Kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo ở một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện cư mgar, tỉnh đăk lăk (Trang 43)

phƣơng.

Tại Việt Nam, nhiều địa phương có những mô hình, giải pháp hay trong thực hiện chính sách giảm nghèo, đã mang lại hiệu quả to lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo bền vững.

1.5.1 Kinh nghiệm XĐGN của huyện Cẩm Giang tỉnh Hải Dương

Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách XĐGN và chương trình giảm nghèo bền vững, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cẩm Giang đã vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đề ra những bước đi, mô hình giảm nghèo hiệu quả.

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong một thời gian dài (trên 11%), hàng loạt các chính sách giảm nghèo đã được tỉnh triển khai đồng bộ, làm cho bộ mặt nông thôn được cải thiện nhất là kết cấu hạ tầng, nhà ở và các cơ sở văn hóa - xã hội, cơ sở dịch vụ sản xuất. Đời sống của người dân, nhất là người dân ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn được nâng cao và cải thiện rõ rệt. Với những bước đi sáng tạo, huyện Cẩm Giang đã có những chuyển biến quan trọng về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội.

Đời sống vật chất, điều kiện nhà ở, sinh hoạt của các hộ nghèo đã được cải thiện rõ rệt. Kinh tế nông thôn tiếp tục có bước chuyển dịch tích cực: tiểu thủ công nghiệp và làng nghề được khuyến khích phát triển, số làng có nghề tăng, quy mô nhiều làng nghề được mở rộng.

Công tác khuyến nông, dạy nghề, tập huấn cho nông dân được duy trì. Cơ giới hoá các khâu trong sản xuất nông nghiệp có bước tiến đáng kể. Toàn tỉnh đã có 2.523 trang trại, tăng hơn 3 lần so với năm 2013, nhiều trang trại mở rộng quy mô và nâng cao giá trị sản xuất.

Huyện Cẩm Giang đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tích cực tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo, góp phần vào bảo đảm bền vững: Nhiều phong trào, cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phát động, thu hút đông đảo nhân dân tham gia và đạt hiệu quả cao, sự quan tâm, giúp đỡ của cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, hỗ trợ hàng tỷ đồng cho chương trình giảm nghèo như: “Ngày vì người nghèo”, “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo”. Kết quả cho thấy, năm 2013, việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững đã có 9.138 phụ nữ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn được giúp với nhiều hình thức: tiền, cây, con giống, ngày công, trị giá trên 23,2 tỷ đồng, có 1.459 hộ thoát nghèo.

Chương trình giảm nghèo bền vững đã được nhiều địa phương trong tỉnh gắn với chính sách an sinh xã hội, góp phần làm cho chính sách giảm nghèo thêm hiệu quả và bền vững. Thông qua các chương trình giảm nghèo, huyện Cẩm Giang đã thực hiện tốt các chính sách trợ giúp, trợ cấp xã hội, chính sách đối với người cao tuổi và người tàn tật, chính sách chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Huyện đã thực hiện chương trình cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nghèo, cận nghèo vay vốn để góp phần trang trải học phí; chương trình cho vay vốn để giải quyết

việc làm, chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Ngoài ra, số hộ nghèo được cấp bảo hiểm y tế, học sinh con hộ nghèo học tại các trường tiểu học và trung học được miễn và giảm học phí.

1.5.2 Kinh nghiệm XĐGN của huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng

Trong 15 xã, thị trấn với hơn 41,1 ngàn hộ vào cuối năm 2012, huyện Đức Trọng có hơn 1,6 ngàn hộ nghèo, chiếm gần 4%; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) gần 1,1 ngàn hộ, chiếm hơn 10%. Huyện có 4 xã nghèo là Tà Năng, Tà Hine, N’Thôn Hạ và Đạ Quyn và 5 địa bàn đồng bào DTTS ở 4 xã là Đarahoa, Làng Đại Dương, Gân Reo, Đăng Srôn và Ma Đam là những trọng điểm tập trung giải quyết rốt ráo về giảm nghèo. Những năm qua, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và Chính phủ cùng sự quan tâm của tỉnh và huyện, toàn huyện Đức Trọng đã đầu tư 187 tỷ đồng. Nhờ đó, các xã nghèo, vùng DTTS được cải thiện, nông thôn từng bước đổi mới. Tuy nhiên, kinh tế - xã hội các địa bàn nghèo còn nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, sự chênh lệch giữa các xã còn lớn.

