Phân tích thực trạng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn huyện kinh mô, tỉnh hải dương (Trang 57)

huyện Kinh Môn

2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới

Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kinh Môn lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015 - 2020, UBND huyện Kinh Môn đã xây dựng các đề án, kế hoạch thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới để huy động và tập trung mọi nguồn lực; phân công trách nhiệm cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện; tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, nhân dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Quy hoạch được xác định là nội dung cần được triển khai trước một bước để định hướng cho thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, do đó, đến nay Đề án xây dựng nông thôn mới và Quy hoạch xây dựng nông của 22/22 xã trên địa bàn Huyện đã được các cấp phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong việc triển khai thực hiện các hoạt động xây dựng nông thôn mới.

Trong thời gian qua, Kinh Môn đã triển khai nhiều quy hoạch lớn, trọng điểm như: Xây dựng Kinh Môn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; xây dựng thị trấn Kinh Môn mở rộng; phân khu đô thị Kinh Môn, Phú Thứ, Minh Tân, Hiệp An, Hiệp Sơn; quy hoạch chi tiết xây dựng các xã nông thôn mới, các khu đô thị, điểm dân cư… Để bảo đảm việc xây dựng đúng quy hoạch, UBND huyện đã tăng cường giám sát, kiểm tra các hoạt động đầu tư, xây dựng theo giấy phép thi công được duyệt; cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ và các công trình... Để khuyến khích, đẩy mạnh thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, huyện Kinh Môn đã chủ động ban hành một số chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới bằng nguồn vốn ngân sách huyện: Chủ động lồng ghép các nguồn vốn để hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi, sản xuất lúa chất lượng cao, vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hỗ trợ sản xuất cây vụ đông (Vụ đông 2015 - 2016: Hỗ trợ phân bón Neb-26 chăm bón hành, tỏi: 614.000.000 đồng; Vụ đông 2016 - 2017 tổng số tiền hỗ trợ trồng tỏi: 298.000.000 đồng, hỗ trợ phân bón Neb-26: 663.000.000 đồng) và chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ sau thu hoạch để từng bước nâng cao

giá trị và hiệu quả sản xuất theo định hướng tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển dịch vụ.

HĐND huyện đã ban hành nghị quyết về việc hỗ trợ thực hiện dồn điền, đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng, mức hỗ trợ từ 1,0 - 1,2 triệu đồng/ha. Năm 2016, HĐND huyện đã ban hành nghị quyết về việc hỗ trợ cho các xã đăng ký về đích nông thôn mới năm 2016 - 2017 cho 13 xã, mỗi xã 2 tỷ đồng; hỗ trợ trường THPT Kinh Môn và trường THPT Nhị Chiểu mỗi trường 2 tỷ đồng để xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.

2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền về chính sách xây dựng nông thôn mới

Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động về chính sách xây dựng nông thôn mới đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể quan tâm tổ chức thực hiện sâu rộng đến mọi đối tượng trong huyện, tác động rất tích cực, làm thay đổi nhận thức của cán bộ và người dân. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư đã vào cuộc. Đa số đã chuyển từ thụ động, trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước sang chủ động lựa chọn nội dung ưu tiên, đóng góp công sức và tích cực tham gia thực hiện, tạo thành một phong trào có sự hưởng ứng sâu rộng khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhân dân, tạo động lực to lớn biến chương trình thành một phong trào ngày càng có sức lan tỏa lớn.

Trong thời gian qua, huyện Kinh Môn đã dựng hơn 1.258 panô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền; biên tập và phát sóng hơn 1.546 tin bài trên sóng truyền hình, phát thanh và truyền thanh;biên soạn, phát hành các loại (tài liệu, đĩa..); tổ chức 26 đoàn tham quan học tập kinh nghiệm, tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, hội thi tuyên truyền và triển lãm tranh cổ động.

2.2.3. Chuẩn bị các điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới

2.2.3.1. Về nhân lực

Huyện Kinh Môn đã chú trọng đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về quản lý, thực hiện Đề án cho đội ngũ cán bộ các cấp: Đã cử trên 1.200 lượt cán bộ thực hiện chính sách của huyện, của xã và các thôn, xóm tham gia các lớp tập huấn của tỉnh. Huyện cũng đã phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn

mới tỉnh tổ chức được 6 lớp tập huấn cho 1.470 học viên là cán bộ các ngành, các tổ chức đoàn thể, các bộ các xã và các thôn xóm về các nội dung: Phương pháp tuyên truyền, vận động tham gia xây dựng nông thôn mới; công tác lập, quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới; công tác dồn điền đổi thửa; công tác huy động nguồn lực; công tác lập hồ sơ đạt chuẩn nông thôn mới.

