Giải pháp tăng cƣờng sự tham gia thực hiện chính sách xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội liên hiệp phụ nữ trong thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện cư mgar, tỉnh đắk lắk (Trang 78 - 95)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp tăng cƣờng sự tham gia thực hiện chính sách xây dựng

3.2.1. Đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, địa phương về chính sách xây dựng nông thôn mới

Sau 8 năm triển khai CTMTQG xây dựng NTM, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan được các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành từ TW đến địa phương chú trọng ban hành, chỉ đạo, triển khai thực hiện theo từng lĩnh vực, phạm vi của ngành, địa phương; tuy nhiên, số lượng, chất lượng văn bản ở những lĩnh vực còn dàn trãi, chưa tập trung, hiệu quả, hiệu lực chưa cao. Một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn của TW ban hành nhưng triển khai còn nhiều bất cập, khó tiếp cận trong thực tiễn. Một số chương trình, dự án lớn, các chủ trương ban hành nhưng thiếu nguồn lực để thực hiện, chủ yếu thực hiện lồng ghép trong các chương trình, dự án nên chưa phát huy hiệu quả; một số văn bản thiếu sự hướng dẫn và không phù hợp với từng địa phương, cơ sở… Vì vậy, trong thời gian đến, để giúp cho cơ sở, địa phương triển khai thực hiện, sớm hoàn thành các nội dung tiêu chí của Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nồng thôn mới đề ra, thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn của Trung ương cũng như địa phương cần quan tâm tập trung hoàn thiện, thống nhất giữa các ngành, địa phương, có tính khả thi cao, cơ bản phù hợp với đặc thù từng cơ sở.

Tiếp tục thể chế hóa quan điểm của Đảng về công tác phụ nữ thời kỳ CNH-HĐH đất nước tại Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị, cụ thể hóa Luật Bình đẳng giới, Nghị định 56/2012/NĐ-CP, ngày 16/7/2012 của Chính phủ quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành, UBND các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội LHPN Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước, tạo sự chuyển biến nhằm nâng cao vị trí, vai trò của Hội LHPN Việt Nam, qua đó, phát huy vai trò của Hội LHPN huyện Cư Mgar trong tham gia thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, tập trung vào một số giải pháp sau:

Một là: Nâng cao nhận thức về vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ phát huy vai trò chủ thể tham gia xây dựng nông thôn mới. Công tác tham gia xây dựng nông thôn mới của Hội LHPN

huyện Cư Mgar chỉ có được kết quả tốt khi có sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể.

Hai là: Tiếp tục hoàn thiện, đẩy mạnh thực hiện cơ chế phối hợp giữa Hội LHPN huyện với các ban, ngành, UBND huyện trong tham gia quản lý nhà nước, trong đó có công tác xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở cơ chế phối hợp, Hội LHPN huyện tiến hành các hoạt động tham gia, góp ý, đề xuất với chính quyền, các ban, ngành liên quan về chính sách xây dựng nông thôn mới thuận lợi và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, cần tiếp tục đa dạng hóa các hình thức hoạt động phối hợp thống nhất hành động với các ban, ngành, đoàn thể, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, cuộc vận động, huy động sự tham gia của các tầng lớp nhân dân nói chung, nhan dân là người DTTS nói riêng, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong tham gia xây dựng nông thôn mới.

Ba là: Xuất phát từ thực tiễn quá trình triển khai, thực hiện tiếp tục đề xuất, kiến nghị, bổ sung, xây dựng cơ chế đối với sự tham gia của Hội LHPN trong thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới nhằm phát huy hơn nữa tiềm năng, sự đóng góp của Hội LHPN Việt Nam nói chung, Hội LHPN huyện Cư Mgar nói riêng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.

3.2.2. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành

- Đề cao trách nhiệm người đứng đầu Ban Chấp hành Hội LHPN cấp huyện xã trong chỉ đạo Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” góp phần xây dựng nông thôn mới. Chỉ đạo, hướng dẫn các thành viên Ban Chấp hành Hội LHPN cấp huyện, xã nghiên cứu cách thức triển khai, thực hiện các tiêu chí của Cuộc vận động gắn với thực hiện các tiêu chí nông thôn mới theo hướng tập trung vào những nội dung mới, khó, liên quan thiết thân đến đời sống phụ nữ, chú trọng nhóm phụ nữ yếu thế, phụ nữ DTTS các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc, tồn tại tại địa phương, như: Giảm nghèo, phòng chống tảo hôn, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống rác thải nhựa và chất cấm

trong sản xuất tiêu dùng, chế biến thực phẩm… phân cấp rõ trách nhiệm cho Hội LHPN cơ sở.

- Nâng cao chất lượng tham gia góp ý, kiến nghị của các cấp Hội về các nội dung liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới vào chính sách xây dựng nông thôn mới.

- Cải tiến công tác lập kế hoạch giai đoạn, năm, tháng, quý của Hội LHPN cấp cơ sở về thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; tập trung nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.

