thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam
Để tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam có hiệu lực, hiệu quả cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về thể chế, con người và công
nghệ,… Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản sau:
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật số của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam
Đề khắc phục những hạn chế về pháp luật thuế GTGT và quản lý thuế, một số nội dung cần tính đến khi hoàn thiện pháp luật về thuế GTGT và quản lý thuế của Việt Nam đối với DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam, là:
3.2.1.1. Hoàn thiện pháp luật về thuế giá trị gia tăng
- Quy định về phạm vi các dịch vụ KTS chịu thuế được cung cấp từ tổ chức nước ngoài cho cá nhân tiêu dùng tại Việt Nam:
Pháp luật về thuế GTGT cần phải xác định phạm vi DV KTS thuộc diện chịu thuế, không chịu thuế (được miễn thuế). Hiện nay, Luật thuế GTGT chưa định nghĩa thế nào là DV KTS, đồng thời cũng chưa có danh mục riêng, cụ thể phân loại DV KTS thuộc đối tượng chịu thuế. Vì vậy sẽ khó khăn trong việc xác định nghĩa vụ thuế của các tổ chức nước ngoài cũng như khó khăn trong việc xác định trách nhiệm của các bên có liên quan trong giao dịch cung cấp DV KTS xuyên biên giới. Do đó cần có giải thích chung về thuật ngữ DV KTS trong phạm vi pháp luật về thuế GTGT. Như đã nêu tại Chương I, DV KTS có thể được hiểu là “dịch vụ cung cấp tự động trên môi trường mạng và không thể thiếu nếu không sử dụng CNTT, chỉ có sự can thiệp tối thiểu hoặc không có sự tham gia của con người vào quá trình cung cấp dịch vụ”.
Về phạm vi DV KTS thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về thuế GTGT, trên cơ sở đó, pháp luật về thuế GTGT quy định danh mục hay phạm vi các DV KTS bị điều chỉnh theo nguyên tắc “chọn - bỏ”. Chẳng hạn như:
Các DV không thuộc phạm vi điểu chỉnh của DV KTS như: + Sản phẩm phần mềm theo pháp luật về người nộp thuế. + Dịch vụ khám chữa bệnh từ xa.
+ Dịch vụ kết nối vận chuyển hay dịch vụ đặt phòng.
+ Dịch vụ tài chính của các các ngân hàng nước ngoài thu phí của khách hàng là cá nhân tiêu dùng tại Việt Nam.
…
Theo đó, Các DV không thuộc phạm vi điểu chỉnh của DV KTS này sẽ được giao cho Bộ Tài chính phối hợp Bộ Thông tin truyền thông xác định trong từng giai đoạn cụ thể.
- Quy định về nơi tiêu thụ thuộc phạm vi đánh thuế của Việt Nam theo nguyên lý đánh thuế GTGT theo nguyên tắc điểm đến
Một vấn đề quan trọng khác cần phải được xem xét khi hoàn thiện pháp luật về thuế GTGT đối với hoạt động này đó là việc xác định được “nơi tiêu thụ” để xác định thẩm quyền đánh thuế của quốc gia/vùng lãnh thổ tiêu thụ hàng hóa/dịch vụ đó. Nếu như trong DV KTS được cung cấp từ tổ chức nước ngoài cho các doanh nghiệp, thẩm quyền đánh thuế của quốc gia/vùng lãnh thổ được xem xét dựa vào địa điểm thành lập và hiện diện của doanh nghiệp. Trong DV DV KTS được cung cấp từ tổ chức nước ngoài cho các cá nhân, khi sự di chuyển của người tiêu dùng có thể tăng lên trong tương lai và nhất là các DV KTS diễn ra trong môi trường mạng, Người tiêu thụ có thể thực hiện mua các DV KTS từ các tổ chức nước ngoài trên một con tàu, trong xe hơi, trên các phương tiện như điện thoại di động, máy tính bảng hoặc trong khi đi nghỉ ở một khu vực pháp lý khác với nơi mà người tiêu thụ cư trú, điều này dẫn đến, việc xác định “nơi tiêu thụ” trở nên hết sức khó khăn. Một cách tin
cậy nhất trong xác định “nơi tiêu thụ” trong DV KTS được cung cấp từ tổ chức nước ngoài cho các cá nhân dựa vào vị trí của người mua (cá nhân) tại thời điểm thực hiện mua DV KTS như: thông tin về địa chỉ cá nhân truy cập trên môi trường mạng hay thông tin liên quan đến việc thanh toán…. Do đó, chính sách thuế GTGT đối với hoạt động này cần phải quy định rõ “nơi tiêu thụ” thuộc phạm vi pháp lý của Việt Nam để bảo vệ quyền đánh thuế của mình trong DV KTS cung cấp xuyên biên giới theo mô hình doanh nghiệp đến cá nhân. Các thông tin cơ bản có thể xác định nơi tiêu tiêu thụ tại Việt Nam như: thanh toán được thực hiện thông qua ngân hàng/trung gian thanh toán đặt tại Việt Nam; cá nhân đã sử dụng một địa chỉ IP của Việt Nam để mua DV KTS; hoặc cá nhân đã sử dụng số điện thoại của Việt Nam để mua DV KTS.