Chủ động phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị chuyên môn tổ chức nhiều lớp tập huấn về đào tạo nghề, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ để phát triển sản xuất lúa chất lượng cao, vùng sản xuất hàng hóa tập trung, mô hình gieo thẳng, mô hình cấy lúa bằng máy, kỹ thuật chăm sóc cây trồng và biện pháp phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ bệnh..., kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường.

2.2.3.2. Về huy động, quản lý, sử dụng vốn đầu tư thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới

Hơn 6 năm qua, tổng nguồn vốn huy động cho chính sách xây dựng nông thôn mới toàn huyện là 2.832.371 triệu đồng (Bảng 2.1 phần Phụ lục), bao gồm:

- Vốn trực tiếp từ nguồn ngân sách nhà nước là 512.956 triệu đồng, chiếm 18,1% gồm:

Ngân sách Trung ương : 46.301 triệu đồng; Ngân sách tỉnh : 170.116 triệu đồng; Ngân sách huyện : 33.835 triệu đồng; Ngân sách xã : 262.704 triệu đồng.

- Vốn Chương trình mục tiêu và lồng ghép: 116.732 triệu đồng, chiếm 4,1% ; - Vốn doanh nghiệp đầu tư: 275.561 triệu đồng, chiếm 9,7%;

- Vốn nhân dân góp: 1.759.414 triệu đồng, chiếm 62,1%, trong đó: Vốn đầu tư phát triển sản xuất: 802.621 triệu đồng;

Vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: 956.793 triệu đồng; Vốn huy động nguồn khác: 167.709 triệu đồng, chiếm 6%.

Hơn 6 năm thực hiện, nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp trên đầu tư cho thực hiện chính sách đã được huyện phân bổ, quản lý, sử dụng bảo đảm đúng

nguyên tắc, đúng mục đích, đúng đối tượng là nguồn lực chủ yếu trong đầu tư, hỗ trợ các địa phương thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới.

Ngân sách cấp huyện tập trung đầu tư xây dựng cho các xã đăng ký về đích nông thôn mới (từ năm 2016 - 2017) có điểm xuất phát thấp hơn so với các xã về đích giai đoạn 2011 - 2015. Hỗ trợ xây dựng trụ sở xã, hoàn thiện các tiêu chí trường học, giao thông, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa xã, sân vận động xã, nhà văn hóa thôn, hỗ trợ phát triển sản xuất: Vùng sản xuất tập trung, vùng lúa chất lượng cao, hỗ trợ sản xuất cây vụ đông như hành, tỏi.

Đối với các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, đề án khác: Huyện đã tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm trên địa bàn huyện. Trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư các công trình phục vụ phát triển sản xuất, dân sinh thiết yếu: Nước sạch, vệ sinh môi trường, giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, bãi xử lý rác thải.

Đối với nguồn vốn của doanh nghiệp: Có chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn. Đồng thời động viên, kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng các công trình phúc lợi như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, nhà tình nghĩa một cách thiết thực có hiệu quả.

Đối với nguồn vốn của dân đóng góp: Việc huy động đóng góp của nhân dân được thực hiện đúng quy định, bảo đảm công khai, dân chủ, do người dân tự bàn bạc, quyết định, không áp đặt. Nhân dân trực tiếp quản lý, quyết định đầu tư, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn do mình đóng góp thông qua các Ban phát triển thôn, Ban Giám sát cộng đồng đã bảo đảm được sự đồng thuận trong nhân dân, đáp ứng được yêu cầu tiến độ và chất lượng xây dựng công trình phúc lợi ở các thôn, xóm trên toàn huyện.

2.2.4. Tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới

2.2.4.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới

Trong thời gian qua, hệ thống quản lý, thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới các cấp từ huyện đến các xã được quan tâm, kiện toàn, củng cố, có sự phân công, phân cấp phụ trách lĩnh vực và địa bàn cụ thể, công tác kiểm tra, chỉ

đạo, đôn đốc và giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở được tăng cường, có trọng tâm, trọng điểm nên đã triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ về phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới theo đúng hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu thực tế của địa phương.

Thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh Hải Dương về thành lập bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, ngay trong quý I và quý II năm 2011, toàn huyện đã hoàn thành việc thành lập, kiện toàn bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành xây dựng nông thôn mới từ cấp huyện đến cấp xã và cấp thôn. Đến tháng 9/2015, huyện Kinh Môn tiếp tục kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình sau Đại hội Đảng bộ cấp xã, cấp huyện. Cụ thể:

