thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam
Như đã phân tích, hoạt động cung cấp DV KTS là một hoạt động kinh tế phổ biến trong kinh tế số và trong sự phát triển cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp đối với mọi quốc gia. Do vậy, các cơ quan nhà nước Việt Nam, không chỉ Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế là chủ thể chính được Chính phủ giao quản lý nhà nước về quản lý thuế, mà các cơ quan quản lý Nhà nước khác có trách nhiệm phối hợp thực hiện trong công tác này như Bộ Truyền thông Thông tin, Bộ Công an, Bộ Công thương,… cần nhận thức đúng tính phức tạp, khó khăn và thống nhất quan điểm trong quản lý thuế GTGT đối với hoạt động này. Một mặt, đây là nhiệm vụ cần thực hiện nhằm đảm bảo quyền đánh thuế hợp pháp của Việt Nam, thực hiện mục tiêu về nguồn thu cho ngân sách nhà nước, duy trì môi trường kinh doanh công bằng và lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Mặt khác, việc tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động này không được ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, ảnh hưởng đến các Hiệp định thương mại song phương/đa phương đã ký kết hoặc những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập. Việc tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động này cần được xem là một nhiệm
vụ thường xuyên, lâu dài; cần được đầu tư nguồn lực một cách xứng đáng, trên cơ sở phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp, nhiều lực lượng, bao gồm cả sự phối hợp quốc tế cũng như sự cộng tác của chính các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động này. Do đó, quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam, cần thống nhất quan điểm sau:
3.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật phải đồng bộ, rõ ràng, đảm bảo tính hệ thống
Các văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ, rõ ràng, bảo đảm tính hệ thống là nền tảng của tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam. Do đó, pháp luật về thuế GTGT và quản lý thuế cần phải bảo đảm các nguyên tắc về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống pháp luật về thuế GTGT và quản lý thuế đối với hoạt động này và hệ thống pháp luật chuyên ngành đồng bộ và hoàn chỉnh có tác dụng: (i) tạo điều kiện cho tổ chức nước ngoài được đơn giản hóa các thủ tục về thuế để bảo đảm chấp hành tốt và tự nguyện tuân thủ pháp luật về thuế, song hành cung với các nghĩa vụ khác trong pháp luật về chuyên ngành; (ii) làm gia tăng lợi ích chính đáng của tổ chức nước ngoài, có thể làm giảm thiểu một cách tương đối động cơ trốn/tránh thuế thông qua việc cung cấp lậu các DV KTS vào Việt Nam như một kênh quan trọng của việc tối đa hóa lợi nhuận đối với tổ chức nước ngoài; (iii) tạo ra hành lang thể chế, pháp lý lành mạnh cho giải pháp quản lý thuế GTGT đối với hoạt động này.
3.1.2. Đáp ứng sự hài hòa giữa lợi ích Nhà nước, lợi ích của nhà cung cấp nước ngoài và lợi ích người tiêu dùng Việt Nam
triển về thị trường DV KTS tại Việt Nam luôn là mối quan tâm của các tổ chức nước ngoài và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận khiến các tổ chức nước ngoài có thể tìm mọi cách để đạt được mục tiêu ấy thông qua việc khai báo không đầy đủ hoặc không khai báo doanh thu DV KTS cung cấp tại Việt Nam. Đứng trên góc độ quản lý thuế GTGT đối với hoạt động này, bên cạnh xây dựng một chính sách thuế hợp lý, hấp dẫn, công khai và minh bạch thì hệ thống các giải pháp về quản lý thuế đó phải có tác dụng làm suy giảm động cơ trốn, tránh thuế và không tự nguyện tuân thủ của các tổ chức nước ngoài. Đứng trên góc độ người tiêu dùng Việt Nam, họ được tiếp cận với các DV KTS có đầy đủ tính năng, có bản quyền và đa dạng để có nhiều lựa chọn trong tiên dùng, cũng như luôn muốn số thuế GTGT trả cho các DV KTS qua tổ chức nước ngoài này phải được nộp tại Việt Nam. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là các biện pháp tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động này phải được quy định như thế nào để không làm suy giảm thông thương trong cung giao dịch DV KTS, phát sinh những DV KTS cung cấp lậu vào Việt Nam và làm sao để cả tổ chức nước ngoài, Nhà nước và người tiêu dùng Việt Nam đều có lợi thông qua việc đạt được mục tiêu của mỗi bên. Vì vậy, việc xác lập và thực thi các tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động này phải đặt trên quan điểm giải quyết hài hòa các lợi ích nêu trên.