Cuối tháng 3/2013, Huyện ủy Đức Trọng đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 17 nhằm tăng cường đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các xã nghèo, vùng đồng bào DTTS đến giai đoạn năm 2015. Theo đó, nhiều chỉ tiêu cụ thể đặt ra cùng những nhiệm vụ và giải pháp sát thực tiễn. Và ngay trong quý II, HĐND huyện ban hành Nghị quyết 04; UBND huyện xây dựng Kế hoạch 71 để kịp thời triển khai.

Sự năng động của huyện Đức Trọng ở chỗ, biết phát huy hiệu quả tối đa lồng ghép các nguồn dự án, chương trình của Trung ương và tỉnh, mạnh dạn vận dụng định ra những cơ chế linh hoạt từ nguồn đầu tư của huyện. Ví dụ, vận dụng Quyết định 20 của tỉnh, đầu tư cho các thôn nghèo, thôn đặc biệt khó khăn trung bình 15 triệu đồng/hộ với tổng ngân sách khoảng gần 2,6 tỷ đồng. Nhưng đầu tư không dàn trải, mà điều tiết vốn chung để tập trung vào trọng điểm. Cụ thể, đầu tư mỗi hộ ở N’Thôn Hạ 30 triệu đồng cao hơn mức của tỉnh hoặc tiếp tục đầu tư lần 2 theo Đề án 30a cho 118 hộ chưa thoát

nghèo; đầu tư cho gần 60 hộ cận nghèo hoặc sát ngưỡng nghèo khi họ đăng ký thoát nghèo bằng mức của hộ nghèo.

Công cuộc giảm nghèo của huyện Đức Trọng đến cuối năm 2013 không chỉ hoàn thành nhiều chỉ tiêu đề ra từ Nghị quyết mà đã vượt một cách ngoạn mục. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn gần 2,5%, trong đó, trong vùng DTTS hơn 6,7%), toàn huyện giảm 1,44% so với năm 2012. Đặc biệt, những điển hình có tốc độ chuyển biến rất nhanh như các xã: Đạ Quyn từ hơn 24% xuống còn hơn 10% (DTTS gần 28% còn gần 16%), Tà Hine hơn 21% còn hơn 9% (DTTS hơn 24% còn 13%) và N’Thôn Hạ 17% xuống 8% (DTTS hơn 20% còn hơn 10%).

1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Cư M’gar.

Qua nghiên cứu một số kinh nghiệm, mô hình giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo của một số địa phương có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Cư M’gar như sau:

Một là: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành thực hiện kịp thời để công tác xóa đói giảm nghèo thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo kịp thời, thường xuyên của cấp ủy Đảng, sự điều hành trực tiếp của chính quyền từ huyện đến xã, sự phối hợp tích cực và đồng bộ của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác xóa đói giảm nghèo, đồng thời có sự lồng ghép các hoạt động, các chương trình, dự án đầu tư cho giảm nghèo, thông qua các ban ngành, tổ chức đoàn thể để tuyên truyền, vận động làm chuyển biến nhận thức, hành động đến từng hội viên và nhân dân, đồng thời huy động nguồn lực, bồi dưỡng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, bảo lãnh tín chấp để người nghèo được vay vốn làm ăn.

Hai là: Phải tiến hành điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo một cách chính xác: để từ đó xây dựng được cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, với những

phân tích có căn cứ khoa học, thực tiễn từng khối, từng xã, từng vùng nghèo đói khác nhau. Trên cơ sở đó, xác định được quy mô, tính chất, mức độ nghèo đói là cơ sở để có những chính sách, biện pháp giải quyết cụ thể, vừa là cơ sở để “ đo đếm” đánh giá kết quả thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, trong đó vai trò của cấp xã, thị trấn là gần dân nhất, cấp trực tiếp triển khai thực hiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách tại địa phương.

