14.Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.
1. http://sbv.gov.vn. 2. http://thuathienhue.gov.vn. 3. http://vietinbank.vn. 4. http://vietnamnet.vn. 5. http://vneconomy.vn. 6. http://cafef.vn.