luật về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật số của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam
Qua một số loại hình dịch vụ KTS của tổ chức nước ngoài cung cấp vào Việt Nam nêu trên tại Việt Nam, cho thấy thị trường cung cấp DV KTS ở Việt Nam có cơ hội rất lớn bởi dân số trẻ với tổng dân số xấp xỉ 95 triệu dân trong đó có hơn 60% dân số dưới 35 tuổi [3] và thu nhập bình quân đang tăng trưởng nhanh nên số lượng người dân dễ dàng sở hữu và sử dụng các thiết bị thông minh (smart divices: - bao gồm: Smart phone, table, phablet, Smart TV) có kết nối được internet ngày càng tăng. Bên cạnh đó, thế hệ trẻ Việt Nam cũng là những người yêu công nghệ, việc sử dụng điện thoại và internet như là một chuẩn mực đời sống hàng ngày của họ nên nhu cầu nội dung số là rất lớn và không ngừng tăng trưởng. Số người dùng interner và hạ tầng mạng ngày càng phát triển trong những năm vừa qua theo số liệu minh chứng tại Bảng 2.1: Chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2016 2017 2018 Tỷ lệ người sử dụng Internet % 54 54,19 58,14 70 Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối internet % 27,3 47
Tổng băng thông
kết nối Internet Mbit/s 1.677.775 3.716.027 6.500.965 7.796.531 Tổng bang thông
kết nối internet quốc tế/người sử dụng
Bit/s 35.694 79.659 122.235 122.458
Nguồn: Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông năm 2019 [4]
Bảng 2.2: Tỷ lệ người dùng và tốc độ internet ở Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2018
Cùng với đó là việc tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế làm cho giao thương hàng hóa càng trở nên phong phú. Điều này giúp cho Việt Nam là một thị trường tiềm năng về cung cấp DV KTS cho các tổ chức nước ngoài hoạt động theo mô hình không hiện diện tại Việt Nam và cho các tổ chức, doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam.
Trước những cơ hội phát triển của thị trường DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam nêu trên đang đạt ra những thách thức trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật đối với hoạt động này nói chung như sau:
- Cơ chế quản lý nhà nước không theo kip nhịp phát triển nhanh của hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam cho các cá nhân. Chẳng hạn như đối với loại hình dịch vụ kết nối vận tải của Uber trong thời gian, khi Uber là một Công ty có trụ sở tại nước ngoài, hoạt động kết nối vận tải giữa lái xe và cá nhân tại Việt Nam vừa mang hình thức là hoạt động dịch vụ thương mại điện tử, vừa mang hình thức là hoạt động vận tải nên đã tạo ra không ít những tranh luận trong việc xác định cơ quan quản lý nhà nước nào sẽ quản lý đối với hoạt động này và điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế suất thuế GTGT của tổ chức nước ngoài phải nộp tại Việt Nam (nếu theo dịch vụ thì tỷ lệ % để tính thuế GTGT là 5%; nếu theo vận tải thì thì tỷ lệ % để tính thuế GTGT là 3%).
- Tổ chức nước ngoài không thành lập, hiện diện tại Việt Nam nên các cơ quan quản lý nhà nước khó áp đặt các quy định pháp lý như đối với các doanh nghiệp trong nước để bắt các tổ chức nước ngoài thực hiện như: quy định về quản lý mạng xã hội trong nước, quy định về biên tập, biên dịch và quản lý nội dung đối với các chương trình truyền hình trực tuyến và các trò chơi trực tuyến; quy định về lưu trữ và bảo mật dữ liệu,…
- Hoạt động cung cấp DV KTS diễn ra 24/24, trong môi trường không gian mạng, sử dụng CNTT với rất nhiều hoạt động diễn ra trong ngày và khi tổ chức nước ngoài không tự giác không tuân thủ các quy định tại Việt Nam thì các cơ quan quản lý nhà nước rất khó chủ động và phối hợp trong việc phát hiện các hoạt động kinh tế mới phát sinh để đưa vào diện quản lý. Trong khi đó, người tiêu dùng rất ít quan tâm đến việc tổ chức nước ngoài này đã thực hiện tuân thủ các quy định của Việt Nam hay chưa trước khi mua DV KTS.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 của luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam. Trên cơ sở hệ thống hóa quy định pháp luật về quản lý thuế GTGTđối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam và những quy định pháp luật về thẩm quyền của chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam, tác giả phân tích thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam trên 04 nội dung chính là: (i) Bộ máy tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam; (ii) Xây dựng và ban hành các văn bản quản lý trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam; (iii) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam; (iv) Thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam; (v) Về hợp tác quốc tế trong quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam; (vi) Cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ cho quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam;
Từ việc phân tích thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam, tác giả đã đánh giá những kết quả đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những kết quả đạt được và những hạn chế. Trong đó, tác giả tập trung phân tích làm rõ 03 nhóm hạn chế chính về thể chế chính sách; năng lực tổ
chức và ứng dụng CNTT, chỉ ra nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam tai Chương 3 của luận văn.
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ KỸ THUẬT SỐ CỦA TỔ CHỨC
NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM