Tổng quan hiện trạng nông thôn và chính sách xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn huyện kinh mô, tỉnh hải dương (Trang 52 - 57)

mới của huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dƣơng

2.1.1. Tổng quan hiện trạng nông thôn ở huyện Kinh Môn

2.1.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Huyện Kinh Môn nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Hải Dương, phía Bắc giáp thị xã Đông Triều (Quảng Ninh), phía Nam giáp huyện Kim Thành, phía Đông giáp huyện Thủy Nguyên (Thành phố Hải Phòng), phía Tây giáp huyện Nam Sách và thị xã Chí Linh. Tổng diện tích tự nhiên là 16.533,54 ha, dân số 165.883 người, với 25 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 03 thị trấn: Kinh Môn, Phú Thứ, Minh Tân đã đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV năm 2014 và 22 xã phân chia thành 4 khu: Khu Bắc An Phụ, khu Nam An Phụ, khu Nhị Chiểu và khu Tam Lưu.

Kinh Môn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, giữa hai trung tâm kinh tế lớn là Quảng Ninh và Hải Phòng. Huyện có quốc lộ 17B chạy qua nối liền quốc lộ 5A với quốc lộ 18, kết nối các vùng trọng điểm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, huyện được bao bọc bởi 4 con sông lớn là sông Kinh Môn, Kinh Thầy, Đá Vách và Hàn Mấu, cùng hệ thống các tuyến đường tỉnh, đường huyện hình thành nên mạng lưới giao thông thuỷ, bộ rất thuận lợi. Tiềm năng khoáng sản phong phú, đặc biệt là các khoáng chất công nghiệp như cao lanh, đá vôi xi măng, đá vôi xây dựng, sét xi măng, sét gạch ngói là đặc trưng và ưu thế to lớn của huyện để có thể phát triển mạnh lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng. Với vị trí địa lý như trên đã tạo nên nhiều lợi thế cho huyện Kinh Môn trong phát triển sản xuất, thu hút vốn đầu tư và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, vùng đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội.

Huyện có bốn cụm công nghiệp tập trung gồm: Cụm công nghiệp Phú Thứ, cụm công nghiệp Duy Tân, cụm công nghiệp Hiệp Sơn và cụm công nghiệp Long Xuyên; nằm ngoài các cụm công nghiệp còn có các nhà máy lớn như Công ty xi

măng VICEM Hoàng Thạch, Công ty cổ phần thép Hòa Phát, Công ty cổ phần năng lượng, các công ty giày da... với tổng diện tích trên 1000 ha cơ bản được lấp đầy. Ngoài ra, huyện quy hoạch các khu dân cư, khu dân cư đô thị, các tuyến đường giao thông nội thị, vỉa hè, hệ thống đèn chiếu sang đô thị, công viên cây xanh; đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh để thu hút các thành phần kinh tế vào đầu tư các lĩnh vực: Phát triển công nghiệp, dịch vụ, hạ tầng đô thị, khu dân cư đô thị, các sản phẩm chủ lực trong nông nghiệp để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tình hình kinh tế xã hội của huyện trong những năm qua luôn ổn định và phát triển. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 5 năm gần đây đạt 12,5%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ. Cụ thể năm 2016: Nông - lâm nghiệp - thủy sản đạt 5,7%; Công nghiệp - xây dựng đạt 86%; Thương mại - dịch vụ đạt 8,3%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 43,7 triệu đồng/người/năm. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được coi trọng, an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và từng bước nâng cao. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố vững chắc, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định.

2.1.1.2. Tổng quan hiện trạng nông thôn của huyện Kinh Môn

Hiện nay, diện tích đất canh tác trồng lúa, cây hoa màu của huyện Kinh Môn được duy trì phát triển sản xuất ở cả 03 vụ là 6.765 ha, với hệ thống tưới, tiêu thuận lợi, nông dân cần cù, chịu khó lao động sản xuất, hàng năm được tập huấn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi.

Mặc dù là huyện có địa hình bán sơn địa, các thửa ruộng cao thấp khác nhau, không thuận lợi cho dồn điền, đổi thửa, nhưng do có cách làm sáng tạo, Kinh Môn đã trở thành huyện thứ tư của tỉnh Hải Dương về đích trong dồn điền, đổi thửa, tập trung chỉnh trang đồng ruộng, làm thủy lợi, giao thông để người dân không cảm thấy ngại khi dồn diền đổi thửa. Trong thực hiện dồn điền đổi thửa, các địa phương đã khuyến khích những người trong cùng gia đình tự đổi ruộng cho nhau để hạn chế số thửa/hộ; phát động phong trào tự nhận ruộng xấu, ruộng xa trong cán bộ, đảng