Ba là: Xóa đói giảm nghèo phải luôn được coi là mục tiêu quan trọng, xuyên suốt trong chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội hàng năm của huyện. Huyện phải có chính sách, giải pháp xóa đói giảm nghèo rõ ràng, cụ thể, phù hợp và có tính khả thi đối với từng vùng, từng địa phương phù hợp với nhóm đối tượng theo nguyên tắc “cho cần câu hơn cho xâu cá”, đồng thời đa dạng hóa việc huy động nguồn lực, trước hết, chủ động nguồn lực tại chỗ, huy động nguồn lực của cộng đồng kết hợp với sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, mở rộng hợp tác đầu tư về kỹ thuật, tài chính cho xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Bốn là: Phải tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về xóa đói giảm nghèo. Công cuộc xóa đói giảm nghèo phải huy động được tất cả các cấp, các ngành và toàn xã hội tham gia, không ai là người ngoài cuộc trong đó ý chí và quyết tâm của chính các hộ nghèo là nhân tố quyết định. Những hộ nghèo đói thường hay gặp nhiều khó khăn, ít hiểu biết, không nắm được thông tin, ít được tham gia vào quá trình phát triển, ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công. Bản thân họ dễ mặc cảm, tự ti. Do vậy để phát huy đầy đủ nội lực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, trước hết phải làm cho các hộ nghèo vượt qua những mặc cảm, tự ti vốn có của họ, bảo đảm cho họ được tham gia vào mọi hoạt động của chương trình xóa đói giảm nghèo, làm chuyển biến nhận thức của hộ nghèo và cận nghèo,

không ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước mà phải tự lực phấn đấu, chủ động tạo việc làm, vươn lên thoát nghèo.

Năm là: Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm thông qua các hội nghị sơ kết, tổng kết để nêu lên những nội dung đã thực hiện tốt, nhằm phổ biến học hỏi cũng như những nội dung chưa làm được để có các giải pháp khắc phục cho giai đoạn tiếp theo, đồng thời đánh giá các mô hình giảm nghèo có hiệu quả để nhân rộng và tuyên dương kịp thời, nhằm hướng đến mực tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững.

Từ những vấn đề nêu trên, có thể thấy rằng đói nghèo và công cuộc chống đói nghèo đã trở thành vấn đề nóng có tính chất toàn cầu trong giai đoạn hiện nay, là chủ đề luôn được nhiều quốc gia, các tổ chức trong và ngoài nước cũng như các nhà quản lý, các nhà khoa học quan tâm. Muốn đẩy lùi sự nghèo đói một cách có hiệu quả, bền vững, đòi hỏi sự vào cuộc của mọi tầng lớp, mọi lực lượng, không chỉ của cá nhân, của địa phương hay của riêng quốc gia nào. Sự quan tâm đó thể hiện, bên cạnh sự vươn lên từ nội lực còn đòi hỏi sự cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội, sự hỗ trợ từ nhiều phía trong đó có sự góp sức quan trọng của một hệ thống lý luận, hàng loạt những công trình nghiên cứu, những thể nghiệm và nhiều bài học thực tiễn. Đó cũng là cơ sở, là hành trang cần thiết để có thể giải quyết một cách hiệu quả vấn đề đói nghèo đã và đang diễn ra vô cùng phức tạp như hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương một tác giả đã luận giải các vấn đề lý luận cơ bản về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững. Các tiêu chí đánh giá về giảm nghèo, các chính sách của Nhà nước đã ban hành về giảm nghèo và đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về chính sách, chính sách công làm cơ sở để đưa ra chính sách giảm nghèo, vai trò của chính sách giảm nghèo.