Cấp huyện: Ban Chỉ đạo cấp huyện do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm Trưởng

ban, giúp việc cho Ban Chỉ đạo có Tổ công tác (nay là Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện). Do thay đổi nhân sự trong nhiệm kỳ mới, đến nay Ban Chỉ đạo cấp huyện đã được kiện toàn 5 lần, với 20 đồng chí là lãnh đạo chủ chốt của huyện; Văn phòng Điều phối huyện đã được kiện toàn 4 lần với 17 đồng chí là lãnh đạo, chuyên viên các phòng, ngành chuyên môn của huyện làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, trực tiếp tham mưu, giúp việc cho Ban chỉ đạo triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án đáp ứng được yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

Cấp xã: Có 22/22 xã hoàn thành việc thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo do

đồng chí Bí thư Đảng ủy làm Trưởng ban, giúp việc cho Ban Chỉ đạo Chương trình có Ban quản lý do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban; có Ban Giám sát cộng đồng và Ban phát triển thôn. Các cán bộ phụ trách xây dựng nông thôn mới các ngành, các cấp hàng năm đều được tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, kiến thức về xây dựng nông thôn mới.

Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Trung ương, tỉnh Hải Dương về thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, huyện Kinh Môn đã triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới gồm các bước sau: (1) Thành lập Ban Chỉ đạo và Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã; Ban phát triển thôn; (2) Tổ chức thông tin, tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực

hiện); (3) Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo các tiêu chí của Bộ Tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới mà tỉnh Hải Dương đã ban hành; (4) Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xã nông thôn mới; (5) Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của xã; (6) Tổ chức xây dựng, thẩm định và phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện chi tiết các nội dung và dự án thành phần trong đề án; (7) Tổ chức thực hiện các nội dung và dự án thành phần trong đề án; đồng thời giám sát, đánh giá và báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện.

2.2.4.2. Kết quả thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã trên

địa bàn huyện (Bảng 2.2 phần phụ lục)

- Tiêu chí số 1: Quy hoạch

Hiện nay, 22/22 xã trên địa bàn huyện đã được UBND huyện phê duyệt quy hoạch nông thôn mới theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLTBXD- BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011; Tổ chức công bố rộng rãi quy hoạch đã được phê duyệt tới các thôn trong xã, các bản vẽ quy hoạch được niêm yết công khai để người dân biết và thực hiện, hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy hoạch đã được duyệt và thực hiện quản lý quy hoạch được UBND huyện phê duyệt.

Nhìn chung, công tác lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý và rà soát, điều chỉnh, bổ sung các loại quy hoạch của các xã được triển khai thực hiện nghiêm túc, bảo đảm chất lượng, đúng theo quy định, đạt được sự đồng thuận cao của cộng đồng dân cư nông thôn, phù hợp quy hoạch phát triển đô thị, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới ở cơ sở.

Lập Đề án xây dựng nông thôn mới:Ngay khi bắt đầu triển khai thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, Huyện ủy, UBND, Ban Chỉ đạo huyện đã tập trung chỉ đạo các xã lập Đề án xây dựng nông thôn mới. Sau 2 năm triển khai thực hiện chương trình, Đề án xây dựng nông thôn mới của tất cả các xã trên địa bàn huyện đã được UBND huyện phê duyệt. Trong quá trình thực hiện, các xã đã thực hiện việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời vào Đề án theo hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, phù hợp với nguồn lực của địa phương, đáp ứng yêu cầu tiến độ với sự đồng thuận cao của nhân dân.

- Tiêu chí số 2: Giao thông

Đến nay, toàn huyện đã cơ bản hoàn thành kế hoạch cải tạo, nâng cấp, xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn theo quy hoạch, cụ thể: Đã mở rộng, nâng cấp, cải tạo được: 15,8 km đường trục xã, liên xã; 60,7 km đường trục thôn; 57,5 km Đường ngõ, xóm; 154,6 km Đường ra đồng, nội đồng được bê tông hóa, cứng hóa, đạt chuẩn. Tổng kinh phí thực hiện: 399.391 triệu đồng.

- Tiêu chí số 3: Thủy lợi

Xây dựng, tu bổ, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi gồm bờ bao, cống, trạm bơm phục vụ tưới tiêu, nạo vét, tu sửa 35 km kênh mương, đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dân sinh; Xây kiên cố hóa được 45 km kênh mương và cống qua đê, kinh phí thực hiện 80.597 triệu đồng.

Các xã có đủ tổ chức bộ máy thực hiện công tác phòng, chống thiên tai, các hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh; có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai.

- Tiêu chí số 4: Điện

Trên địa bàn huyện có 100% số hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ nguồn điện quốc gia; hệ thống lưới điện đảm bảo đồng bộ. Duy trì, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống điện, cải tạo đường hạ thế dài 245 km, bảo đảm các hộ dân đều có điện sử dụng, nguồn điện ổn định, an toàn.

- Tiêu chí số 5: Trường học

Từng bước xây dựng theo chuẩn và xã hội hoá, toàn huyện đã có 89/89

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn huyện kinh mô, tỉnh hải dương (Trang 57)