viên để nhường ruộng đẹp, ruộng gần cho nhân dân. Ngoài kinh phí của tỉnh, của huyện, các địa phương đã hỗ trợ thêm kinh phí cho mỗi thôn để thực hiện dồn điền đổi thửa. Đặc biệt, với hệ thống cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh Hải Dương về khuyến khích phát triển sản xuất lúa chất lượng cao, vùng sản xuất tập trung, hỗ trợ sản xuất cây vụ đông, hỗ trợ lãi vay tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, kênh mương, thu gom xử lý rác thải, chất thải; chính sách ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp và đầu tư vào sản xuất công nghiệp, cơ chế về đấu giá quyền sử dụng đất cho các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới và cơ chế chính sách đối với xã điểm, huyện điểm của tỉnh Hải Dương đã trở thành động lực và nguồn lực to lớn khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân huyện Kinh Môn triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong suốt giai đoạn 2011 - 2017.

Kinh Môn là huyện hội tụ nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện, tuy nhiên địa hình khá phức tạp, trong khi đó tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh làm cho các nguồn lực phát triển nông nghiệp như đất và lao động nông nghiệp có xu hướng giảm. Sản phẩm nông nghiệp chưa có sức cạnh tranh cao, tiêu thụ chủ yếu phụ thuộc thị trường nội địa. Giá cả thị trường không ổn định, tình hình dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ hàng năm vẫn xảy ra gây ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển, sản xuất nông nghiệp của huyện nói riêng. Ô nhiễm môi trường nông thôn có chiều hướng gia tăng; một số điểm xử lý rác thải có biểu hiện quá tải; một số công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn còn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Công tác huy động nguồn lực của doanh nghiệp và nhân dân tham gia đầu tư xây dựng nông thôn mới đạt thấp, chưa đáp ứng yêu cầu.

2.1.2. Chính sách xây dựng nông thôn mới của huyện Kinh Môn

Bám sát và thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương đã chủ

động ban hành nhiều chủ trương, chính sách, các văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm triển khai thực hiện đạt kết quả cao các nội dung của chính sách như: Nghị quyết số 91/2008/NQ-HĐND ngày 22/02/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương về Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 24/9/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương Khóa XV về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2020; Quyết định số 2139/QĐ-UBND ngày 23/9/2013 của UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung đô thị Kinh Môn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 2684/QĐ-UBND ngày 15/11/2013 của UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Kinh Môn; Quyết định số 1010/QĐ-UBND ngày 23/4/2014 của UBND tỉnh Hải Dương ban hành quy định tạm thời về việc đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới và Quy trình xét công nhận, công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Quyết định số 1514/QĐ-UBND ngày 18/6/2015 của UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Kinh Môn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 134/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương về việc thu hồi đất để thực hiện các dự án, công trình phát triển kinh tế xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh năm 2016; Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 05/10/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020 tỉnh Hải Dương; Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 05/10/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương về Điều chỉnh Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1929/QĐ- UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành quy định cụ thể Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Kế hoạch số 1834/KH-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh Hải Dương về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020.

Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Kinh Môn và các phòng, ban chức năng quán triệt nghiêm túc và căn cứ các chính sách của tỉnh Hải Dương, đã kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chính sách xây dựng nông thôn mới đã đề ra:

- Nghị quyết số 113-NQ/HU ngày 03/7/2012 của Huyện ủy Kinh Môn về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới;

- Quyết định số 73/QĐ-HU ngày 14/3/2011 của Huyện ủy Kinh Môn về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Kinh Môn; Ban Chỉ đạo đã 5 lần kiện toàn tại các Quyết định: Quyết định số 110A/QĐ-HU ngày 18/7/2011, Quyết định số 348/QĐ-HU ngày 11/4/2014, Quyết định số 14/QĐ-HU ngày 15/9/2015, Quyết định số 89/QĐ-HU ngày 31/5/2016, Quyết định số 198/QĐ-HU ngày 20/3/2017;

- Nghị quyết của HĐND huyện Kinh Môn về việc hỗ trợ thực hiện dồn điền, đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng;

- Nghị quyết của HĐND huyện Kinh Môn năm 2016 về việc hỗ trợ cho 13 xã đăng ký về đích nông thôn mới năm 2016 -2017;

- Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 22/4/2016 của UBND huyện Kinh Môn về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

- Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 28/12/2016 của UBND huyện Kinh Môn về triển khai thực hiện Đề án “Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020”;

- Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 02/02/2015 của UBND huyện Kinh Môn về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Văn phòng điều phối Chương trình nông thôn mới huyện Kinh Môn; Văn phòng điều phối Chương trình nông thôn mới huyện Kinh Môn được kiện toàn 4 lần tại Quyết định: Quyết định số 181/QĐ-UBND ngày 11/02/2015; Quyết định số 1558/QĐ-UBND ngày 02/10/2015, Quyết định số 161/QĐ-UBND ngày 31/5/2016, Quyết định số 677/QĐ-UBND ngày 01/6/2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn huyện kinh mô, tỉnh hải dương (Trang 52 - 57)