Phƣơng hƣớng tạo động lực làm việc cho viên chức các đơn vị sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đắk lắk (Trang 71 - 74)

nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Lăk

Chính vì động lực làm việc có ảnh hƣởng quan trọng đến hiệu quả làm việc của tổ chức hành chính nên tạo động lực làm việc luôn đƣợc quan tâm ở bất cứ tổ chức nào. Đây đƣợc coi là một trong những chức năng quan trọng của ngƣời lãnh đạo, là yếu tố mang tính quyết định hiệu quả làm việc và khả năng cạnh tranh của tổ chức. Đối với bất cứ quốc gia nào, việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có tầm quan trọng đặc biệt, vì họ là bộ phận quan trọng quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nƣớc. Động lực làm việc có ảnh hƣởng đến hiệu suất làm việc của cá nhân và tổ chức, điều này luôn luôn đúng với bất cứ tổ chức nào, nhƣng đối với tổ chức nhà nƣớc điều này quan trọng hơn, bởi vì nếu cán bộ, công chức, viên chức không có động lực làm việc hoặc động cơ làm việc không tích cực sẽ ảnh hƣởng đến hiệu suất làm việc của cơ quan nhà nƣớc và có tác động không tốt đến xã hội, đến công dân – đối tƣợng phục vụ của các cơ quan nhà nƣớc.

Tại buổi làm việc của Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo tỉnh Đăk Lăk (diễn ra ngày 8/12/2018), Thủ tƣớng đã có một số nhận định nhƣ sau:

hiệu quả các chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội ngay từ những ngày, tháng đầu năm 2019. Thủ tƣớng chỉ đạo tỉnh Đắk Lắk phấn đấu đạt vƣợt mức chỉ tiêu tốc độ tăng trƣởng đã đề ra là 9% cho năm 2019, nhằm tạo đà phát triển cho các năm sau. Mặc khác, Thủ tƣớng cũng đặt mục tiêu tới năm 2020, GDP bình quân đầu ngƣời của tỉnh Đắk Lắk phải bằng bình quân cả nƣớc.

Theo kết luận tại buổi làm việc, Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận định Đăk Lăk là tỉnh có vị trí chiến lƣợc quan trọng về quốc phòng, an ninh, có diện tích lớn và cộng đồng các dân tộc giàu bản sắc văn hóa. Do đó, tỉnh Đăk Lăk có tiềm năng, lợi thế rất lớn để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là về nông nghiệp, công nghiệp chế biến, năng lƣợng, thƣơng mại, du lịch.

Đối với ngành nông nghiệp, tỉnh cần cơ cấu lại theo hƣớng nông nghiệp xanh, sạch, công nghệ cao; phấn đấu giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp tăng bình quân trên 5%/năm.

Thủ tƣớng đã đề ra nhiều giải pháp cho tỉnh Đăk Lăk để đạt đƣợc mục tiêu này, bao gồm: tăng cƣờng thu hút đầu tƣ của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn; thực hiện ứng dụng khoa học công nghệ cao gắn với đổi mới hình thức tổ chức sản xuất; tăng cƣờng chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng, xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu.

Đặc biệt, tỉnh cần phát triển sản xuất kinh doanh cà phê - một "báu vật" thiên nhiên dành cho Đăk Lăk - theo chuỗi giá trị, để cà phê Buôn Ma Thuột trở thành ngành hàng có hàm lƣợng giá trị gia tăng cao, một sản phẩm có sức mạnh mang tầm thế giới.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng phải thực hiện tăng cƣờng công tác quản lý, bảo vệ rừng, tập trung xử lý đất rừng bị lấn chiếm trái phép; có giải pháp để xóa bỏ tình trạng đất đai nông lâm trƣờng cho thuê theo kiểu phát canh thu tô; hỗ

trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo chính sách nhà nƣớc đã ban hành và đẩy mạnh thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới…..”.

Để thực hiện đƣợc phƣơng hƣớng, mục tiêu nói trên đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, công chức, viên chức, toàn dân, toàn quân toàn tỉnh, trong đó không thể thiếu đội ngũ viên chức các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Lăk. Để tạo động lực làm việc cho viên chức các đơn vị này, ngƣời lãnh đạo cần hƣớng hoạt động của mình vào ba lĩnh vực then chốt với các phƣơng hƣớng chủ yếu sau đây:

- Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho viên chức các đơn vị sự nghiệp ngành nông nghiệp:

+ Xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức và làm cho viên chức hiểu rõ mục tiêu đó.

+ Xác định nhiệm vụ cụ thể và các tiêu chuẩn thực hiện công việc cho viên chức. Ở đây, các bản mô tả công việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc đóng vai trò quan trọng.

+ Đánh giá thƣờng xuyên và công bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của viên chức, từ đó giúp họ làm việc tốt hơn.

+ Tạo điều kiện thuận lợi để viên chức hoàn thành nhiệm vụ. + Loại trừ các trở ngại cho thực hiện công việc của viên chức. + Cung cấp các điều kiện cần thiết cho công việc.

+ Tuyển chọn và bố trí ngƣời phù hợp để thực hiện công việc. - Kích thích lao động:

+ Sử dụng tiền lƣơng nhƣ một công cụ cơ bản để kích thích vật chất đối với viên chức. Tiền lƣơng là bộ phận chủ yếu trong thu nhập và biểu hiện rõ ràng nhất lợi ích kinh tế của viên chức. Do đó, nó phải đƣợc sử dụng nhƣ là

một đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất để kích thích viên chức. Tiền lƣơng phải đƣợc trả thỏa đáng so với sự đóng góp của viên chức và phải công bằng.

+ Sử dụng hợp lý các hình thức khuyến khích tài chính nhƣ: tăng lƣơng tƣơng xứng thực hiện công việc, các hình thức tiền thƣởng, phần thƣởng... để nâng cao sự nỗ lực và thành tích lao động của viên chức.

+ Sử dụng hợp lý các hình thức khuyến khích phi tài chính để thỏa mãn các nhu cầu tinh thần của ngƣời viên chức nhƣ: khen ngợi, tổ chức thi đua, xây dựng bầu không khí tâm lý - xã hội tốt trong các tổ chức, tạo cơ hội học tập, phát triển, tạo cơ hội nâng cao trách nhiệm trong công việc, cơ hội thăng tiến...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đắk lắk (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)