Giải pháp cụ thể bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả đăng ký, quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự từ thực tiễn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 112 - 129)

ký, quản lý công dân trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự và tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ

3.2.2.1. Phát huy vai trò tham mưu của Ban chỉ huy quân sự, Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp, của các cơ quan chuyên môn, giúp việc

Các cơ quan chuyên môn tham mưu giúp việc có vai trò rất quan trọng vì các cơ quan này là những cơ quan có trình độ chuyên sâu trong lĩnh vực mình phụ trách, họ là cơ quan chủ trì, tham mưu chính cho cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chưc thực hiện nhiệm vụ. Thực tiễn những năm qua ở quận Thanh Xuân cho thấy, năng lực của cơ quan thường trực, các cơ quan chuyên môn luôn tỷ lệ thuận với chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về NVQS. Do vậy chất lượng tham mưu đúng tầm, tích cực, chủ động, nhạy bén thì hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhất định sẽ có kết quả tốt và ngược lại.

Để phát huy, nâng cao vai trò của các cơ quan tham mưu cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ Ban CHQS các cấp. Trong thực tế vừa qua chất lượng đội ngũ cán bộ quân sự các cấp vẫn còn hạn chế; số cán bộ Ban CHQS quận được học tập, nghiên cứu về công tác quân sự địa phương tỷ lệ chưa cao, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quốc phòng QSĐP; số cán bộ quân sự cấp phường, cơ sở chủ yếu là những đồng

chí đã qua bộ đội, trình độ văn hóa còn ở mức độ và đa phần chưa được học tập, đào tạo chính quy, bài bản về công tác quốc phòng, QSĐP, do đó phần nào ảnh hưởng đến chất lượng làm tham mưu và tổ chức thực hiện. Nhận thấy hạn chế, nguyên nhân trên, BQP đã đề xuất với Chính phủ ban hành Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 phê duyệt Đề án “ đào tạo cán bộ quân sự cấp xã trình độ đại học, cao đẳng ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo”. Từ năm 2011-2016 BTL Thủ đô đã tổ chức được 31 khóa đào tạo Chỉ huy Trưởng quân sự xã, phường, thị trấn cho 2830 đồng chí, quận Thanh Xuân đã cử cán bộ tham gia dự thi và theo học đúng theo chỉ tiêu trên giao. Đối với cán bộ Ban CHQS quận, BTL Thủ đô đã chỉ đạo tăng cường chỉ tiêu cho cán bộ quân sự luân phiên tham gia bồi dưỡng kiến thức QSĐP, và tham gia học tập, đào tạo nâng cao ở các trường trong quân đội. Do đó trình độ, năng lực, trách nhiệm, kinh nghiệm, khả năng tham mưu về công tác quốc phòng, QSĐP của cán bộ Ban CHQS các cấp đã được nâng lên..

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng công tác đăng ký nghĩa vụ quân sự và nhất là việc quản lý công dân trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự

Đăng ký NVQS là khâu rất quan trọng để nắm bắt số lượng, chất lượng công dân trong độ tuổi NVQS, làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện NVQS. Để nâng cao chất lượng công tác đăng ký NVQS trước hết, hàng năm Ban CHQS cấp huyện cần có hướng dẫn kịp thời, chi tiết, cụ thể; đồng thời phải duy trì nền nếp và nâng chất lượng việc tổ chức tập huấn cho Ban CHQS phường, cơ sở; vì qua tập huấn là dịp để quán triệt phổ biến các quy định mới của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, phổ biến những kinh nghiệm, kỹ năng, trình tự, thủ tục trong đăng ký NVQS, đồng thời chỉ ra những hạn chế, thiếu sót để khắc phục và lắng nghe những kiến nghị, đề nghị để đóng góp bổ sung, sửa đổi những vướng mắc, bất cập của pháp luật trong đăng ký NVQS. Đây là việc làm rất thiết thực và ý nghĩa, nhưng qua hoạt động thực tiễn ở quận Thanh Xuân thời gian qua, việc tổ chức tập huấn chưa đều, chất lượng tập huấn có lúc chưa cao.