Tác giả cũng đã xác định rõ đối tượng, nội dung của chính sách giảm nghèo và đã khái quát một số chính sách giảm nghèo của Nhà nước và quy trình thực hiện các chính sách trong thực tiễn tại địa phương và các những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách giảm nghèo. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam về giảm nghèo để rút ra bài học kinh nghiệm trong thực hiện chính sách giảm nghèo cho huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Từ đó làm cơ sở để tìm hiểu, đánh giá thực tiễn vấn đề này trên địa bàn huyện Cư M’gar ở chương 2 và rút ra những nguyên nhân của các mặt tồn tại cũng như hạn chế và đưa ra một giải pháp, kiến nghị đối với việc thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Cư M’gar ở chương 3.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƢ M’GAR – TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Cƣ M’gar, tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện

Cư M’gar là tên theo tiếng Ê Đê là ngọn núi lửa đã tắt từ lâu. Đây là ngọn núi nằm tại trung tâm huyện. Huyện Cư M’gar được thành lập ngày 23 tháng 1 năm 1984 theo Quyết định số 15-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng tách ra từ huyện Ea Sup. Huyện nằm ở phía bắc tỉnh Đắk Lắk, với tổng diện tích tự nhiên là 82.443 ha. Với phía bắc giáp huyện Ea Sup, ở phía nam giáp thành phố Buôn Ma Thuột, còn phía đông giáp huyện Krông Buk, ở phía tây giáp với huyện Buôn Đôn. Huyện có vị trí quan trọng, giàu tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế xã hội.

Về điều kiện tự nhiên: Huyện Cư M'gar vùng đất tương đối bằng phẳng, đất đai rất màu mỡ, thổ nhưỡng chia làm 4 loại đất: đất đỏ trên đá Bazan; đất dốc tụ thung lũng; đất nâu sẫm trên đá bọt; đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá Bazan. Với thế mạnh là thổ nhưỡng tốt, rất thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó có 2.452,5 ha đất trồng lúa, chiếm 3,42%, cây công nghiệp lâu năm như hồ tiêu, cà phê, cao su, điều, cây lấy gỗ với trên 50.537 ha, chiếm tỷ lệ 70,5% diện tích [10].

Huyện cũng có tài nguyên về khoáng sản như: 4 mỏ đá phục vụ cho việc làm vật liệu cho ngành xây dựng với tổng diện tích là 52 ha gồm: mỏ đá tại tiểu khu 550 xã Ea Kiết với diện tích là 6 ha, mỏ đá Buôn cháy là 20 ha, mỏ đá Ea Tul 10 ha còn lại là mỏ đá Ea M’Nang là 6,2 ha, ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 20 ha đất khai thác than bùn tại hồ Ea Nhái xã Cuôr Dăng.

Với lượng khoáng sản như vậy tạo điều kiện thúc đẩy ngành xây dựng phát triển tạo ra nhiều công ăn việc làm thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại địa phương.

Huyện Cư M’gar là mảnh đất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, ngoài việc có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú thì sự đa dạng, độc đáo về văn hóa của các dân tộc sinh sống tại đây đã trở thành thế mạnh riêng của địa phương và là sức hấp dẫn khó cưỡng với du khách. Theo thống kê, trên địa bàn huyện hiện có 3 di tích danh lam thắng cảnh, trong đó có 2 di tích đã được xếp hạng. Nhắc đến tiềm năng du lịch sinh thái ở Cư M’gar, người ta thường nghĩ ngay đến thắng cảnh đồi Cư H’lâm (nằm trên tỉnh lộ 8, thuộc thị trấn Ea Pôk, cách TP. Buôn Ma Thuột 12 km), nơi đây có tổng diện tích mặt bằng là 18,486 ha, trong đó rừng nguyên sinh chiếm đến 15,65 ha. Đặc biệt, tại khu đồi này vẫn lưu truyền truyền thuyết hấp dẫn tồn tại từ đời này sang đời khác về chuyện tình giữa nàng H’Lâm và chàng trai Y Nhai. Tháng 9- 2009, đồi Cư H’lâm được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện cư mgar, tỉnh đăk lăk (Trang 43)