Thể chế lạc hậu, bộ máy nhà nước cồng kềnh, cán bộ, công chức quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cửa quyền, hách dịch...làm cho đất nước chậm phát triển, pháp luật nói chung, pháp luật về NVQS nói riêng không được thực thi một các nghiêm minh, công bằng, lòng tin của nhân dân giảm sút. Do vậy cần thay đổi thể chế, tinh giảm, hoàn thiện bộ máy cho phù hợp với cơ chế mới, phù hợp với thời kỳ mở cửa, hội nhập sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế thế giới theo quan điểm của Đảng, Chính phủ, đó là xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; xây dựng Chính phủ phục vụ, liêm chính...
Tiểu kết chương 1
Tổ chức thực hiện pháp luật về NVQS là một phạm trù khá rộng, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận của NVQS, pháp luật về NVQS và tổ chức thực hiện pháp luật về NVQS theo quan điểm của Đảng, nhà nước ta và các văn bản pháp luật hiện hành. Làm sáng tỏ vấn đề lý luận của Đề tài và nghiên cứu việc thực hiện NVQS ở một số nước trên thế giới, là cơ sở cho việc nghiên cứu đánh gía thực trạng việc tổ chức thực hiện pháp luật về NVQS ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội thời gian qua, từ đó đưa ra những quan điểm, giải pháp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về NVQS.
Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự ở quận Thanh Xuân
2.1.1. Vị trí địa lý, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
Đáp ứng với yêu cầu phát triển của Thủ đô Hà Nội. Quận Thanh Xuân được thành lập, ra mắt ngày 28/12/1996 theo Nghị định 74/CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997. Quận Thanh Xuân được hình thành trên cơ sở một số phường tách ra từ quận Đống Đa và một số xã của huyện Thanh trì, Từ Liêm. Quận có 11 phường, với diện tích 913,2 ha (sau này còn 908,3ha do tách bớt sang quận Cầu Giấy) và 131.257 nhân khẩu. Hệ thống tổ chức chính quyền, Đảng, đoàn thể ở các cấp được thành lập, kiện toàn đầy đủ kịp thời, hoạt động có hiệu quả.
Quận Thanh Xuân nằm ở cửa ngõ phía Tây nam thành phố, phía Bắc giáp quận Đống Đa, quận Cầu Giấy, phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng, (nay có thêm quận Hoàng Mai), phía Nam giáp huyện Thanh Trì, quận Hoàng Mai và Thị xã Hà Đông/Hà Tây cũ (nay là quận Hà Đông), phía Tây giáp quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm (nay là quận Nam Từ Liêm) và quận Hà Đông. Quận nằm ở vị trí địa lý hết sức thuận lợi, là địa bàn đô thị hóa nhanh, phát triển năng động của Thủ đô, trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế lớn của đất nước.
Quận Thanh Xuân có nhiều trường Đại học lớn và trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đứng chân trên địa bàn (12 trường) như trường Đại học Hà Nội, trường Đại học Kiến trúc; Đại học khoa học tự nhiên; Đại học khoa học xã hội và nhân văn; Đại học PCCC, Đại học Thăng long... và nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước, khu công nghiệp đứng chân trên địa bàn như khu công nghiệp Thượng Đình, khu công nghiệp Cao Sà Lá... Sau
một năm đi vào hoạt động, thu ngân sách của quận đạt 19 tỷ 821 triệu đồng; đến năm 2011, sau 10 năm hoạt động thu ngân sách đạt trên 2.250 tỷ đồng, tăng 114,1 lần so với năm 2007 và đến nay, 6 tháng đầu năm 2017 thu ngân sách đạt hơn 2.400 tỷ đồng. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quản lý đô thị được đầu tư, phát triển mạnh mẽ, hiện nay quận có 05 khu tập thể cũ (Phương Liệt, Thượng đình, Thanh xuân Bắc, TXN, Kim Giang) và 07 khu đô thị mới (THNC, Mandarin Garden, Hạ Đình, Khương Đình, RoyalCity, Vinhomes Smart City, Pandora) và hàng chục con đường mới khang trang được xây dựng, tu bổ; văn hóa, xã hội đạt nhiều thành tích, quốc phòng, an ninh được tăng cường, đời sống nhân dân ổn định và từng bước được nâng cao.
