Giải pháp từ bản thân viên chức khối phòng ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 112 - 139)

Để nâng cao động lực làm việc, bản thân mỗi viên chức nói chung, viên chức khối phòng nói riêng cần thay đổi nhận thức, nâng cao trách nhiệm đối với công việc, đối với đơn vị mình. Để làm được điều này mỗi viên chức khối phòng ban cần:

- Thay đổi từ nhận thức tới hành vi về ý thức, trách nhiệm trong giải quyết công việc, trách nhiệm xây dựng tổ chức mình. Viên chức khối phòng ban phải thấy được vai trò quan trọng của bản thân mình trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, thấy được mình là một khâu, một mắt xích trong hoạt động chung của nhà trường, góp phần quan trọng đảm bảo cho hoạt động đào tạo của nhà trường được ổn định và liên tục.

- Không ngừng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn để đáp ứng cho yêu cầu công việc. Cần nhận thức rõ học tập là quyền lợi, là nhiệm vụ do đó phải học, học suốt đời.

- Nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Không chỉ đối với viên chức giảng dạy phải thực hiện điều này mà viên chức khối phòng ban cũng luôn luôn cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp của những người làm giáo dục nói chung. Luôn là tấm gương cho các sinh viên soi vào học tập.

- Rèn luyện thân thể, nâng cao thể chất, tinh thần. Với mỗi người lao động nói chung, điều kiện tiên quyết để tham gia lao động là có sức khỏe. Mỗi viên chức khối phòng ban cần nhận thấy rằng có sức khỏe, tinh thần minh mẫn thì mới có thể làm việc, mới có thể sáng tạo, mới có thể hoàn thành nhiệm vụ được giáo. Vì vậy, mỗi công chức không ngừng rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe, đúng như lời nói " khỏe để học tập và làm việc".

Tiểu kết chương 3

Để tạo động lực làm việc cho viên chức trường Đại học Hùng Vương cần dựa trên cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động, cơ sở thực tiễn đã được nghiên cứu, phân tích, cơ sở pháp lý là các văn bản pháp luật của nhà nước, tác giả đã đưa ra một số các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, tạo điều kiện thuận lợi nhất về mặt vật chất và tinh thần để viên chức có thể phát huy được tài năng, phát triển cá nhân, khơi dậy trí tuệ tập thể thực hiện thành công mục tiêu của tổ chức.

Các giải pháp được tác giả đề cập đến đó là: Tăng cường đổi mới chính sách tiền lương, thưởng và thu nhập tăng thêm cho viên chức nhà trường, tăng cường nhận thức của viên chức về trách nhiệm với công việc, tăng cường mối quan hệ lãnh đạo và cán bộ, nhân viên, giảng viên; Tạo cơ hội thăng tiến cho viên chức, cải thiện điều kiện và môi trường làm việc cho viên chức; đổi mới phương thức đánh giá thực hiện nhiệm vụ và giải pháp về đào tạo, công nhận sự đóng góp của viên chức. Trong các giải pháp nói trên không thể nói là giải pháp nào quan trọng hơn cả. Việc kết hợp các giải pháp trong tạo động lực làm việc cho viên chức nhà trường là điều cần thiết để đem lại hiệu quả cao nhất.

KẾT LUẬN

Tạo động lực làm việc cho người lao động nói chung và viên chức nói riêng là vấn đề luôn cần được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Để tổ chức mình có lợi thế trong phát triển, có thể duy trì được nguồn lao động chất lượng cao và giành được uy tín trong đào tạo thì Trường Đại học Hùng Vương cần phải quan tâm đến tạo động lực cho viên chức. Khi viên chức quan tâm đến mục tiêu công việc và nghề nghiệp của mình tức là viên chức thực sự có động lực làm việc thì mới có thể hoàn thành được mục tiêu của cá nhân đồng thời cũng là hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Do vậy, động lực làm việc luôn gắn với mục tiêu của tổ chức; tổ chức muốn thực hiện mục tiêu thì phải quan tâm tới tạo động lực làm việc cho viên chức đồng thời phải coi đó là hoạt động quan trọng trong quản lý, sử dụng viên chức. Các biện pháp tạo động lực cũng cần được sử dụng linh hoạt tùy từng thời gian, cá nhân bởi lẽ nhu cầu của con người khác nhau và luôn thay đổi.

Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng làm việc của viên chức trường Đại học Hùng Vương, tác giả thấy được những hạn chế của công tác tạo động lực cho viên chức từ đó nhận thức sâu sắc nguồn gốc của sự phát triển phải bắt nguồn từ gốc rễ, đó chính là con người. Do đó, để tổ chức tồn tại và phát triển mạnh hơn nữa thì việc đầu tiên phải tác động đến chính là cá nhân trong tổ chức, đó chính là đội ngũ viên chức nhà trường. Nhà trường vững mạnh là do viên chức trong nhà trường có năng lực, có nhiệt tình, hăng say làm việc và cống hiến. Và để có được điều đó phải thỏa mãn nhu cầu của viên chức, đó cũng chính là phải tạo động lực cho viên chức trong lao động.

Những phân tích của tác giả về cơ sở lý luận cũng như thực trạng tạo động lực làm việc của viên chức trường Đại học Hùng Vương không mang

tính đại diện cho các trường nói chung. Quá trình hoàn thành luận văn tác giả đã cố gắng đầu tư thu thập và phân tích số liệu để tìm ra được những mặt ưu, nhược trong công tác tạo động lực làm việc của viên chức nhà trường. Song với năng lực hạn chế, thời gian nghiên cứu không dài, luận văn không tránh khỏi những sai xót và chưa toàn diện. Với tinh thần học hỏi và cầu thị, tác giả kính mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo, đồng nghiệp để luận văn có thể hoàn chỉnh hơn đồng thời giúp cho bản thân nâng cao hiểu biết về vấn đề này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2012), Tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Nghị quyết 30c/NQ - CP ngày 08/11/2011.

2. Chính phủ (2012), Quy định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp, Nghị quyết 30c/NQ - CP ngày 08/11/2011.

3.Chính phủ (2006), Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 43/ NĐ - CP ngày 25/4/2006.

4. Ngô Thành Can (2013),Chất lượng thực thi công vụ - Vấn đề then chốt của cải cách hành chính, Viện khoa học Tổ chức Nhà nước, Bộ Nội Vụ. 5. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2007), Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Hồng Hải (2013), Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ chức hành chính nhà nước, Tạp chí tổ chức nhà nước.

7. Nguyễn Hữu Khiển, Trần Thị Thanh Thủy (2009), Hỏi và đáp về quản lý hành chính nhà nước tập 2, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

8. Lê Thị Lê Na (2015), Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ Học viện Hành chính. 9. Lê Thị Trâm Oanh (2009), Tạo động lực làm việc cho công chức hành chính nhà nước, Luận văn thạc sỹ Học viện Hành chính.

10. Hoàng Phê (1988), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

11. Quốc hội (2010), Luật Viên chức số 58/2010/QH12, Hà Nội.

12. Nguyễn Hữu Thân (2008), Quản trị nhân sự, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

13. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số136/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010.

14.Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 ban hành Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020.

15. Trường Đại học Hùng Vương (2013), Quy chế chi tiêu nội bộ, Quyết định số 346/QĐ - ĐHHV- KHTC ngày 28/5/2013.

16. Trường Đại học Hùng Vương (2015), Sửa đổi, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ, Quyết định số 654/QĐ - ĐHHV- KHTC ngày 30/6/2015.

17. Trường Đại học Hùng Vương (2015), Báo cáo tổng kết năm học 2014 - 2015 và phương hướng hoạt động năm học 2015 -2016.

18. Trường Đại học Hùng Vương (2013), Mười năm một chặng đường, Kỷ yếu kỷ niệm 10 năm thành lập trường Đại học Hùng Vương.

19. Trường Đại học Hùng Vương, Quy chế tổ chức và hoạt động, Quyết định số 759/QĐ - ĐHHV ngày 25/4/2013.

20. Bùi Anh Tuấn (2009), Hành vi tổ chức, NXB Đại học Kinh tế quốc dân,Hà Nội

21.Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2009), Định mức hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức đi học, Quyết định số 2641/2009/QĐ - UBND ngày 10/9/2009.

22. Các học thuyết liên quan đến vấn đề động lực và tạo động lực làm việc:

- http://kmi.edu.vn/ - www.iemh.edu.vn

- http://vi.wikipedia.org - http://quantri.vn/

PHỤ LỤC Phụ lục 1

Phiếu khảo sát về động lực làm việc của viên chức trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ

Để đánh giá về công tác tạo động lực làm việc của viên chức Trường Đại học Hùng Vương, xin ông/bà vui lòng cung cấp một số thông tin theo những câu hỏi dưới đây. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông/bà.

Tên phòng, ban làm việc: ... ... Giới tính: Nam/nữ Chức danh: ... Trình độ chuyên môn: ... Trình độ ngoại ngữ: ... Trình độ tin học: ... Thâm niên công tác: ...

Đối với những câu hỏi dưới dạng bảng biểu xin ông/bà đánh dấu (X) vào ô tương ứng. Đối với những câu hỏi lựa chọn (a,b,c…) xin ông/bà khoanh tròn vào ý kiến lựa chọn.

1. Ông/bà hãy cho biết lý do lựa chọn công việc hiện tại

1 Do yêu thích

Do phù hợp với năng lực, sở trường, chuyên môn được 2

đào tạo

Khẳng định được vị thế của bản thân, có cơ hội thăng 3

tiến

4 Không có sự lựa chọn nào khác

5 Thu nhập

2.Mức độ am hiểu của ông/bà về công việc mình đang đảm nhận a. Hiểu rõ

b. Hiểu

c. Hiểu sơ qua

d. Không hiểu

3.Ông bà có hài lòng với công việc của mình không?

a. Rất hài lòng

b. Tương đối hài lòng

c. Hài lòng

d. Không hài lòng

4. Điều gì khiến ông bà hài lòng nhất trong công việc?

1 Tiền lương, tiền thưởng 2 Điều kiện làm việc

Tính chất công việc (có cơ hội thăng tiến, thú vị, có tính thử 3

thách)

4 Quan hệ với đồng nghiệp

5 Sự lãnh đạo của thủ trưởng đơn vị

6 Lý do khác

5. Ông bà nhận xét thế nào về chế độ phúc lợi của cơ quan mình?

a. Tốt, đầy đủ b. Bình thường c. Không đầy đủ

6.Ông bà sử dụng bao nhiêu thời gian làm việc đẻ giải quyết công việc chuyên môn

a. Hoàn toàn thời gian b. 2/3 thời gian

c.1/2 thời gian d. 1/3 thời gian

7. Trong công việc nếu gặp phải khó khăn ông bà có nỗ lực giải quyết hay không.

a. Sẵn sàng b. Do dự c. Từ chối

8. Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của ông bà

a. Hoàn thành tốt b. Hoàn thành

c. Không hoàn thành

9. Ông/bà có muốn chuyển sang làm một công việc khác, tổ chức khác không?

a. Có b. Không c. Không biết

Nếu có, ông/ bà hãy cho biết lý do muốn chuyển việc:

... ... ... 10. Ông/bà có thường xuyên được cơ quan cử đi học các lớp đào tạo và bồi dưỡng không?

a.Thường xuyên b. Thỉnh thoảng c. Chưa bao giờ

Động lực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng của ông/bà là gì?

... ... 11. Ông/bà có hài lòng về mức thu nhập của mình tại cơ quan không?

a. Rất hài lòng b. Hài lòng c. Bình thường d. Không hài lòng

12. Chương trình đào tạo có giúp gì cho công việc hiện tại và tương lai của ông bà không?

a. Giúp ích rất nhiều b. Một chút

c. Không giúp gì

13. Ông/bà cho biết các yếu tốt sau tác động như thế nào đến động lực làm việc ?