- Quy định về người nộp thuế là nhà cung cấp nước ngoài
Pháp luật thuế GTGT mới chỉ quy định trường hợp tổ chức nước ngoài cung cấp DV KTS cho người mua tại Việt Nam thì bên mua (bao gồm các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh) phải thực hiện khấu trừ nộp thay thuế cho nhà cung cấp nước ngoài. Tuy nhiên, đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài cho cá nhân tại Việt Nam thì chưa có quy định về việc ai sẽ là người nộp thuế. Một giải pháp mà các quốc gia trên thế giới gần đây đang áp dụng là yêu cầu các tổ chức nước ngoài thu và nộp thuế đối với phần thu nhập từ cung cấp DV KTS xuyên biên giới. Giải pháp phù hợp hiện nay mà Việt Nam có thể áp dụng đối với hoạt động này, đó là cần phải quy định bổ sung tổ chức nước ngoài không thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ là người kê khai và nộp thuế đối với doanh thu mà tổ chức nước ngoài thu được từ cung cấp DV KTS cho cá nhân tiêu dùng tại Việt Nam.
Do nhà cung cấp nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nên phương pháp tính thuế GTGT phù hợp là phương pháp tỷ lệ % tính thuế GTGT trên doanh thu, trong đó doanh thu tính thuế là doanh thu chưa trừ các khoản thuế thu được từ cung cấp DV KTS cho cá nhân tiêu dùng tại Việt Nam đối với từng loại DV KTS chịu thuế GTGT.
3.2.1.2. Hoàn thiện nội dung pháp luật về quản lý thuế - Về đăng ký thuế:
Ngoài việc ủy quyền cho bên thứ ba đăng ký kê khai nộp thuế như quy định tại Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, Cơ quan thuế cần tạo chức năng đăng ký trực tuyến tại trang web của ngành thuế để tổ chức nước ngoài có thể tự đăng ký kê khai nộp thuế với những thông tin đơn giản, không quá nhiều thông tin bắt buộc. Chẳng hạn như:
+ Tên doanh nghiệp, bao gồm cả tên thương mại.
+ Tên và thông tin liên hệ của người có trách nhiệm làm việc với các cơ quan quản lý thuế.
+ Mã bưu chính hoặc địa chỉ đăng ký và người liên hệ. + Số điện thoại của người liên hệ.
+ Địa chỉ điện tử của người liên hệ.
+ Trang web của các nhà cung cấp không liên kết mà thông qua đó các doanh nghiệp được tiến hành các thẩm quyền về thuế.
+ Mã số thuế của nhà cung cấp tại quốc gia/vùng lãnh thổ thành lập và hiện diện.
Tổ chức nước ngoài có thể kê khai theo quý, đối với những nhà cung cấp phát sinh doanh thu lớn thì có thể đăng ký kê khai theo tháng.
