Sự cần thiết phải thực hiện chính sách giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện cư mgar, tỉnh đăk lăk (Trang 27 - 30)

1.2.1. Vai trò của chính sách giảm nghèo

Chính sách giảm nghèo là một trong những chính sách hướng vào phát triển con người, nhất là nhóm người nghèo, tạo tiền đề cho họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì thế, CSGN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, góp phần khắc phục hậu quả tiêu cực của việc phân hóa giàu nghèo. Có thể kể đến một số vai trò như sau:

Thứ nhất, chính sách giảm nghèo có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Tạo ra nhiều việc làm cho người nghèo để họ có thu nhập. Để xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả, cần khuyến khích làm giàu, tạo điều kiện cho mọi người có khả năng đều hăng hái đầu tư, sản xuất, kinh doanh, làm giàu một cách chính đáng thì cần có những chính sách thiết thực

giúp hộ nghèo tự đứng trên đôi chân của mình bằng việc hỗ trợ công cụ sản xuất định hướng đi theo mục tiêu mà chính sách đã đề ra. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hộ nghèo. Chuyển từ lao động nông nghiệp sang các dịch vụ ngành nghề khác đem lại thu nhập ổn định để tránh tình trạng thiếu việc làm cũng như năng xuất lao động thấp dẫn đến thu nhập của người nghèo thấp.

Thứ hai, thực hiện CSGN sẽ tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển đối với người nghèo, trong thực tế thì người nghèo, vùng nghèo là những người luôn bị thua thiệt trong cạnh tranh về sản xuất, kinh doanh. Họ không có điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi do thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu vốn, xa trung tâm kinh tế nên giá thành sản phẩm cao. Mặt khác họ là những người thiếu kinh nghiệm làm ăn, ít hiểu biết, tay nghề thấp, không có sức khỏe, năng suất lao động thấp, sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, nguy cơ tụt hậu của họ so với xã hội càng trầm trọng hơn.

Để khắc phục được tình trạng trên cần áp dụng chính sách cho hộ nghèo về hỗ trợ cơ sở vật chất, hạ tầng cho vùng nghèo để phát triển kinh tế thị trường tạo cơ hội cho các vùng và cá nhân có điều kiện phát triển mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với vùng nghèo và hộ nghèo vươn lên. Đó là khi thị trường phát triển cá nhân, hộ gia đình, vùng tiếp cận đầy đủ hơn đến các nguồn lực phát triển trong xã hội.

Thứ ba, CSGN góp phần tạo các điều kiện, các cơ hội cần thiết cho người nghèo, hộ nghèo, có điều kiện phát triển góp phần ổn định chính trị, kinh tế - xã hội, hạn chế những tiêu cực nảy sinh do tình trạng đói nghèo gây ra, cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư, tạo cơ hội để

đối tượng nghèo ổn định và đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập, tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho đối tượng nghèo.

Thứ tư, CSGN góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Nghèo đói là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội và ngược lại tệ nạn xã hội cũng chính là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, do vậy thực hiện tốt công tác XĐGN trước hết phải hạn chế được các tệ nạn xã hội. XĐGN có hiệu quả là điều kiện giữ vững và đảm bảo ổn định chính trị - xã hội. Vì vậy việc thực hiện các CSGN là một trong những biện pháp góp phần đảm bảo ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

1.2.2. Sự cần thiết phải thực hiện chính sách giảm nghèo

Giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tăng trưởng kinh tế tạo ra cơ sở, điều kiện vật chất để giảm nghèo. Ngược lại, giảm nghèo là nhân tố đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững.

Tăng trưởng kinh tế chịu tác động của các quy luật kinh tế như: Quy luật giá trị, quy luật cung cầu, cạnh tranh, lợi nhuận, năng suất lao động. Còn giảm nghèo lại chịu tác động của quy luật phân hóa giàu - nghèo, vấn đề phân phối và thu nhập, vấn đề lao động và việc làm, các chính sách xã hội. Trong quá trình vận động các yếu tố, các quy luật tác động lên tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo theo nhiều hướng. Một khi các tác động trên là trái ngược nhau thì sẽ làm triệt tiêu các khả năng làm tăng trưởng kinh tế cũng như điều kiện để thực hiện giảm nghèo. Do vậy, để đảm bảo được tăng trưởng kinh tế và giảm được nghèo đòi hỏi Nhà nước phải có sự can thiệp sao cho sự tác động của các yếu tố, các quy luật có tính đồng thuận để vừa tăng trưởng kinh tế, vừa thực hiện được giảm nghèo. Như vậy, tăng trưởng kinh tế là nhân tố quan trọng nhằm thực hiện giảm nghèo. Ngược lại giảm nghèo lại là nhân tố đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. Do đó giảm nghèo là một yêu cầu cần

thiết khách quan hiện nay, đồng thời là trách nhiệm mà Nhà nước phải thực hiện.

Giảm nghèo còn là yêu cầu cần thiết ổn định chính trị, xã hội. Ở nước ta hiện nay có trên 5 % số hộ nghèo tập trung ở vùng nông thôn, nhất là vùng trung du, miền núi, trong đó số hộ nghèo là vùng dân tộc ít người (còn gọi là dân tộc thiểu số) và những hộ thuộc diện chính sách phải ưu tiên chiếm tỷ lệ khá cao. Trong những năm gần đây một số vấn đề về chính trị, xã hội ở một số vùng miền núi và những nơi khó khăn diễn biến phức tạp. Tình trạng một số tổ chức phản động khôi phục, chống phá, truyền đạo bất hợp pháp và nạn mê tín gia tăng, nếu gắn với nghèo đói thường xuyên sẽ có nguy cơ tạo nên sự mất ổn định chính trị. Điều đó có nghĩa là giảm nghèo ở nước ta không đơn thuần là một chương trình kinh tế mà còn là chương trình mang ý nghĩa ổn định chính trị, xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ.

Ở khía cạnh khác nghèo đói về kinh tế sẽ ảnh hưởng đến các mặt xã hội và chính trị: Các tệ nạn xã hội phát sinh như: trộm cắp, cướp giật, ma túy, mại dâm. Đạo đức bị suy đồi, an ninh xã hội không được đảm bảo đến một mức nhất

định có thể dẫn đến rối loạn xã hội. Nếu nghèo đói không được chú ý giải quyết, tỷ lệ và cấp độ của nghèo vượt quá giới hạn an toàn sẽ dẫn đến hậu quả mất ổn định chính trị, ở mức cao hơn là khủng hoảng chính trị, đặc biệt là nguy cơ diễn biến hòa bình và chiến tranh biên giới mềm.

Nếu giải quyết không thành công vấn đề giảm nghèo sẽ không thể thực hiện được mục tiêu công bằng xã hội và phát triển kinh tế - xã hội bền vững mà Việt Nam đang phấn đấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện cư mgar, tỉnh đăk lăk (Trang 27 - 30)