2.1.2. Tình hình dân số và thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự
Quận thanh xuân khi thành lập, dân số là 131.257 nhân khẩu, một phần là nông dân của các làng xã lên phường, còn chủ yếu là công nhân, viên chức, hưu trí, lực lượng vũ trang, sinh viên, công nhân lao động và một bộ phận dân cư từ nơi khác đến sinh sống, làm ăn, cư trú. Tuy nhiên do quá trình đô thị hóa và sự ra đời của Luật Cư trú, tỷ lệ tăng dân số cơ học và công dân thường trú trên địa bàn quận tăng nhanh, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1.065%. Đến tháng 7 năm 2013 dân số quận Thanh Xuân là 255,8 nghìn người và hiện nay là trên 266 nghìn người .
Số thanh niên trong độ tuổi gọi nhập ngũ năm 2014 là 12.950 người, năm 2015 là 13.140 người, năm 2016 là 4.588 người, năm 2017 là 5.324 người (năm 2016, 2017 là số đã qua sơ tuyển sức khỏe).
2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn
2.1.3.1. Thuận lợi: Quận Thanh xuân luôn được sự quân tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội và sự chỉ đạo, hướng dẫn của BTL Thủ đô. Quận có vị trí địa lý thuận lợi, là địa phương có bề dầy lịch sử truyền thống cách mạng, nhân dân đoàn kết; cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên được kiện toàn, củng cố và có kinh nghiệm lãnh đạo,
chỉ đạo công tác quốc phòng, QSĐP. Quận có các khu công nghiệp và nhiều doanh nghiệp lớn, trường đại học, cao đẳng, trung cấp đứng chân trên địa bàn là động lực cho sự phát triển. Quận đang trên đà đô thị hóa mạnh mẽ, kinh tế- xã hội, hạ tầng cơ sở phát triển nhanh, mạnh; đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện; số thanh niên trong độ tuổi NVQS tăng hàng năm theo đà tăng dân số; LL DBĐV khá hùng hậu, quốc phòng, an ninh được tăng cường và giữ vững...là những thuận lợi lớn trong tổ chức thực hiện pháp luật về NVQS.
2.3.1.2. Khó khăn: Do quá trình đô thị hóa, kinh tế, xã hội phát triển, đã dẫn đến áp lực về cơ sở hạ tầng; sự tăng dân số cơ học nhanh, cơ cấu dân số phức tạp, số nam công dân diện KT2 và diện tạm trú trên địa bàn (KT3) khá đông; lối sống, văn hóa đan xen, trình độ dân trí không đồng đều; một bộ phận dân cư từ làng, xã lên phố phường, có sự hiểu biết pháp luật, nhất là pháp luật về NVQS còn hạn chế. Số lượng nam công dân trong độ tuổi NVQS bị bệnh về mắt và tham gia học tập tại các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân tăng dần hàng năm; số công dân trong độ tuổi NVQS, diện SSNN có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp cần cho quân đội lại chủ yếu đang làm việc, công tác tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp...đó là khó khăn, tác động, ảnh hưởng đến việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về NVQS và cũng chính là những khó khăn, tác động ảnh hưởng đến công tác đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi NVQS, công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ và tổ chức thực hiện pháp luật về NVQS của quận Thanh Xuân.
2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự từ năm 2014 đến năm 2017 ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
2.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và Ban chỉ huy quân sự các cấp
2.2.1.1. Hoạt động của cấp ủy Đảng, chính quyền trong tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự
Thực hiện cơ chế Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 30/7/1987của Bộ Chính trị. Theo đó, đồng chí bí thư Quận ủy Thanh Xuân được chỉ định làm bí thư ĐUQS quận; đồng chí Chủ tịch UBND quận được chỉ định tham gia ĐUQS quận, là Đảng ủy viên; đồng chí Chỉ huy Trưởng QS quận được cơ cấu vào Thường vụ Quận ủy và Ủy viên UBND quận; đồng chí chính trị viên Ban chỉ huy QS quận là Phó bí thư ĐUQS được cơ cấu vào HĐND quận. Đối với cấp phường, đồng chí chỉ huy Trưởng QS phường là ủy viên UBND phường, đồng chí Bí thư Đảng ủy phường là Chính trị viên LLVT phường. Còn đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thì một đồng chí trong cấp ủy Đảng, chính quyền tham gia BCHQS để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện pháp luật về NVQS và công tác QP, quân sự địa phương. Đảng ủy quân sự quận Thanh Xuân chịu sự lãnh đạo song trùng của Đảng ủy quân sự Thủ đô và Quận ủy Thanh Xuân.