Một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đăng ký NVQS, nhất là đăng ký di chuyển, đăng ký bổ sung, đăng ký tạm vắng, đăng ký vào ngạch dự bị đó là: Pháp luật quy định thì khá rõ ràng, đầy đủ về trách nhiệm của công dân và tại Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ cũng quy định khá chi tiết các hình thức xử phạt vi phạm đối với công dân trong đăng ký NVQS, nhưng việc chấp hành của công dân vẫn chưa nghiêm, xử phạt chưa kiên quyết, triệt để. Thiết nghĩ để nâng cao chất lượng đăng ký NVQS cần phải phối hợp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến về các quy định để quân nhân, công dân hiểu và tự giác chấp hành; tăng tính răn đe của chế tài, xử lý phải triệt để, nghiêm minh và ngoài việc xử phạt, cần phải có những quy định bắt buộc liên quan, ví như xin tạm trú, tạm vắng, xin nhập khẩu ...cần có xác nhận về đăng ký NVQS.

Quản lý công dân trong đội tuổi NVQS là việc làm hết sức quan trọng để tổ chức thực hiện pháp luật về NVQS, trách nhiệm trước hết là của Ban CHQS các cấp và các ban ngành, địa phương liên quan. Hiện nay công tác phối hợp quản lý công dân trong độ tuổi NVQS đang là vấn đề khá phức tạp, nan giải, nhất là về trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan liên quan. Pháp luật quy định trách nhiệm của các cơ quan là khá rõ ràng, nhưng khâu thực hiện còn nhiều bất cập, có nhiều cơ quan liên quan chưa thực hiện đúng và hết trách nhiệm của mình nhưng cũng chỉ nhắc nhở, rút kinh nghiệm, do vậy cần phải có quy định ràng buộc trách nhiệm, có chế tài cụ thể, đi đôi với quán triệt khắc phục tâm lý cho rằng việc quản lý tốt, hay chưa tốt trách nhiệm thuộc về Ban CHQS..., được như vậy thì việc quản lý công dân trong độ tuổi NVQS mới có chuyển biến tốt.

3.2.2.3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp, của Công đoàn và Ban thanh tra nhân dân

Thực tế những năm qua cho thấy, vai trò, trách nhiệm của một số thành viên Hội đồng NVQS các cấp ở quận Thanh Xuân chưa được phát huy và thể hiện rõ. Khi tham gia các buổi họp Hội đồng, ít có chính kiến rõ ràng, ít phát

biểu, khi được phân công phụ trách theo dõi các địa bàn, khu vực hay mảng công việc cụ thể thì có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào thường trực Hội đồng, chưa phát huy được vai trò trách nhiệm của mình. Vì vậy cần phải quán triệt, đề cao vai trò, tinh thần, trách nhiệm của từng thành viên Hội đồng, khắc phục được tâm lý trông chờ, thiếu tính chủ động...

Thời gian qua Ban thanh tra nhân dân, Công đoàn hoạt động đôi lúc chưa hiệu quả, chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm. Thanh tra nhân dân được thành lập ở cấp xã và cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; ở cấp xã do Ủy ban MTTQVN cùng cấp hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo hoạt động; ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, do Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo hoạt động. Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật về NVQS ở tất cả các khâu, các bước. Đây là hình thức giám sát gần gũi, xác thực nhất, vì lực lượng tham gia là những người sống trong dân, gần dân, hiểu dân, nắm chắc tình hình ở địa phương, cơ sở... do vậy cần phải đẩy mạnh vai trò của Ban thanh tra nhân dân, Công đoàn cơ sở trong thực hiện chức năng giám sát của mình nhằm phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật trong tổ chức thực hiện pháp luật về NVQS. Thiết nghĩ ngoài việc quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền, địa phương, cơ sở, cần có cơ chế, chính sách phù hợp, khuyến khích, động viên cả về vật chất, tinh thần thì hiệu quả giám sát của nhân dân sẽ được nâng lên.

3.2.2.4. Thực hiện nghiêm túc khâu sơ tuyển, xét duyệt danh sách tuyển quân ở thôn, tổ dân phố, ở cấp xã, nhất là khâu khám sơ tuyển