3.1.3. Rất cần sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước
Bởi tính chất và đặc điểm của hoạt động kinh doanh DVKTS xuyên biên giới, quy định sửa đổi, bổ sung về chính sách thuế GTGT trong hoạt động không đơn giản chỉ là vấn đề xác định quyền đánh thuế mà còn được xem là một biện pháp bảo về bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và tổ chức nước ngoài. Tổ chức thực hiện pháp luật về
quản lý thuế GTGT đối với hoạt động này không chỉ là nhiệm vụ riêng của cơ quan thuế mà còn là nhiệm vụ chung của nhiều cơ quan quản lý nhà nước liên quan, kể cả người tiêu dùng Việt Nam – những người nộp thuế và được hưởng thụ từ nguồn thuế quốc gia. Hiện nay, chưa có một nước nào trên thế giới có thể kiểm soát tuyệt đối các DV KTS cung cấp xuyên biên giới mà chỉ có thể hạn chế vấn đề này bằng việc hoàn thiện pháp luật và các biện pháp quản lý trong phạm vi quốc gia của mình. Do vậy, tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động này là một nhiệm vụ chính trị lâu dài, bền bỉ trên cơ sở pháp lý và bằng chứng thuyết phục; việc phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với cơ quan thuế trong quản lý thuế GTGT đối hoạt động này là rất cần thiết, đảm bảo hài hòa, cân đối lợi ích quốc gia, lợi ích doanh nghiệp, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng.
3.1.4. Phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện thực tiễn và khả năng của Việt Nam
Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tỏ chức nước ngoài vào Việt Nam vừa phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế đồng thời phải vừa phù hợp với điều kiện thực tiễn và khả năng của Việt Nam. Sự phát triển của kinh tế số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành xu hướng phổ biến trên toàn cầu, là mối quan tâm và thách thức hầu hết của Chính phủ trên thế giới. Nhìn chung, hiện nay nguyên tắc quyền đánh thuế trong các giao dịch KTS thuộc về quốc gia nơi người tiêu dùng cư trú và hiện diện được hầu hết các quốc gia chấp nhận. Trên cơ sở đó, việc xây dựng pháp luật về thuế GTGT và Quản lý thuế đối với hoạt động này cần tuân thủ 05 nguyên tắc khung về thuế đối với thương mại điện tử [26], gồm:
+ Nguyên tắc trung lập: Chính sách thuế GTGT nên đảm bảo tính trung lập và công bằng giữa các hình thức thương mại điện tử, và giữa thương mại truyền thống với thương mại điện tử. Các quyết định kinh doanh nên được thúc đẩy bởi kinh tế hơn là những đánh giá về thuế. Người nộp thuế trong cùng tình huống tương tự tiến hành các giao dịch tương tự phải chịu cùng mức thuế tương tự
+ Nguyên tắc hiệu quả: Chi phí tuân thủ đối với doanh nghiệp và chi phí quản lý hành chính cho cơ quan thuế phải được giảm thiểu ở mức thấp nhất có thể.
+ Nguyên tắc chắc chắn và đơn giản: Các quy định về thuế GTGT cần phải rõ ràng và đơn giản dễ hiểu để người nộp thuế có thể lường trước các công việc về thuế trước khi thực hiện giao dịch như nộp thuế ở đâu, khi nào và tính thuế như thế nào.
+ Nguyên tắc hiệu lực và công bằng: Các quy định về thuế phải cho xác định đúng số thuế ở đúng thời điểm. Khả năng tránh và trốn thuế nên được giảm thiểu trong khi trong khi vẫn thực hiện các biện pháp quản lý thích thích hợp tương tứng với mức độ rủi ro có liên quan.
+ Nguyên tắc linh hoạt: Các quy định về thuế GTGT đối với hoạt động này phải linh hoạt và năng động để đảm bảo song hành với các thành tựu công nghệ và thương mại.