Hàng quý, sáu tháng và năm, Thành ủy Hà Nội có nghị quyết lãnh đạo đối với công tác quốc phòng, QSĐP; Đảng ủy quân sự Thủ đô có nghị quyết lãnh đạo đối với các đơn vị lực lượng vũ trang Thủ đô; Quận ủy Thanh Xuân có nghị quyết lãnh đạo đối với công tác quốc phòng, QSĐP và lực lượng vũ trang quận; hàng tháng, quý, 6 tháng và năm, Đảng ủy quân sự quận có nghị quyết lãnh đạo đối với cơ quan quân sự và lực lượng vũ trang quận. Đảng ủy phường, cơ quan, tổ chức định kỳ đều có nghị quyết lãnh đạo đối với công tác quân sự, quốc phòng.
Những năm qua, trong các phiên họp ĐUQS quận ra Nghị quyết lãnh đạo đều do đồng chí bí thư Quận ủy, kiêm bí thư ĐUQS quận chủ trì, đồng chí Chủ tịch UBND quận tham dự họp với tư cách là Đảng ủy viên, rất ít khi các đồng chí vắng mặt. Chính vì vậy sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quận ủy đối với Đảng ủy quân sự quận luôn thường xuyên, trực tiếp, tuyệt đối, về mọi mặt, đồng chí bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận luôn thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm và sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với Đảng ủy, Ban CHQS, LLVT quận.
Trong các phiên họp thường vụ Quận ủy, đồng chí Chỉ huy Trưởng QS quận tham dự với tư cách ủy viên Thường vụ (khi bầu trúng cử), vì vậy đã trực tiếp tham mưu, đề xuất, tham gia ý kiến về công tác quốc phòng, quân sự địa phương để Thường vụ Quận ủy có nghị quyết lãnh đạo sát đúng.
Trong các phiên họp của UBND quận, đồng chí Chỉ huy Trưởng QS quận tham dự với tư cách Ủy viên UBND quận, là người trực tiếp có ý kiến về công tác QP, QSĐP trong phiên họp, đồng thời cũng là người trực tiếp lĩnh hội ý kiến chỉ đạo của UBND, Chủ tịch UBND về công tác QP, QSĐP để về triển khai thực hiện.
Trong các phiên họp của HĐND quận, đồng chí Chính trị viên Ban CHQS quận tham dự với tư cách đại biểu HĐND, đại diện cho LLVT quận, thể hiện ý chí, nguyện vọng của cán bộ, chiến sỹ LLVT quận; lĩnh hội Nghị quyết của HĐND về công tác QP, QSĐP để triển khai thực hiện.
Bốn năm qua, Quận ủy, HĐND, UBND quận Thanh Xuân đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện pháp luật về NVQS và công tác quốc phòng, QSĐP như: Ban hành Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo và kế hoạch thực hiện công tác động viên, tuyển quân trên cơ sở nghị quyết, kế hoạch của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội; xây dựng kế hoạch phòng thủ khu vực trên tinh thần Nghị quyết số 30/2013/NQ-HĐND ngày 06/12/2013 của HĐND thành phố về xây dựng khu vực phòng thủ Thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo; tổ chức diễn tập bảo vệ khu vực phòng thủ ở 100% các phường và cấp quận; ban hành nhiều Chỉ thị, Kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ hàng năm (2014-2017); xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình số 03- CTr/QU, Kế hoạch số 52-KH/QU, thực hiện Chương trình số 05-CTr/TU của Thành ủy; xây dựng Kế hoạch số 56-KH/QU của Quận ủy thực hiện Chương trình số 09-CTr/TU của Thành ủy về lãnh đạo công tác an ninh, quốc phòng; UBND quận xây dựng kế hoạch và triển khai cho các phường, cơ sở thực hiện Quyết định số 13/2012/QĐ-TTg ngày 23/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về Quy chế kết hợp kinh tế, xã hội với quốc phòng trong khu vực phòng thủ; Quyết định số 06/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, Lào sau 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc...
