Giải pháp bảo đảm thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới từ thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn huyện kinh mô, tỉnh hải dương (Trang 105 - 132)

thực tiễn huyện Kinh Môn

3.2.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị cần kiên trì tổ chức thực hiện. Trong đó, cần xem bản chất của xây dựng nông thôn mới là nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Cần xây dựng kết cấu hạ tầng tốt, xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, tổ chức sản xuất hợp lý, đồng thời giữ vững bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự ở nông thôn. Để thực hiện hiệu quả, bền vững chính sách xây dựng nông thôn mới, công tác quan trọng đầu tiên là nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là phát huy vai trò của người đứng đầu về phong cách quần chúng, dân chủ, gần dân, sát dân, tôn trọng nhân dân trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới với phương châm “trên trước, dưới sau”, “trong trước, ngoài sau”, “học đi đôi với làm theo” và cần xem đây là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên. Bên cạnh đó, các địa phương, các ngân hàng thương mại, tổ chức có liên quan cần chung sức tạo điều kiện để hành động phục vụ xây dựng nông thôn mới.

Phát huy vai trò chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, quản lý điều hành của chính quyền và vai trò chỉ đạo đối với từng lĩnh vực, địa bàn, từng thành viên và thủ trưởng các cơ quan chuyên môn. Bám sát các mục tiêu để ra để chỉ đạo hoàn thành đúng thời điểm. Kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên, giao ban định kỳ để nắm bắt kịp thời tiến độ thực hiện, có giải pháp cụ thể giải quyết những khó khăn vướng mắc, coi trọng việc nâng cao chất lượng các tiêu chí nhất là các tiêu chí còn yếu; kiểm điểm trách nhiệm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng bộ phận, từng thành viên và thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng.

3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng đời sống mới, sự quan tâm của Người đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân; phổ biến, quán triệt rộng rãi và nghiêm túc thực hiện chủ trương, chính sách

của Đảng, nhà nước về xây dựng nông thôn mới gắn với tuyên truyền kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Trong công tác tuyên truyền, vận động, quán triệt và tổ chức thực hiện phải xác định rõ mục tiêu là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, làm cho mọi người dân nông thôn nhận thức một cách sâu sắc coi việc phát triển nông nghiệp là then chốt, xây dựng nông thôn mới là căn bản, nông dân giữ vai trò chủ thể trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nhằm tạo nền tảng vững chắc góp phần duy trì tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng. Để công tác tuyên truyền, vận động có hiệu quả cần chú trọng lấy từ điển hình thực tế sinh động, mô hình tốt, kiểu mẫu, có hiệu quả để tuyên truyền, vận động, thuyết phục cùng chung tay, góp sức xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn, lấy sức dân để lo cho lợi ích của dân.

Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên các trang mạng xã hội, nhằm triển khai sâu rộng và thiết thực Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và phản ánh kịp thời hơi thở của cuộc sống thực tiễn xây dựng nông thôn mới của cả nước; triển khai hiệu quả và nâng cao thời lượng chuyên mục về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tổ chức Cuộc thi Báo chí viết về nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp; tổ chức một số đoàn công tác chuyên đề cho các phóng viên đi tìm hiểu thực tế tại các vùng miền, địa phương để phản ánh kết quả và đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới.

3.2.3. Tập trung huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới giai đoạn tiếp theo

Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn phân bổ từ triển khai thưc hiện chính sách xây dựng nông thôn mới; đồng thời có kế hoạch lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu của Trung ương, tỉnh, vốn từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội hóa; ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, công trình trực tiếp phục vụ sản xuất, có tính bức thiết trên địa bàn, phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.

Huy động tối đa nguồn lực tại địa phương, khai thác các nguồn thu hợp pháp, hợp lý cho ngân sách. Tranh thủ nguồn vốn từ các doanh nghiệp thông qua liên doanh, liên kết trong sản xuất, vốn tín dụng thương mại, tín dụng nhà nước và các tổ chức tín dụng… để đầu tư cho các xã điểm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2016 - 2020; quy hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, xử lý đất dôi dư, xen kẹp để tạo nguồn ngân sách. Huy động nguồn vốn đóng góp, hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong địa phương, trong nước và ngoài nước để tạo vốn đầu tư giữ vững, nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới. Tuyên truyền, vận động các hộ trong xã đầu tư vốn để chỉnh trang, xây dựng nhà ở. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia. Quản lý, sử dụng các nguồn vốn phải được tính toán có hiệu quả, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai tài chính theo Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công.

