phải hài hòa hóa giữa thể chế chính thức và thể chế phi chính thức, trong đó tăng cường khả năng linh hoạt, hỗ trợ của thể chế phi chính thức đối với thể chế chính thức thông qua văn hóa tổ chức và văn hóa chất lượng, tạo vị thế “ chủ nhân” cho giảng viên thỉnh giảng trong mọi hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ đào tạo thông qua trách nhiệm cộng đồng của giảng viên thỉnh giảng cũng như cơ quan, tổ chức chủ quản giảng viên thỉnh giảng. Đây là sự khác biệt căn bản giữa thể chế tới đây và thể chế hiện hành của Trường Đại học Y Hà Nội.
2.2. Thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng của Trƣờng Đại học Y Hà Nội
2.2.1. Về căn cứ và hình thức tồn tại của thể chế quản lý giảng viên thỉnhgiảng tại Đại học Y Hà Nội giảng tại Đại học Y Hà Nội
Thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng Đại học Y Hà Nội được xây dựng trên cơ sở của Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009; Quyết định số 70/2014/QĐ- TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành điều lệ trường đại học; Quyết định số 1966/QĐ-BYT ngày 05/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế
ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Y Hà Nội và Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục. So với thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng áp dụng chung cho các trường đại học thì cơ sở pháp lý của thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng Đại học Y Hà Nội được xác định phù hợp với điều kiện một trường đại học vừa trực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục đại học (thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo), vừa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước về chuyên ngành đào tạo (Bộ Y tế). Đây là khung pháp lý điều chỉnh hoạt động thỉnh giảng áp dụng tại Trường Đại học Y Hà Nội, với đặc thù riêng về đào tạo Y khoa.
Về hình thức, thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng Đại học Y Hà Nội đang được tiếp cận theo hướng thể chế chính thức, bao gồm quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục; Thông tư số 02/VBHN-BGDĐT ban hành ngày 24 tháng 12 năm 2013 quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục) và các quy định áp dụng riêng cho Trường Đại học Y Hà Nội (Quy chế về chế độ thỉnh giảng trong Trường Đại học Y Hà Nội, ban hành kèm theo Quyết định số 2323/QĐ-ĐHYHN, ngày 13 tháng 7 năm 2016). Về căn bản, ở thời điểm hiện tại, cách tiếp cận của Đại học Y Hà nội cũng giống với nhiều trường đại học, tức mới đang chỉ dừng ở hình thức cụ thể hóa quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào Quy chế riêng của nhà trường. Nhìn từ phương diện kỹ thuật xây dựng thể chế, hình thức thể chế này hoàn toàn theo nghĩa hẹp chứ chưa tiệm cận với cấu trúc thể chế toàn diện (bao gồm thể chế chính thức là quy định mang tính pháp quy và thể chế phi chính thức là các yếu tố của văn hóa tổ chức nhà trường, như sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, hệ thống các ngầm định làm nên thương hiệu và diện mạo riêng biệt…),
nhất là chưa gắn được với yếu tố mang tính chất tạo môi trường thực hiện thể chế, như quy trình, công cụ pháp lý và cách thức tổ chức thực hiện thể chế, ví dụ, chưa có sự tích hợp với hệ thống quy trình ISO về quản trị hoạt động giáo dục đào tạo của Trường Đại học Y Hà Nội.