Các yếu tố ảnh hƣởng việc tham gia xây dựng nông thôn mới của Hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội liên hiệp phụ nữ trong thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện cư mgar, tỉnh đắk lắk (Trang 28 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng việc tham gia xây dựng nông thôn mới của Hộ

Hội LHPN

1.3.1. Yếu tố chủ quan

- Một là, nhận thức của chính quyền: Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Để Hội LHPN tham gia vào việc thực hiện chính sách nông thôn mới một cách đầy đủ nhất rất cần sự chỉ đạo, phân công hợp lý, rõ ràng của các cấp chính quyền đối với Hội LHPN trong thực hiện chính sách nông thôn mới. Để có thể phân công hợp lý, các cấp chính quyền cần nghiên cứu, cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về bình đẳng giới, về công tác phụ nữ… để xây dựng cơ chế, trách nhiệm tham gia của Hội LHPN các cấp vào tất cả các khâu của chính sách xây dựng nông thôn mới, đồng thời triển khai công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời bổ sung, điều chỉnh các nội dung, nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới đối với Hội LHPN, qua đó phát huy tối đa khả năng, sự đóng góp của Hội LHPN trong tham gia thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới.

- Hai là, tổ chức bộ máy: Tổ chức bộ máy là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng chính sách nông thôn mới của Hội LHPN. Việc xây dựng và tổ chức tốt bộ máy có tính quyết định đến việc thực thi và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Hoàn thiện tổ chức bộ máy trong xây dựng nông thôn mới của Hội LHPN là sự cần thiết, đây là bộ phận đảm nhận công tác nghiên cứu, tham mưu cho tổ chức Hội về nội dung tham gia thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới theo phân công của nhà nước.

- Ba là, trình độ, năng lực của cán bộ Hội: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn là chủ trương lớn của Đảng, nhà nước ta, song để triển khai và thực hiện đúng các chủ trương, chính sách ấy đến với người dân tại cơ sở cần có đội ngũ cán bộ, công chức các cấp nói chung, cán bộ Hội LHPN nói riêng có phẩm chất, trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng vận động quần chúng, kỹ năng lãnh đạo, quản lý… cụ thể như sau:

+ Về trình độ chuyên môn, năng lực công tác: Cán bộ Hội cần được đào tạo đạt chuẩn chức danh theo quy định, được bồi dưỡng, học tập kiến thức về xây dựng nông thôn mới; có tư duy khoa học, nhạy bén, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có khả năng vận dụng, tổ chức, thực hiện chính sách nông thôn mới đạt hiệu quả tại địa phương.

+ Về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng: Phẩm chất chính trị là yêu cầu cơ bản của cán bộ Hội, đó là lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, với Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lợi ích của giai cấp, của dân tộc; có ý thức tự chủ, bản lĩnh chính trị vững vàng; có tinh thần tận tụy với công việc, cần, kiệm, liêm, chính, không cửa quyền, tham ô, vụ lợi trong công việc. Như vậy, trình độ, năng lực của cán bộ Hội là yếu tố quan trọng góp phần thành công vào công tác tham gia thực hiện chính sách nông thôn mới của Hội LHPN.

- Bốn là, sự phối hợp của Hội LHPN với các cơ quan nhà nước trong tham gia thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới (trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được pháp luật cho phép): Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ TW đến địa phương. Để chương trình thực hiện đạt hiệu quả rất cần sự đồng thuận, phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan nhà nước. Hội LHPN là một tổ chức chính trị - xã hội, thực hiện nhiệm vụ được phân công về xây dựng nông thôn mới, Hội luôn chủ động phối hợp với Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội... tham gia góp ý, giám sát, vận động các nguồn lực từ nhân dân, các cơ quan tổ chức, nhà hảo tâm... thực hiện

các hoạt động xây dựng nông thôn mới. Thông qua hoạt động phối hợp giúp Hội thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới được phân công. Các cơ quan nhà nước cần tạo điều kiện để Hội LHPN vận động hội viên, phụ nữ tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình xây dựng các văn bản về nông thôn mới, cơ quan nhà nước các cấp cần lắng nghe, tiếp thu có chọn lọc những kiến nghị của Hội để hoàn thiện, ban hành các chính sách xây dựng nông thôn mới sát thực, phù hợp với thực tiễn địa phương.

