Tham gia thực hiện chính sách xây dựng Nông thôn mới của Hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội liên hiệp phụ nữ trong thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện cư mgar, tỉnh đắk lắk (Trang 38 - 75)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Tham gia thực hiện chính sách xây dựng Nông thôn mới của Hộ

LHPN huyện Cƣ Mgar, tỉnh Đắk Lắk

2.2.1. Xây dựng các kế hoạch hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách nông thôn mới phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk, UBND và Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Cư Mgar, Hội LHPN huyện Cư Mgar đã cụ thể hóa, ban hành các kế hoạch giai đoạn, hàng năm, các công văn về triển khai, thực hiện chính sách nông thôn mới và Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Trong các công văn, kế hoạch các cấp Hội đã lựa chọn những nội dung tiêu chí gắn với hộ gia đình, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, vệ sinh môi trường… phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương và trình độ, khả năng của phụ nữ, đồng thời dự kiến thời gian, lộ trình, nguồn lực, cách thức triển khai thực hiện… tạo cơ sở pháp lý cho Hội LHPN cấp xã trong xây dựng kế hoạch hàng năm và triển khai đến chi, tổ Hội để hướng dẫn hội viên, phụ nữ tham gia thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động gắn với thực hiện chính sách nông thôn mới trên địa bàn, cụ thể:

- Kế hoạch số 16/KH-BTV ngày 12/7/2010 của Ban Thường vụ Hội LHPN huyện về “Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Hội LHPN huyện Cư Mgar, giai đoạn 2010-2015”;

Triển khai Nghị quyết chuyên đề đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, giai đoạn 2014-2016”;

- Kế hoạch số 17/KH-BTV, ngày 04/6/2016 của Ban Thường vụ Hội LHPN huyện về “Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” giai đoạn 2016-2021;

- Kế hoạch số 05/KH-BTV ngày 20/01/2017 của Ban Thường vụ Hội LHPN huyện về “Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” năm 2017;

- Kế hoạch số 21/KH-BTV ngày 03/02/2018 của Ban Thường vụ Hội LHPN huyện về “Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắ với Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” năm 2018;

- Kế hoạch số 09/KH-BTV ngày 15/02/2019 của Ban Thường vụ Hội LHPN huyện về “Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” năm 2019;

- Kế hoạch số 09/KH-BTV ngày 26/3/2020 của Ban Thường vụ Hội LHPN huyện về “Thực hiện Chương trình mcuj tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” năm 2020;

- Kế hoạch 19/KH-BTV, ngày 21/8/2018 triển khai thực hiện khâu đột phá “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động xây dựng mối quan hệ trong gia đình, hộ phụ nữ dân tộc thiểu số bình đẳng, tiến bộ đến năm 2021”;

- Kế hoạch số 14/KH-BTV ngày 14/9/2017 về thực hiện dự án 3 “Hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững” thuộc đề án 279/CP về "Phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020";

- Tham mưu cho UBND huyện ban hành Kế hoạch 20/KH-UBND, ngày 26/9/2017 về triển khai thực hiện Đề án 938 “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” giai đoạn 2017-2025; Kế hoạch 52/KH-UBND ngày 15/10/2017 triển khai thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017 – 2025.

Ngoài ra, hàng năm các cấp Hội còn đăng ký bằng với chính quyền cùng cấp để thực hiện các công trình, phần việc xây dựng nông thôn mới như: Xây dựng mô hình “Chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch”, “Thắp sáng đường quê”, “Đoạn đường phụ nữ tự quản”; trồng, chăm sóc các con đường hoa; hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số đào giếng; thực hiện thu gom rác rải [15].

2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách xây dựng nông thôn mới gắn với Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” đến hội viên, phụ nữ

Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động được các cấp Hội LHPN huyện Cư M’gar quan tâm ngay từ đầu và trong suốt quá trình triển khai thực hiện chính sách nông thôn mới gắn với Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch gắn”. Nội dung tuyên truyền tập trung vào chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới của Đảng, Nhà nước; các tiêu chí nông thôn mới, tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, các bước tiến hành xây dựng nông thôn mới, nhất là về vai trò chủ thể của người dân nói chung, phụ nữ nói riêng trong xây dựng nông thôn mới và thực hiện 8 tiêu chí 5 không, 3 sạch; các mô hình hiệu quả của phụ nữ và Hội phụ nữ tham gia xây dựng nông thôn mới, các gương điển hình phụ nữ nông dân; về mục đích, ý nghĩa và từng nội dung cuộc vận động của Hội; về khả năng và những việc mà phụ nữ cần làm để giúp gia đình đạt được các tiêu chí, dựa trên nhận thức mới, tư duy mới về phát triển kinh tế, về tổ chức cuộc sống gia đình… hướng dẫn cho phụ nữ về vai trò giám sát cộng đồng thông qua các buổi họp công khai để minh bạch các khoản đóng góp hợp lý trong xây dựng nông thôn mới; nêu gương điển hình những tổ chức cá nhân có thành tích trong việc tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới. Tuyên truyền về việc đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo, chăm lo công tác an sinh xã hội; phát huy dân chủ, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục trong nhân dân. Trong tuyên truyền, Hội chú trọng các đối tượng đặc thù như: Phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ tôn giáo...