Mỗi xã cần có kế hoạch cụ thể hằng năm để phát huy nguồn lực tại chỗ của địa phương, cũng như huy động nguồn lực trong cộng đồng dân cư từ các phong trào: Chỉnh trang, cải tạo tường rào cổng ngõ, nhà ở, xây dựng các công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, cải tạo vườn tạp phát triển kinh tế, đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất... để triển khai thực hiện.

Tập trung rà soát thanh, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản đã triển khai và có kế hoạch, lộ trình trả nợ, không để kéo dài. Việc sử dụng các nguồn vốn phân bổ tập trung cho việc giải quyết nợ xây dựng cơ bản, đồng thời có kế hoạch tạo nguồn vốn, huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư xây dựng cơ bản.

3.2.4. Tập trung phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân

Tập trung rà soát, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch vùng sản xuất các loại nông sản chủ lực gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; thực hiện quy hoạch Liên kết “4 nhà” (Nhà nông - Nhà doanh nghiệp - Nhà khoa học - Nhà nước). Tiếp tục hoàn thiện và cụ thể hóa quy hoạch, điều chỉnh Đề án xây dựng nông thôn mới phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng hạ

tầng, liên kết, hợp tác, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp về nông thôn xây dựng nông thôn mới.

Nâng cao hiệu quả vùng chuyên canh rau quả tập trung, vùng lúa chất lượng, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa nông sản “Nếp cái hoa vàng”, “Hành tỏi”, “Bột sắn dây” Kinh Môn. Khu nam An Phụ, huyện xác định lúa nếp cái hoa vàng, sắn dây, hành, tỏi là những cây chủ lực. Khu bắc An Phụ và khu Tam Lưu phát triển rau màu chuyên canh và nuôi thủy sản, đồng thời duy trì vườn cây ăn quả cam Canh, cam Vinh, ổi, chanh leo và mở rộng diện tích trồng cây vụ đông. Khu Nhị Chiểu tập trung phát triển lúa nếp cái hoa vàng và lúa chất lượng cao. Ngoài ra, huyện còn chú trọng phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp như: Máy làm đất, máy gặt đập liên hợp, máy cấy... áp dụng khoa học kỹ thuật đưa giống cây, con mới vào sản xuất, ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi giảm ô nhiễm môi trường, dịch bệnh… xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp như hỗ trợ nông dân vay vốn, đầu tư cơ giới hóa, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thủy lợi. Tăng cường quản lý nhà nước về giống, vật tư nông nghiệp, phối hợp với các viện, trường Trung ương, các chuyên gia để đẩy mạnh việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn như hành, tỏi, sắn dây, nếp cái hoa vàng....xúc tiến tìm kiếm thị trường cho hộ gia đình và doanh nghiệp tại địa phương phát triển; Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, liên kết với các hộ nông dân trong tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.

3.2.5. Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách xây dựng nông thôn mới

Xuất phát từ hạn chế về việc cầm chừng, bằng lòng sau khi đạt chuẩn nông thôn mới của không ít địa phương, việc nghiên cứu, hoàn thiện chính sách xây dựng nông thôn mới nói chung và ban hành nội dung xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; điều kiện, tiêu chí xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu và định hướng chỉ đạo xây dựng tiêu chí huyện nông thôn mới kiểu mẫu là rất cần

thiết. Chính quyền các cấp cần xác định “về đích nông thôn mới” không có nghĩa là dừng lại mà phải tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các tiêu chí nông thôn mới, phải tiếp tục phấn đấu để trở thành xã, huyện nông thôn mới nâng cao, hướng tới xây dựng nông thôn tiên tiến, hiện đại và bền vững hơn, nhưng phải giữ được những nét điển hình của nông thôn truyền thống, thể hiện được những đặc trưng nổi bật mang tính điển hình cho khu vực nông thôn mỗi vùng, miền và địa phương.