- Vể tờ khai thuế GTGT
Tờ khai thuế GTGT cần đơn giản, dễ khai, dễ hiểu, giảm gánh nặng tuân thủ cho các nhà cung cấp không cư trú ít thông tin hơn so với Nhà cung cấp tại Việt Nam và áp dụng song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Các thông tin trên tờ khai dành cho nhà cung cấp không cư trú có thể được giới hạn trong những thông tin như sau:
+ Mã số đăng ký thuế và tên của nhà cung cấp. + Kỳ tính thuế.
+ Loại tiền tệ và tỷ giá hối đoái nếu cần thiết. + Giá trị đóng thuế chịu mức thuế tiêu chuẩn.
+ Giá trị đóng thuế chịu mức thuế giảm trừ (nếu có). + Tổng số tiền thuế phải nộp.
- Về phương thức kê khai thuế:
Tổ chức nước ngoài có thể thực hiện hình thức kê khai thuế điện tử trên trang thông tin điện tử của cơ quan thuế.
- Về phương thức nộp thuế:
Tổ chức nước ngoài có thể nộp thuế theo phương thức thanh toán điện tử và xác định khoản thu nộp về Ngân sách Trung ương;
- Về hóa đơn:
Tổ chức nước ngoài có thể xem xét không áp dụng các quy định về hóa đơn khi cung cấp DV KTS cho cá nhân tiêu dùng tại Việt Nam, vì thực tế là các cá nhân tiêu dùng sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đã trả. Nếu yêu cầu về hóa đơn, có thể xem xét cho phép hóa đơn được xuất dựa theo
quy định của các cơ quan có thẩm quyền nơi Nhà cung cấp cư trú, hoặc chấp nhận các tài liệu thương mại được phát hành theo những mục đích như hóa đơn điện tử.
- Về đồng tiền nộp thuế:
Tổ chức nước ngoài có thể nộp thuế bằng đồng Việt Nam hoặc bằng đồng đôla Mỹ ;
Đây là giải pháp tiền đề cho việc tổ chức nước ngoài về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam.
3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao đạo đức kinh doanh của các tổ chức nước ngoài phát sinh thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật số cho cá nhân tiêu dùng tại Việt Nam
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao đạo đức kinh doanh của các tổ chức nước ngoài phát sinh thu nhập từ cung cấp DV KTS cho cá nhân tiêu dùng tại Việt Nam, giúp cho chính bản thân các doanh nghiệp nhận thức đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế của mình cũng như hiểu rõ nội dung của các quy định pháp luật về thuế nói chung và về cách xác định doanh thu tại Việt Nam nói riêng một cách cập nhật. Mặt khác, thông qua công tác tuyên truyền, việc sử dụng sức mạnh của công luận một cách đúng đắn và hợp lý cũng có tác dụng ngăn chặn hay giảm thiểu các hành vi trốn thuế của các tổ chức nước ngoài kinh doanh phát sinh thu nhập tại Việt Nam nhưng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, nhất là những doanh nghiệp coi trọng việc giữ gìn hình ảnh và uy tín của mình trước công chúng. Để thực hiện việc này, ngoài các kênh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, Tổng cục Thuế nên sớm lập một trang thông tin điện tử riêng về chống gian lận thương mại trong cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới để tuyên truyền về hoạt
động này, đồng thời để mọi người có thể công khai chia sẻ, tìm hiểu khai thác hoặc thông báo các nền tảng ứng dụng, website của các tổ chức nước ngoài chưa thực hiện nghĩa vụ kê khai và đăng ký thuế tại Việt Nam… Biện pháp truyền thông này là sử dụng áp lực từ trực tiếp người tiêu dùng trong việc cùng đấu tranh bảo vệ lợi ích số thu của quốc gia.
