n N Từ Tê Hu r êg
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Để bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng của các NHTM, trong thời gian tới, NHNN cần hoàn thiện các quy định, quy chế và môi trường pháp l của hoạt động tín dụng, cụ thể là:
cao chất lượng thông tin tại trung tâm thông tin tín dụng của NHNN nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng, cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. Những thông tin về doanh nghiệp được thu thập và cung cấp qua trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) là căn cứ đáng tin cậy để các NHTM sử dụng trong quá trình thẩm định khách hàng. Chính vì vậy, CIC cần nâng cao chất lượng thông tin cung cấp cho Ngân hàng. Trên cơ sở các thông tin thu thập được, CIC cần sắp xếp, phân loại các thông tin để có thể cung cấp cho các Ngân hàng một cách chính xác nhất, nhanh nhất nhằm đáp ứng được tính đầy đủ và kịp thời của thông tin. Việc có báo cáo CIC một cách kịp thời, đúng lúc giúp các Ngân hàng có các quyết định tín dụng đúng đắn, giảm thiểu được rủi ro trong cho vay. NHNN cần cải tiến trang web của trung tâm CIC để trang web luôn hoạt động tốt, cập nhật thường xuyên các thông tin tín dụng của các Ngân hàng, đảm bảo các Ngân hàng luôn lấy được thông tin kịp thời và chính xác.
CIC cần mở rộng thêm các trường về tình hình tài chính, uy tín, năng lực của đơn vị, cụ thể hóa hơn thông tin ở các trường tạo điều kiện cho các NHTM có thêm nguồn thông tin tin cậy trong việc thẩm định nhu cầu vốn vay của khách hàng.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng. Thông qua các khóa đào tạo này, các cán bộ Ngân hàng có điều kiện gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc cung cấp tín dụng một cách có hiệu quả cũng như chia sẻ các thông tin tín dụng. Ngoài ra, các buổi hội thảo định kỳ mà NHNN là đầu mối với sự tham gia của các NHTM sẽ giúp cho các Ngân hàng mạnh dạn trình bày quan điểm, ý kiến về những bất cập của các quy định liên quan cần phải được sửa chữa, cũng là nơi để các lãnh đạo NHNN giải thích, hướng dẫn việc thực thi các quy định, chính sách mới cho các Ngân hàng, tránh tình trạng các Ngân hàng lúng túng dẫn đến việc thực thi sai các quy định của chính phủ cũng như của NHNN.
nhằm hạn chế phòng ngừa rủi ro tín dụng. Cụ thể như:
+ Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN, ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của ủy ban Basel, tuân thủ những nguyên tắc thận trọng trong công tác thanh tra;
+ Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh: với sự mở rộng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các NHTM, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các Ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các Ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó, NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các NHTM, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn;
- Ban hành các qui chế về sử dụng tiền mặt trong lưu thông để giảm bớt khối lượng giao dịch tiền mặt trong nền kinh tế, giúp Ngân hàng kiểm soát được vốn vay dễ dàng hơn, góp phần giảm rủi ro cho Ngân hàng;
- Phát triển thị trường mua bán nợ để lành mạnh hóa tài chính cho các doanh nghiệp và Ngân hàng thương mại;
- Phát triển thị trường bảo hiểm, tạo điều kiện cho bảo hiểm phát triển góp phần giúp các doanh nghiệp có thói quen tham gia bảo hiểm các loại tài sản nhằm hạn chế tổn thất nếu rủi ro xảy ra.