Chính vì vậy, việc xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới cần được thực hiện thường xuyên hàng năm, việc làm này cần được xem xét kể cả các xã năm trước được công nhận nông thôn mới. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và tiêu chí cho từng khu vực, xã cụ thể và đặc biệt là rà soát, tổ chức đánh giá lại kết quả các tiêu chí nông thôn mới đối với các xã đã đạt chuẩn để giữ vững, duy trì và thực hiện nâng cấp các tiêu chí. Từ đó tập trung chỉ đạo các xã chú trọng, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt. Để được công nhận xã, huyện nông thôn mới kiểu mẫu, ngoài việc nâng chất toàn diện các tiêu chí nông thôn mới, phải đạt được một hoặc một số hình mẫu tiêu biểu có thể nhận diện được bằng trực quan để các địa phương khác nghiên cứu, học tập, như: sản xuất, văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh trật tự, cảnh quan sinh thái…

Vận dụng có hiệu quả các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn phù hợp với yêu cầu thực tiễn; tiếp tục rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm thực hiện tốt mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Rà soát, bổ sung chính sách, tạo môi trường thông thoáng, minh bạch và cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, tạo đột phát trong phát huy nội lực và thu hút ngoại lực để phát triển sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ công, nhất là việc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, hợp tác công - tư (PPP). Bảo đảm công bằng giữa đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

Xây dựng, triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Trước mắt, tập trung vào các chính sách, như: Xử lý, bảo vệ môi trường; hỗ trợ tín dụng cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, chính sách về đất đai, thuế... Tổ chức thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội và thực hiện hỗ trợ các gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo khu vực nông thôn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập góp phần thoát nghèo bền vững.

Cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư; tạo sự chuyển biến trong cải cách hành chính và thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước.

3.2.6. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, tăng cường công tác đào tạo nhằm nâng cao năng lực thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ, công chức; đào tạo cán bộ chuyên sâu về kỹ thuật nông nghiệp

Đổi mới, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền các cấp nhất là chính quyền cơ sở. HĐND và UBND các xã phải xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, tổ chức thực hiện, có các biện pháp thúc đẩy kinh tế - xã hội và giám sát tính hiệu quả, xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh, năng động, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, thực hiện thành công chính sách xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới từ huyện đến xã; đồng thời xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động hằng quý, phân công cụ thể từng thành viên Ban Chỉ đạo, Ban quản lý gắn với nhiệm vụ chuyên môn của mỗi đơn vị; mỗi tiêu chí, nhóm tiêu chí nông thôn mới để có cơ quan chịu trách nhiệm tham mưu lãnh đạo và hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc các địa phương thực hiện theo lộ trình kế hoạch. Hằng năm, UBND huyện chỉ đạo các ngành, đơn vị có liên quan tập trung rà soát, nghiêm túc đánh giá khách quan, đúng thực chất các tiêu chí đạt được và chỉ ra những hạn chế, tồn tại cần khắc phục; xây dựng kế hoạch, lộ trình, xác định khối lượng, nguồn lực cần thực hiện trong thời gian tới.

Tiếp tục nâng cao nhận thức, quán triệt sâu sắc mục đích, ý nghĩa của việc bồi dưỡng, đào tạo kiến thức xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, cấp ủy, chính quyền từ các cấp, đặc biệt là cán bộ, công chức cấp xã, vừa là người triển khai chủ trương xây dựng nông thôn mới đến người dân, vừa là người trực tiếp thực hiện. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải đáp ứng những yêu cầu mới, bám sát thực tiễn, lấy kinh nghiệm từ thực tiễn bổ sung lại lý thuyết. Vì vậy, tài liệu đào tạo cũng cần được thường xuyên bổ sung chỉnh lý theo hướng cập nhật các chủ trương, chính sách mới, tinh giản về nội dung; phát triển lý thuyết mới từ kinh nghiệm thực tiễn, thay đổi cách thức tổ chức lớp và phương pháp truyền đạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn huyện kinh mô, tỉnh hải dương (Trang 105 - 132)