Để có thể đánh giá được tình trạng hoạt động của ổ đỡ từ, trong phần này độ dịch chuyển của trục nâng theo các phương x và y được đo lường ở các tốc độ khác nhau. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng ổ đỡ từ có thể nâng được tốc độ tối đa là 11.000 vòng/phút. Nguyên nhân chính của sự giới hạn tốc độ này là do động cơ điện.
Để xác định được mối quan hệ giữa độ dịch chuyển ngang trục và tốc độ quay, động cơ sẽ được chỉnh định ở các tốc độ làm việc khác nhau và độ dịch chuyển của trục rotor sẽ được đo lường thông qua các cảm biến dòng xoáy và card DS1104. Các độ dịch chuyển ngang trục này sau đó được tính toán và phân tích fourier (FFT) để xác định biên độ của dao dộng. Các kết quả được thể hiện trong các Hình 4.17 và 4.18.
Sai số lớn nhất của độ dịch chuyển cho cả hai ổ đỡ từ là cao nhât là 0.1 mm ở tốc độ 6.500 vòng/phút, tuy nhiên sai số này vẫn còn nhỏ hơn nhiều so với khe hở không khí giữa stator và rotor (1mm). Nguyên nhân chính gây ra sai số này là do tại
khoảng tốc độ 6.500 v/p đã xảy ra hiện tượng cộng hưởng, để hạn chế sai số này thì kết cấu cơ khí của ổ đỡ từ cần được tính toán và thiết kế lại.
Hình 4.19 và 4.20 mô tả kết quả phân tích FFT cho độ dịch chuyển của ổ đỡ từ tại các tốc độ khác nhau.
Hình 4.19: Kết quả phân tích FFT cho độ dịch chuyển của ổ đỡ từ tại 0 vòng/phút
Hình 4.20: Kết quả phân tích FFT cho độ dịch chuyển của ổ đỡ từ tại tốc độ 5.000 vòng/phút