- Tổ chức các đợt thi đua đặc biệt, thi đua cao điểm, ngắn hạn, dài hạn, thường xuyên, đột xuất phù hợp với khả năng, điều kiện của phụ nữ trên địa bàn huyện; cải tiến đánh giá thi đua đảm bảo khách quan, công bằng; khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân phụ nữ có thành tích xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động góp phần xây dựng nông thôn mới; ưu tiên các tập thể, cá nhân là ngườ DTTS tại chỗ.

- Nâng cao vai trò của Hội LHPN huyện trong nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát chính sách xây dựng nông thôn mới nhằm góp phần xây dựng chính sách ngày càng hoàn thiện; phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp cơ sở trong cụ thể hóa các tiêu chí của Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” phù hợp với điều kiện địa phương.

- Rà soát, đánh giá, tổng kết các mô hình, phương thức hoạt động hiệu quả trong thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” để nhân rộng trong toàn huyện.

3.2.3. Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Cuộc vận động gắn với xây dựng nông thôn mới

- Lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền về Cuộc vận động và chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với nhu cầu từng nhóm phụ nữ; thường xuyên cập nhật, thông tin về các chủ trương, chính sách, quy định liên quan đến nông thôn mới, tình hình xây dựng nông thôn mới của đất nước cho hội viên,

động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, xây dựng nông thôn mới bằng tiếng Ê Đê để giúp cho phụ nữ DTTS dễ hiểu, dễ nhớ; cải tiến, đa dạng hóa các hình thức quán triệt, truyền thông trực tiếp thông qua sinh hoạt hội viên, sinh hoạt cộng đồng, các hội nghị, hội thảo, diễn đàn về Cuộc vận động gắn với xây dựng nông thôn mới; phát huy thế mạnh của mạng xã hội trong thông tin, tuyên truyền, lan tỏa các gương điển hình tiêu biểu trong thực hiện Cuộc vận động; tăng tần suất, chất lượng thông tin về mô hình mới, cách làm hay của phụ nữ trong tham gia xây dựng nông thôn mới.

- Củng cố, kiện toàn, nâng chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Hội.

- Mở rộng quy mô, đa dạng hình thức, tăng cường xã hội hóa và hướng về cơ sở, nhất là chi/tổ Hội trong tổ chức các sự kiện truyền thông, các hoạt động hỗ trợ kỹ năng, kiến thức cho cán bộ, hội viên, phụ nữ về các tiêu chí của Cuộc vận động và chương trình xây dựng nông thôn mới.

3.2.4. Phát huy nội lực, vai trò làm chủ của hội viên, phụ nữ trong thực hiện Cuộc vận động và tham gia chính sách xây dựng nông thôn mới

- Tổ chức nhiều loại hình hoạt động để thu hút phụ nữ tham gia thực hiện Cuộc vận động và tham gia xây dựng nông thôn mới. Chú trọng tổ chức các diễn đàn, đối thoại để hội viên, phụ nữ thảo luận, trình bày nguyện vọng, đề xuất ý kiến với cấp ủy, chính quyền và tổ chức Hội về thực hiện các tiêu chí của Cuộc vận động gắn với các tiêu chí xây dưng nông thôn mới. Định kỳ, Hội LHPN cấp huyện và cơ sở tập hợp, phản ánh ý kiến, đề xuất nguyện vọng của hội viên, phụ nữ về xây dựng nông thôn mới đến cấp có thẩm quyền để kịp thời giải quyết.

- Tổ chức lấy ý kiến của các nhóm phụ nữ, chú trọng phụ nữ DTTS trên cơ sở đó đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, quy định, kế hoạch, quy hoạch về xây dựng nông thôn mới đối với tỉnh và địa phương.

- Huy động sự tham gia và khuyến khích phụ nữ DTTS nêu các ý tưởng, sáng kiến trong xây dựng nông thôn mới ở các thôn, buôn DTTS, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Tạo điều kiện để hội viên, phụ nữ được tham gia một

cách đầy đủ, có trách nhiệm vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Vận động các hộ gia đình phụ nữ đạt các tiêu chí 5 không 3 sạch chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn các hộ chưa đạt phấn đấu thực hiện đạt các tiêu chí.

- Hướng dẫn Hội LHPN cơ sở lựa chọn và triển khai các nội dung “5 không, 3 sạch” phù hợp với tình hình và yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Chú trọng các nội dung nhằm góp phần thực hiện các tiêu chí nông thôn mới chưa đạt tại địa phương, duy trì các tiêu chí đã đạt.

- Tập trung vận động, tuyên truyền làm chuyển biến tư tưởng ỷ lại của một số hộ DTTS; hỗ trợ, hướng dẫn và phát huy nội lực của phụ nữ vùng khó khăn, DTTS tham gia xây dựng nông thôn mới phù hợp với trình độ phát triển, nhu cầu và tập quán của dân tộc tạo chuyển biến rõ nét và tạo điều kiện để giảm khoảng cách với vùng đô thị.