3.2.3. Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật số của tổ chức nước ngoài cho cá nhân tiêu dung tại Việt Nam của Tổng cục Thuế
Như đã phân tích hiện nay, công tác tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam đang giao cho nhiều đầu mối thực hiện. Bên cạnh đó, pháp luật về quản lý thuế cũng đã quy định bổ sung thêm nhiều biện pháp áp dụng trong thanh tra thuế đối với trường hợp có dấu hiệu trốn thuế. Tuy nhiên, cần phải có sự đầu tư nhiều hơn về hoàn thiện tổ chức bộ máy, cũng như bổ sung về chức năng nhiệm vụ và đầu tư về nhân lực để đáp ứng yêu cầu quản lý thực tiễn. Cụ thể là:
- Bổ sung chức năng điều tra thuế trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực về thuế:
Trong bối cảnh kinh tế- xã hội hiện nay, cùng với sự phát triển của cách mang công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số và tài nguyên số, nhiều nhiều phương thức hoạt động kinh doanh mới dựa trên nền tảng CNTT ra đời với nhiều đặc thù như: dữ liệu giao dịch từ đặt hàng đến thanh toán được thực hiện trong môi trường mạng; tính an ninh bảo mật cao,… Do đó, các đối tượng phạm tội về thuế dễ dàng xoá dấu vết, thay đổi các phương thức kết nối, thay đổi địa chỉ kinh doanh thuận tiện. Bên cạnh đó, chính sách và cơ chế quản lý về thuế cũng sẽ ngày càng được cải thiện cho phù hợp với môi trường
kinh doanh khởi nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể pháp luật tiến hành hoạt động kinh doanh. Trong bối cảnh như vậy, không có chức năng điều tra thì cơ quan thuế rất khó có những biện pháp thu thập được những dữ liệu điện tử, dữ liệu cá nhân làm chứng cứ để chứng minh cho các hành vi phạm tội.
Thực tiễn hiện nay, các biện pháp này chỉ được thực hiện khi chuyển sang cơ quan công tra điều tra. Với thời gian và trình tự thủ tục như hiện nay thì các đối tượng dễ dàng xoá bỏ dấu tích của hành vi phạm tội trong môi trường mạng. Do vậy, ngành thuế rất cần thiết được giao bổ sung chức năng điều tra cho cơ quan thuế để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả cho hoạt động của cơ quan tổ chức thực hiện.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng chuyên môn cao tập trung tại bộ phận quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam nói riêng và quản lý thuế đối với thương mại điện tử nói chung
Hiện nay, do nhiệm vụ quản lý thuế đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam được phân công cho nhiều vụ đơn vị chức năng thuộc Tổng cục Thuế thực hiện nên tính chuyên môn chưa cao và gặp khó khăn trong công tác phối hợp trong triển khai. Bên cạnh việc xem xét báo cáo Bộ Tài chính trình Chính phủ kiện toàn bộ máy của Vụ Thanh tra Kiểm tra Thuế theo hướng chuyển đổi từ Vụ Thanh tra Kiểm tra Thuế sang Thanh tra kiểm tra Tổng cục thuế theo mô hình Cục, trong đó có các phòng chuyên môn về nghiệp vụ thì Tổng cục Thuế xem xét báo cáo Bộ Tài chính giao công tác quản lý thuế đối với hoạt động này cho Thanh tra Tổng cục Thuế thực hiện, đồng thời có thành lập phòng Quản lý thuế đối với thương mại điện tử, cùng với một số phòng chức năng khác thuộc Thanh tra Tổng cục Thuế. Thành lập bộ phận Quản lý thuế đối với thương mại điện tử nhằm giúp
nâng cao năng lực công tác quản lý theo hướng chuyên sâu và thu gọn đầu mối trong công tác quản lý thuế đối với thương mại điện tử nói chung và quản lý thuế đối với DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam nói riêng.
- Nâng cao năng lực công chức trong công tác quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam
Ngoài những hiểu biết kiến thức chung về pháp luật thuế và kiến thức về quản lý Nhà nước, các công chức làm nhiệm vụ quản lý thuế GTGT đối với hoạt động này phải am hiểu về CNTT, tiếng Anh để sử dụng và vận hành thành thạo các kỹ năng này trong công việc được giao. Vì vậy, một trong