Mức độ tác động

Yếu tố tác động Rất

Nhiều Vừa Ít Rất ít

nhiều phải

Tiền lương, tiền thưởng

Mức độ ổn định của công việc Tính thách thức của công việc Công việc thú vị

Cơ hội thăng tiến

Cơ hội học tập giao lưu

Môi trường và điều kiện làm việc Mối quan hệ đồng nghiệp

Đánh giá đúng kết quả thực hiện công việc và năng lực cá nhân

14. Ý kiến của ông/bà về lãnh đạo trực tiếp của mình:

c. Ý kiến khác

15. Phong cách người lãnh đạo ảnh hưởng như thế nào đến động lực làm việc của ông/bà

a. Tích cực b. Tiêu cực

c. Không ảnh hưởng gì d. Khác

Nếu phong cách người lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực/tiêu cực đến động lực làm việc của ông/bà, xin ông bà cho biết những yếu tố tạo nên ảnh hưởng tích cực/tiêu cực đó

... ... ...

16. Lý do nào ảnh hưởng tiêu cực đến trạng thái tinh thần của ông (bà) khi giải quyết công việc?(có thể lựa chọn nhiều phương án)

Phân công công việc không thú vị Điều kiện làm việc

Công việc không thú vị

Phân công công việc không hợp lý

Quản lý yếu kém

Quan hệ không tốt với lãnh đạo

Không được đánh giá, khách quan, công bằng

17. Điều kiện làm việc của ông bà tại cơ quan như thế nào

a. Tốt

b. Bình thường

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông/bà

Phụ lục 2

Kết quả khảo sát động lực làm việc của viên chức trường Đại học Hùng Vương

Giới tính: Nam/nữ

Chức danh: ...

Trình độ chuyên môn: ...

Trình độ ngoại ngữ: ...

Trình độ tin học: ...

Thâm niên công tác: ...

Đối với những câu hỏi dưới dạng bảng biểu xin ông/bà đánh dấu (X) vào ô tương ứng. Đối với những câu hỏi lựa chọn (a,b,c…) xin ông/bà khoanh tròn vào ý kiến lựa chọn.

1. Ông/bà hãy cho biết lý do lựa chọn công việc hiện tại

STT Nội dung Số Tỷ lệ %

người

1 Do yêu thích 15 10.4

2

Do phù hợp với năng lực, sở trường,

30.9

chuyên môn được đào tạo 46

3

Khẳng định được vị thế của bản

4.3

thân, có cơ hội thăng tiến 6

4 Không có sự lựa chọn nào khác 48 32

5 Thu nhập 7 4.9

2.Mức độ am hiểu của ông/bà về công việc mình đang đảm nhận

STT Nội dung Số người Tỷ lệ %

1 Hiểu rõ 76 51

2 Hiểu 57 39

3 Hiểu sơ qua 15 10

4 Không hiểu 0 0

3.Ông bà có hài lòng với công việc của mình không?

STT Nội dung Số người Tỷ lệ

%

1 Rất hài lòng 21 14

2 Tương đối hài lòng 27 18

3 Hài lòng 62 42

4 Không hài lòng 38 26

4. Điều gì khiến ông bà hài lòng nhất trong công việc?

STT Nội dung Số người Tỷ lệ %

1 Tiền lương, tiền thưởng 9 6

2 Điều kiện làm việc 23 16

3 Tính chất công việc (có cơ hội thăng 20 13

tiến, thú vị, có tính thử thách)

4 Quan hệ với đồng nghiệp 47 32

5. Ông bà nhận xét thế nào về chế độ phúc lợi của cơ quan mình? STT Nội dung Số Tỷ lệ người % 1 Tốt, đầy đủ 29 19.4 2 Bình thường 107 72 3 Không đầy đủ 12 8.6

6.Ông bà sử dụng bao nhiêu thời gian làm việc để giải quyết công việc chuyên môn

STT Nội dung Số người Tỷ lệ

%

1 Hoàn toàn thời gian 27 18

2 2/3 thời gian 73 49

3 1/2 thời gian 34 23

4 1/3 thời gian 14 10

7. Trong công việc nếu gặp phải khó khăn ông bà có nỗ lực giải quyết hay không.

STT Nội dung Số người Tỷ lệ

%

1 Sẵn sàng 47 32

2 Do dự 76 51.3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 112 - 139)