1.3.2. Yếu tố khách quan

- Hệ thống chính sách, pháp luật đồng bộ: Thể chế hành chính nhà nước với hệ thống chính sách, pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành là cơ sở pháp lý cho việc quản lý xã hội đảm bảo thống nhất. Thể chế chính trị ở nước ta là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Trên cơ sở Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn [1], Quốc hội, Chính phủ đã ban hành hệ thống các văn bản làm cơ sở cho việc xây dựng, thực thi chính sách nông thôn mới, bao gồm việc quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, phạm vi của các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị tham gia xây dựng nông thôn mới, cũng như căn cứ để quản lý, điều chỉnh việc sử dụng ngân sách, huy động nguồn lực xã hội một cách có hiệu lực, hiệu quả để xây dựng nông thôn mới.

Hội LHPN là một tổ chức chính trị - xã hội, thực hiện chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các tầng lớp phụ nữ, tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách xây dựng nông thôn mới, do đó, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách về xây dựng nông thôn mới, phát huy dân chủ để tạo điều kiện cho nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng tham gia, đóng góp ngày càng nhiều vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Hội LHPN tham gia thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phong trào “Cả nước chung sức

xây dựng nông thôn mới” phát triển rộng khắp, được các cấp, các ngành và toàn xã hội hưởng ứng và quan tâm đầu tư nguồn lực vào thực hiện, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến phụ nữ và gia đình, tạo thuận lợi cho các cấp Hội trong công tác phối hợp thực hiện các hoạt động công tác Hội liên quan đến xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI (2012-2017) [19, tr.49-53] và Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII (2017-2022) [20, tr.58-62] có nhiều đổi mới, sáng tạo trong chỉ đạo triển khai nhiệm vụ công tác Hội, trong đó có nội dung tham gia xây dựng nông thôn mới. Cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân ủng hộ và tích cực tham gia thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, có đóng góp không nhỏ về xây dựng nông thôn mới.

- Trình độ của hội viên, phụ nữ cũng là yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc tham gia thực hiện chính sách nông thôn mới của Hội LHPN. Là một tổ chức chính trị, tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ mọi ngành nghề, lứa tuổi, dân tộc, tôn giáo. Do đặc điểm này mà trình độ dân trí của hội viên, phụ nữ không giống nhau dẫn đến việc tiếp thu các chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới không đồng đều. Vì vậy việc linh hoạt, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục phù hợp với khả năng, điều kiện của hội viên, phụ nữ sẽ giúp phụ nữ hiểu được nội dung về xây dựng nông thôn mới của Đảng, Nhà nước, qua đó góp phần nâng cao chất lượng thực thi nông thôn mới tại địa phương.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương này đề tài đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về sự tham gia vào việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới của Hội LHPN Việt Nam. Cụ thể đã đưa ra các khái niệm cơ bản như: Chính sách xây dựng nông thôn mới, nội dung tham gia thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới của Hội LHPN, ý nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia xây dựng nông thôn mới của Hội LHPN Việt Nam.

Công tác tham gia thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới của Hội LHPN là yếu tố quan trọng, góp phần phát huy quyền làm chủ của hội viên, phụ nữ, huy động sự tham gia đóng góp tích cực của hội viên, phụ nữ thực hiện có hiệu quả chính sách xây dựng nông thôn mới tại địa phương, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Do đề tài liên quan đến sự tham gia thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới của Hội LHPN ở huyện Cư Mgar nên luận văn đã cố gắng xác định những nội dung chính của sự tham gia thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới của Hội LHPN huyện Cư Mgar làm cơ sở cho các đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường sự tham gia vào thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới của Hội LHPN huyện Cư Mgar ở những chương sau.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG THAM GIA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA HỘI LHPN HUYỆN CƢ MGAR TỈNH ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội liên hiệp phụ nữ trong thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện cư mgar, tỉnh đắk lắk (Trang 28 - 33)