- Tạo điều kiện để phụ nữ nghèo, cận nghèo, tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản. Tổ chức thực hiện hiệu quả, kịp thời các chính sách trợ giúp thường xuyên và đột xuất đối với các phụ nữ yếu thế trong xã hội.

- Vận động, khuyến khích và hỗ trợ hội viên, phụ nữ nỗ lực học tập áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng năng xuất lao động, tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp; tham gia các hình thức liên kết, đầu tư, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ phụ nữ thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác, các mô hình phụ nữ sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị hàng hóa, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, tham gia thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. Kêu gọi chị em sản xuất sạch, tiêu dùng sạch, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, bảo vệ môi trường; tích cực tham gia đóng góp sức người, sức của trong xây dựng nông thôn mới.

- Đối với các xã đã đạt chuẩn và phấn đấu xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, Hội LHPN cơ sở cần điều chỉnh nội dung các tiêu chí 5 không, 3 sạch phù hợp với chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

- Tập trung các nguồn lực hỗ trợ các cơ sở Hội tập trung đông phụ nữ DTTS xây dựng, điều chỉnh, xác định các tiêu chí phù hợp với khả năng, điều kiệu tham gia xây dựng nông thôn mới của phụ nữ DTTS.

3.2.5. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội phụ trách công tác xây dựng nông thôn mới

- Tập trung kiện toàn bộ máy cơ quan chuyên trách Hội cấp huyện, cấp xã, chú trọng bổ sung cán bộ Hội người DTTS ở những địa phương tập trung đông người DTTS; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong tham gia xây dựng nông thôn mới; chú trọng mối quan hệ phối hợp, thống nhất, đồng bộ giữa Hội LHPN huyện và Hội LHPN xã/thị trấn; mở rộng thành phần cán bộ Hội không chuyên trách cấp xã/thị trấn. Coi trọng việc kết hợp, phát huy hiệu quả đội ngũ cán bộ chuyên trách, không chuyên trách, cộng tác viên.

- Hội LHPN huyện tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ, công tác cán bộ nữ, tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ nữ ở cơ sở để đảm bảo các chỉ tiêu về cán bộ nữ trong xây dựng nông thôn mới.

- Rà soát, đề xuất với Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội nói chung, cán bộ người DTTS nói riêng phụ trách công tác xây dựng nông thôn mới, quan tâm đội ngũ cán bộ mới được bổ nhiệm sau Đại hội Đảng bộ cấp huyện và cơ sở, nhiệm kỳ 2020-2025; chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, tham mưu, phát hiện vấn đề và cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới phù hợp với thực tiễn địa phương.

- Tổ chức cho đội ngũ cán bộ Hội tham quan mô hình và học tập kinh nghiệm về thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, góp phần xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương làm tốt công tác này.

- Chăm lo, đãi ngộ về vật chất một cách hợp lý, thỏa đáng hơn đối với đội ngũ cán bộ Hội, nhất là cán bộ Hội không chuyên trách cấp cơ sở để họ yên tâm công tác. Thường xuyên kiện toàn, bổ sung kịp thời cán bộ Hội các cấp theo quy định của Điều lệ Hội LHPN Việt Nam.

Như vậy, để Hội LHPN huyện Cư Mgar có thể thực hiện tốt công tác tham gia xây dựng nông thôn mới thì rất cần thiết phải quan tâm xây dựng, đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng về xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp trên địa bàn huyện, bởi như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, cán bộ có năng lực, có chất lượng được đào tạo tốt thì nhiệm vụ dù có khó khăn đến đâu vẫn có thể được hoàn thành.

3.2.6. Phát huy vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể trong lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với Hội LHPN thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”

Các tiêu chí xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch do Hội LHPN Việt Nam chủ trì triển khai thực hiện đã có những đóng góp không nhỏ trong thực hiện 9/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2020. Đây là những tiêu chí gắn với cấp hộ gia đình, nâng cao chất lượng sống của phụ nữ nói chung, người dân nói riêng, đóng góp rất lớn vào công cuộc xây dựng nông thôn mới của đất nước. Song, do định kiến giới, không ít cấp, ngành chưa thực sự coi trọng vai trò tham gia, đóng góp của Hội LHPN cũng như hội viên, phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới, dẫn đến công tác phối hợp với tổ chức Hội trong thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” có lúc, có nơi chưa đồng bộ, chưa thực sự trách nhiệm. Để khắc phục triệt để tình trạng này đề nghị cấp ủy đảng với vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị và lãnh đạo chỉ đạo toàn diện công tác Hội và phong trào phụ nữ cần thường xuyên quán triệt, chỉ đạo cấp ủy cơ sở, ban cán sự UBND cùng cấp tạo điều kiện cho Hội LHPN thực hiện Cuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội liên hiệp phụ nữ trong thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện cư mgar, tỉnh đắk lắk (Trang 78 - 95)