Hình thức tuyên truyền về nông thôn mới được các cấp Hội đầu tư, đổi mới theo hướng đa dạng, phong phú, thu hút sự tham gia của phụ nữ: Từ năm 2014-2020, các cấp Hội LHPN huyện Cư Mgar đã tổ chức 71 buổi truyền thông, 39 lớp tập huấn, 11 Hội nghị, Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về công tác tham gia xây dựng nông thôn mới của phụ nữ thông qua thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch,... các hoạt động đã thu hút sự tham gia của 311.702 lượt hội viên, phụ nữ [26, tr2,3]. Ngoài ra, Hội LHPN các xã/thị trấn còn xây dựng 17 tủ sách pháp luật với nhiều đầu sách, tài liệu đa dạng, cung cấp

kiến thức về mô hình, kinh nghiệm thực hiện các tiêu chí của Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” góp phần xây dựng nông thôn mới; tăng cường truyền thông trên các trang zalo, facebook; tổ chức truyền thông qua sinh hoạt chi hội; phát hành tài liệu hỏi đáp, tờ rơi, clip [26, tr4]…; phối hợp với các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình các cấp đưa 175 tin, bài về hoạt động của tổ chức Hội và hội viên tham gia xây dựng nông thôn mới; cấp phát 70 cuốn sách lật hướng dẫn thực hiện Cuộc vận động, 40 cuốn tài liệu phổ biến mô hình hiệu quả, cách làm hay về thực hiện Cuộc vận động đến chi/tổ Hội; treo 241 pano/băng rôn, 250 cuốn sổ tay hỏi đáp dành cho cán bộ Hội cơ sở và 2.000 tờ rơi tuyên truyền về phụ nữ cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới [26, tr4]; biên soạn, phát hành tài liệu sinh hoạt hội viên hàng tháng, hàng quý, cẩm nang truyền thông về nông thôn mới... nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, trách nhiệm của phụ nữ và cộng đồng về mục đích, ý nghĩa, tiêu chí xây dựng nông thôn mới; về nội dung, phương thức tổ chức thực hiện thông qua thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tham gia tìm hiểu, học tập chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến xây dựng nông thôn mới; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hành tiết kiệm trong lao động, có sáng kiến nâng cao năng suất lao động với nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động đổi mới theo hướng phát huy sự chủ động, sáng tạo của các cấp Hội và nội lực của phụ nữ.

Công tác tuyên truyền của Hội đã góp phần quan trọng trong việc đưa thông tin đến với hội viên, phụ nữ trên địa bàn huyện, giúp hội viên, phụ nữ nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như trách nhiệm vủa bản thân và gia đình trong tham gia thực hiện Cuộc vận động nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới. Trong những năm qua, đã có 26.585/38.279 hộ gia đình phụ nữ (chiếm 69,4%) đăng ký với Hội LHPN địa phương thực hiện 8 tiêu chí của Cuộc vận động theo hướng chưa đạt tiêu chí nào, đăng ký thực hiện tiêu chí đó [26, tr7]. Vận động con em, người thân chấp hành pháp luật, các quy định

của địa phương; tích cực tham gia hưởng ứng phong trào hiến đất, đóng góp sức người, sức của xây dựng các công trình phúc lợi, trồng cây xanh, xử lý rác thải đúng quy định, quy hoạch vườn, nhà ở hợp lý...

Bên cạnh những ưu điểm, công tác tuyên truyền của các cấp Hội LHPN huyện Cư Mgar vẫn còn một số vấn đề bất cập: Có lúc, có nơi việc tuyên truyền còn mang tính hình thức; nội dung hình thức tuyên truyền đã có sự cụ thể hóa nhưng vẫn chưa sát, chưa phù hợp với trình độ của phụ nữ địa phương, nhất là ở những cơ sở có đông phụ nữ dân tộc thiểu số không biết ngôn ngữ phổ thông. Hình thức tuyên truyền tại cơ sở chủ yếu là một chiều, chưa có sự tương tác, trao đổi qua lại giữa người nói và người nghe.

2.2.3. Phân công, phân cấp trong các cấp Hội, chủ động thiết lập cơ chế phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tham gia thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới

- Phân công, phân cấp trong các cấp Hội: Hội LHPN huyện Cư Mgar giao trách nhiệm cho các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành là Chủ tịch Hội LHPN 17 xã/thị trấn chịu trách nhiệm cụ thể hóa Nghị quyết số 05/NQ-BCH, ngày 12/9/2016 của Ban Chấp hành Hội LHPN huyện, khóa IX, nhiệm kỳ 2016- 2021 về thực hiện chính sách xây dựng nông thôn gắn với Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” [6] phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; giới thiệu đồng chí Chủ tịch Hội LHPN huyện đại diện cho Hội LHPN tham gia Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Cư Mgar; giao cho 01 đồng chí Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện làm đầu mối tham mưu, giúp việc cho đồng chí Chủ tịch triển khai các nội dung về thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới của Hội LHPN huyện.