Hội đồng NVQS cấp xã chỉ đạo cấp thôn, tổ dân phố tiến hành rà soát, nắm nguồn công dân trong độ tuổi nhập ngũ, lập danh sách và tiến hành xét duyệt trên 4 nội dung: Chính trị, đạo đức; sức khỏe; văn hóa và diện miễn, tạm hoãn nhập ngũ thời bình. Đây là khâu ban đầu khá quan trọng vì cán bộ ở cấp thôn, tổ dân phố là người nắm rất chắc về công dân trên địa bàn mình

quản lý, tuy nhiên vấn đề thực tiễn nảy sinh là do các mối quan hệ quen biết, ràng buộc, thân quen hay dẫn đến việc nể nang làm trái các quy định của pháp luật vì tình, vì tiền. Vì vậy Hội đồng NVQS cấp xã cần chỉ đạo và tổ chức sơ tuyển chặt chẽ, bảo đảm thực hiện đúng trình tự, thủ tục các bước và bảo đảm dân chủ, khách quan. Nâng cao trách nhiệm của từng thành viên Hội đồng NVQS khi tham gia xét duyệt và khi được phân công theo dõi ở cơ sở; tăng cường sự giám sát của MTTQ, Ban thanh tra nhân dân trong khâu xét duyệt và nhất là trong tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe do y tế cùng cấp tiến hành. Vì thực tiễn vừa qua có việc cán bộ Ban CHQS xã vì vụ lợi, thông đồng với một số công dân, mách bảo họ chống, không chấp hành lệnh đi khám sơ tuyển sức khỏe và chấp nhận xử phạt hành chính để Ban CHQS xã báo cáo danh sách lên huyện; hay việc thống nhất, móc ngoặc với Y tế xã để loại sức khẻo cho công dân khi khám sơ tuyển với mục đích tiêu cực và để giảm bớt số lượng công dân đủ điều kiện điều khám sức khỏe NVQS ở cấp huyện, làm cơ sở cho việc xin giảm chỉ tiêu giao quân các năm sau của Xã...

3.2.2.5. Quản lý chặt chẽ việc giao lệnh, phát lệnh khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, phát lệnh gọi công dân nhập ngũ theo quy định

Để tránh nẩy sinh tiêu cực khi phát lệnh khám sức khỏe NVQS đối với tất cả số công dân đủ tiêu chuẩn điều khám và giảm bớt chi phí trong tổ chức khám tuyển NVQS, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các địa phương chỉ được phát lệnh gọi khám sức khỏe NVQS không quá 3-4 người trên một chỉ tiêu nhập ngũ. Tuy nhiên quy định trên chưa bảo đảm được sự công bằng, bình đẳng, chưa giảm được tiêu cực, chỉ giảm được chi phí, thời gian trong khám tuyển bởi những hạn chế đã trình bày ở trên.

Phát lệnh gọi nhập ngũ là khâu đặc biệt quan trọng, trên cơ sở danh sách phát lệnh gọi nhập ngũ mà Chủ tịch UBND quận đã ký, Chỉ huy trưởng Ban CHQS quận ký lệnh gọi nhập ngũ đối với từng công dân. Đây là một khâu hay xẩy ra sai phạm, không chấp hành đúng quy định về phát lệnh gọi nhập ngũ, vì vậy phải quản lý chặt chẽ số lệnh ban hành, khắc phục tình trạng

phát lệnh quá tỷ lệ quy định, tránh hiện tượng ký khống, ký lệnh trước điền tên công dân sau; quản lý chặt chẽ không để văn thư, bảo mật, cán bộ tuyển quân thống nhất, móc ngoặc với nhau để sản xuất lệnh khống.

Việc phát lệnh dự phòng vượt quá tỷ lệ cho phép là hiện tượng khá phổ biến, không chỉ diễn ra ở quận Thanh Xuân, nếu cấp trên không sâu sát thì rất khó kiểm soát. Phát lệnh dự phòng là bảo đảm an toàn khi có các tình huống bất ngờ, bất khả kháng phải thay thế, để không bị động, lúng túng, nhưng dự phòng quá nhiều lại là mảnh đất màu mỡ cho tiêu cực. Vì vậy cần phải kiểm soát hết sức chặt chẽ, sâu sát khâu này bằng nhiều hình thức, biện pháp để hạn chế tiêu cực nảy sinh.

3.2.2.6. Có biện pháp thích hợp kiểm tra, giám sát, chống tiêu cực ở tất cả các khâu, trong đó chú trọng khâu khám sơ tuyển, tổ chức khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, tuyển lẻ, tổ chức giao nhận quân...