Trong tổ chức thực hiện pháp luật về NVQS, với sự tham mưu của Ban CHQS, Hội đồng NVQS quận; Quận ủy, HĐND, UBND quận luôn có chỉ thị, nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo, có kế hoạch tổ chức thực hiện sát đúng, kịp thời, hiệu quả. Những năm qua, quận Thanh Xuân luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi NVQS, hoàn thành tốt chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ và động viên đơn vị DBĐV bàn giao cho quân đội, cũng như việc huấn luyện, kiểm tra SSCĐ, diễn tập đối với Tiểu đoàn 1DBDV của quận.
2.2.1.2. Hoạt động của Ban chỉ huy quân sự trong tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự
Ban chỉ huy quân sự các cấp là lực lượng lòng cốt, tham mưu, giúp việc cho cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở cùng cấp, trong tổ chức thực hiện pháp luật về NVQS, thực hiện công tác quốc phòng, QSĐP trên địa bàn, cơ sở.
Thứ nhất, Ban Chỉ huy quân sự quận
Những năm qua, Ban CHQS quận Thanh Xuân thường xuyên nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ kịp thời của Đảng ủy, Thủ trưởng BTL và các cơ quan chức năng BTL Thủ đô. Với chức năng là cơ quan thường trực, tham mưu giúp việc cho Quận ủy, HĐND, UBND, Hội đồng NVQS quận trong tổ chức thực hiện pháp luật về NVQS, công tác quốc phòng, QSĐP và quản lý nhà nước về lĩnh vực quân sự, quốc phòng trên địa bàn quận. Ban CHQS quận đã luôn thực hiện tốt việc tham mưu cho Quận ủy, HĐND, UBND quận ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch sát với Nghị quyết của trên, sự chỉ đạo, hướng dẫn của BTL Thủ đô và tình hình thực tiễn của quận; đồng thời tổ chức thực hiện tốt việc xây dựng, quản lý, chỉ huy các
đơn vị LLVT quận; do vậy 4 năm qua (2014-2017), quận Thanh Xuân luôn thực hiện tốt pháp luật về NVQS, nhiệm vụ quốc phòng, QSĐP, được BTL Thủ đô, Thành phố Hà Nội, Bộ trưởng BQP và Chính phủ đánh giá cao và khen thưởng.
Là cơ quan trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện pháp luật về NVQS, công tác quốc phòng, QSĐP của quận. Ban CHQS quận luôn linh hoạt, chủ động trong chỉ đạo, hướng dẫn Ban CHQS phường, cơ sở thực hiện các nội dung pháp luật về NVQS, từ khâu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đến khâu đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi NVQS; tiến hành phúc tra nắm nguồn thanh niên trong độ tuổi NVQS, tuổi nhập ngũ; tuyển chọn gọi thanh niên nhập ngũ; xây dựng, huy động LL DBĐV; động viên kiểm tra, huấn luyện, diễn tập, SSCĐ đối với Tiểu đoàn 1DBĐV của quận... Ban CHQS quận luôn cử cán bộ bám sát, hướng dẫn BCHQS phường, cơ sở trong mọi hoạt động, trên cơ sở phân công cán bộ phụ trách theo dõi, giúp đỡ các phường, cơ quan đơn vị theo từng khu vực, địa bàn đảm nhiệm, do vậy việc chỉ đạo, hướng dẫn BCHQS phường, cơ sở thực hiện pháp luật về NVQS, công tác quốc phòng, QSĐP luôn sâu sát, kịp thời, hiệu quả.
Trong tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về NVQS, Ban CHQS quận là thành viên Hội đồng PBGDPL, đồng thời là cơ quan tham mưu cho Hội đồng PBGDPL quận chỉ đạo, xây dựng kế hoạch PBGDPL, nhất