Trên cơ sở chỉ đạo, phân cấp của Hội LHPN huyện, Hội LHPN 17 xã/thị trấn đã phân công cho 01 cán bộ phụ trách tham mưu, tổng hợp, theo dõi việc triển khai, thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới [26, tr7]; họp Ban Chấp hành Hội LHPN cơ sở giao nhiệm vụ cụ thể cho các Chi hội về vận động, tuyên truyền, hỗ trợ phụ nữ tham gia thực hiện chính sách nông thôn mới gắn với thực hiện Cuộc

vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tại địa phương; 17/17 Hội LHPN xã/thị trấn, 189 thôn, buôn đều cử đại diện Hội Phụ nữ tham gia Ban vận động xây dựng nông thôn mới cùng cấp để đảm bảo Hội LHPN cơ sở được tham gia vào tất cả các khâu của chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương [26, tr8].

- Chủ động thiết lập cơ chế phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tham gia thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới: Nhằm đảm bảo việc tham gia thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả, Hội LHPN huyện đã chủ động làm việc, ký kết Chương trình phối hợp với 13 ban, ngành, đoàn thể liên quan, gồm: Công an huyện, Bộ Chỉ huy Quân sự huyện, các phòng: Giáo dục & Đào tạo, Tư pháp, Văn hóa thông tin, Y tế, Dân tộc, phòng Tài nguyên và môi trường huyện; các cơ quan tố tụng: Viện Kiểm sát huyện, Tòa án nhân dân huyện; các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân huyện, Ngân hàng Chính sách – xã hội huyện [22] để thực hiện 08 tiêu chí của Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, qua đó góp phần thực hiện tốt 09 tiêu chí nông thôn mới. Bên cạnh mặt thuận lợi, việc phối hợp giữa Hội LHPN với các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn có lúc chưa đồng bộ, các hoạt động chủ yếu là do Hội LHPN chủ động, các cơ quan ban ngành chưa dành nhiều sự quan tâm trong các hoạt động phối hợp với Hội LHPN để thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, nhất là trong các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho phụ nữ và cộng đồng về xây dựng nông thôn mới, dẫn đến kết quả một số nội dung hoạt động còn hình thức, hiệu quả chưa cao.

2.2.4. Duy trì chính sách xây dựng nông thôn mới thông qua duy trì,

triển khai Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch

2.2.4.1. Tham mưu, đề xuất cơ chế tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Giai đoạn từ năm 2010-2014, Cuộc vận động 5 không, 3 sạch chưa được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đưa vào một trong các nội dung xây dựng nông thôn mới. Trong thời gian này, công tác phối hợp, tạo điều kiện cho Hội thực hiện Cuộc vận động của các cơ quan nhà nước hầu như không có. Việc đơn

phương thực hiện các tiêu chí của Cuộc vận động trong điều kiện thiếu sự phối hợp, quan tâm về nguồn lực, cơ chế dẫn đến nhiều bất cập, khó khăn cho Hội LHPN huyện trong quá trình tham gia xây dựng nông thôn mới. Sau khi TW Hội tham mưu và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý đưa nội dung Cuộc vận động vào Quyết định số 1600/QĐ-Ttg, ngày 16 tháng 8 năm 2016 về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và giao cho Hội LHPN thực hiện [35, tr3], Hội LHPN huyện đã căn cứ chỉ đạo của Hội LHPN tỉnh cụ thể hóa triển khai, thực hiện Cuộc vận động phù hợp với tình hình thực tiễn và nhu cầu phụ nữ tại địa phương. Bên cạnh đó, Hội LHPN cấp huyện và cơ sở chủ động phối hợp với Ban Chỉ đạo nông thôn mới cùng cấp tập huấn cho cán bộ Hội cấp huyện và cơ sở về nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới, qua 6 năm đã có hơn 1.000 lượt cán bộ Hội là thành viên Ban chỉ đạo, Ban Quản lý xã, Ban Phát triển thôn (buôn) được tập huấn [41, tr5]. Bên cạnh đó, các cấp Hội còn đề xuất, kiến nghị với Ban Chỉ đạo, UBND cấp huyện, cấp xã về phân bổ kinh phí tổ chức các hoạt động truyền thông, thu gom rác thải, trồng cây xanh, cải tạo vườn tạp… thu hút phụ nữ tham gia xây dựng nông thôn mới, nhờ đó Hội LHPN cấp huyện và 12/17 đơn vị cấp xã được cấp kinh phí thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kinh phí phân bổ cho Hội LHPN huyện hàng năm để thực hiện công tác tuyên truyền được duy trì đều từ năm 2014-2020 nhưng còn thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội liên hiệp phụ nữ trong thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện cư mgar, tỉnh đắk lắk (Trang 38 - 75)