Trong công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ thì những khâu rễ nẩy sinh tiêu cực đó là: Khi lập danh sách công dân trong độ tuổi nhập ngũ, khi xét duyệt tiêu chuẩn ở các cấp, khi phát lệnh điều khám sức khỏe và đặc biệt khi tổ chức khám sơ tuyển và khám sức khỏe NVQS. Đối tượng có hành vi tiêu cực thường là cán bộ quân sự, y tế và một số lực lượng liên quan tham gia.

Thời gian qua việc giám sát, kiểm tra khám sơ tuyển sức khỏe của cấp trên đối với cấp dưới ở quận Thanh Xuân chưa được chú trọng, chủ yếu do Tổ y tế và BCHQS cấp xã thực hiện dẫn đến chất lượng khám sơ tuyển chưa cao, còn kẽ hở cho hành vi tiêu cực, (thực tiễn có Xã thuộc thành phố Hà Nội, sau khi xét duyệt về chính trị, đạo đức, văn hóa, đã gọi khám sơ tuyển trên 300 người nhưng số đủ tiêu chuẩn điều khám sức khỏe NVQS ở huyện chỉ còn 21 người, đúng bằng số chỉ tiêu mà huyện giao). Thực tiễn thời gian qua ở quận Thanh Xuân, việc giám sát trong khám sức khỏe NVQS ở cấp quận thường do Ban CHQS quận chủ trì thực hiện, có đại diện VKS và một số ban ngành liên quan tham gia nhưng trách nhiệm của các cơ quan này chưa cao, tham gia chưa đều. Do vậy để khách quan, công tâm, nâng hiệu quả trong giám sát, hạn

chế tiêu cực, đề nghị lực lượng giám sát phải là liên ngành, do Hội đồng NVQS các cấp thành lập, giao nhiệm vụ và phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng; người được giao nhiệm vụ giám sát phải được lựa chọn về chính trị, đạo đức, khi thực hiện giám sát phải thường xuyên, liên tục với tinh thần trách nhiệm cao, tâm trong sáng thì mới hoàn thành nhiệm vụ. Trong thực tế, có hiện tượng cán bộ giám sát lại nhờ vả lực lượng khám sức khỏe do đó chất lượng giám sát nhất định sẽ không hiệu quả. Ngoài việc tổ chức giám sát cần tăng cường sự kiểm tra đột xuất của Hội đồng NVQS, tránh hiện tượng khoán trắng cho tổ giám sát, cho tổ khám sơ tuyển và Hội đồng khám sức khỏe NVQS. Cùng với tăng cường kiểm tra, giám sát cần phải tổ chức tốt tập huấn, quán triệt đối với lực lượng tham gia khám tuyển để ngăn chặn tiêu cực từ trong suy nghĩ và phát giác các thủ thuật mà công dân sử dụng khi khám sức khỏe. Có hướng dẫn cụ thể, chặt chẽ việc loại sức khỏe khi có hình xăm trên cơ thể theo Khoản 9, Điều 5 Thông tư số 50/2016/TTLT-BQP-BCA để tránh việc công dân lợi dụng, cán bộ Y tế áp dụng không đúng (năm 2017 BQP đã có công văn số 1445/BQP-TM hướng dẫn khắc phục kẽ hở trên trong tuyển quân năm 2018).

Trước khi giao nhận quân, Ban CHQS cấp huyện có nhiệm vụ hiệp đồng với đơn vị nhận quân theo các nội dung quy định, trong đó có hiệp đồng về số quân giao nhận; ở nội dung này, thực tiễn thời gian qua các đơn vị nhận quân thường hay hiệp đồng xin giảm bớt số quân nhận với mục đích tạo điều kiện cho cán bộ trong cơ quan, đơn vị ở các địa phương, xin tuyển lẻ con em mình về đơn vị. Theo quy định Ban CHQS cấp huyện phải báo cáo xin ý kiến của Ban CHQS cấp trên mới được thực hiện, xong trong thực tiễn nhiều đơn vị không báo cáo, hoặc báo cáo không đầy đủ mà thống nhất ngầm với đơn vị nhận quân, khi tổ chức giao nhận có cấp trên giám sát thì vẫn giao nhận đầy đủ, nhưng quá trình cán bộ Ban CHQS tiễn đưa bộ đội về đơn vị, đến địa điểm thống nhất nào đó cho số đã thỏa thuận xuống xe trở về nhà; có trường hợp do đơn vị nhận quân thỏa thuận xin rút số lượng nhiều, cơ quan quân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự từ thực tiễn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 112 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)