Cải cách hành chính, tập trung vào đơn giản hóa thủ tục xác nhận trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 77)

nhận trên cơ sở làm rõ trách nhiệm cơ quan đơn vị, thủ trưởng

Thủ tục hành chính là một trong những yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ đến thời gian và chất lƣợng tổ chức thực thi chính sách đối với ngƣời có công với

cách mạng. Hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc ta đã và đang thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, công khai minh bạch chế độ chính sách, phân rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc giải quyết chế độ chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng. Qua đó đã phần nào thấy rõ đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, Đảng bộ và chính quyền quận đối với cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết chế độ chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng.

Cải cách hành chính thông qua việc đƣa ứng dụng phát triển công nghệ thông tin vào quản lý hành chính và giải quyết chế độ chính sách đối với ngƣời có công. Đây vừa là việc làm cấp thiết trƣớc mắt, vừa mang tính lâu dài. Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc hiện nay, công nghệ thông tin chính là động lực, đồng thời là thƣớc đo chỉ số phát triển.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc cải cách hành chính trong việc giải quyết chế độ chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm bởi:

- Cải cách thủ tục hành chính đối với việc giải quyết chế độ chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng là một nội dung của cải cách hành chính, nhƣng là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nƣớc và đối tƣợng ngƣời có công với cách mạng.

- Thông qua cải cách thủ tục hành chính, chúng ta có thể xác định căn bản các công việc của cơ quan nhà nƣớc với ngƣời có công với cách mạng; qua đó chúng ta có thể xây dựng bộ máy phù hợp và từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc.

Nhƣ vậy, có thể coi cải cách thủ tục hành chính đối với việc giải quyết chế độ đối với ngƣời có công với cách mạng là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khác nhƣ: nâng cao chất lƣợng thể chế; nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức; phân công, phân cấp

thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của ngƣời dân, của bộ máy hành chính; thực hiện chính phủ điện tử …

3.1.4. Phát huy vài trò của phường đối với công tác thương binh liệt sĩ và người có công với cách mạng

Xã, phƣờng, thị trấn là cấp cơ sở thuộc hệ thống hành chính của Nhà nƣớc, là nơi sinh sống của các thành viên hƣởng chính sách và gia đình họ, nên ngoài việc đảm bảo cho các chính sách, chế độ của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện đầy đủ, chu đáo, đạt kết quả; xã, phƣờng, thị trấn trên cơ sở nắm bắt kịp thời những tâm tƣ, nguyện vọng của các gia đình chính sách, động viên khai thác mọi tiềm năng của địa phƣơng vào việc đáp ứng kịp thời các yêu cầu bức xúc trong cuộc sống hàng ngày của các hộ gia đình chính sách cũng nhƣ tạo điều kiện để họ phát huy tinh thần tự lực, tự cƣờng trong cuộc sống và tham gia các hoạt động tại địa phƣơng.

Thành công của công tác thƣơng binh liệt sỹ gắn liền với sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo của chính quyền, sự tham gia của tổ chức xã hội. Đây đƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng của cấp ủy chính quyền, thay mặt cho Đảng và Nhà nƣớc trực tiếp chăm sóc các gia đình chính sách, thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của Nhà nƣớc, cộng đồng, của thế hệ hôm nay đối với thế hệ cha anh đã có nhiều hy sinh, cống hiến.

Để nâng cao năng lực của chính quyền cấp xã, phƣờng trong công tác chăm sóc đối với ngƣời có công với cách mạng tại cơ sở, tập trung vào những nội dung:

- Xây dựng cơ chế, quy định, quy ƣớc cụ thể khi thực hiện các ƣu tiên, ƣu đãi đối với thƣơng binh, gia đình liệt sỹ và ngƣời có công với cách mạng, vận dụng linh hoạt và mềm dẻo các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nƣớc

để phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng. Bên cạnh đó, không ngừng hoàn thiện việc xây dựng các quy định cụ thể, đảm bảo thực hiện công khai, minh bạch, thống nhất và đảm bảo công bằng trong đãi ngộ, tránh đƣợc những vƣớng mắc không đáng có, gây mất lòng tin trong nhân dân.

- Chú trọng việc đào tạo và nâng cao năng lực của công chức làm công tác Lao động Thƣơng binh và Xã hội. Trƣớc hết là việc rà soát đội ngũ công chức, đánh giá đúng thực tế chất lƣợng, phân loại và có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cho đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời, tổ chức xét tuyển, thi tuyển đầu vào một cách nghiêm túc, công khai đảm bảo công chức mới tuyển phải có nghiệp vụ chuyên ngành, ƣu tiên xét tuyển những đối tƣợng có bằng tốt nghiệp đạt loại giỏi.

3.1.5. Đẩy mạnh và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đối với công tác chăm s c người có công với cách mạng các cấp đối với công tác chăm s c người có công với cách mạng

Trong hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội đóng vai trò vừa là trung tâm đoàn kết, tập hợp đông đảo các lực lƣợng quần chúng nhân dân (tính chất xã hội), đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các thành viên vừa thực hiện vai trò nền tảng chính trị của chính quyền nhân dân, tổ chức động viên nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nƣớc. So với các tổ chức xã hội khác, vai trò này của các tổ chức chính trị - xã hội có tính trực tiếp hơn trong việc phục vụ sự nghiệp cách mạng theo đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.

Việc phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong giải quyết chính sách ƣu đãi ngƣời có công tại địa phƣơng là việc làm quan trọng, nhất là trong giám sát việc xét duyệt hồ sơ giải quyết chính sách đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tƣợng.

3.2. Những giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách ƣuđãi ngƣời có công với cách mạng tại quận Nam Từ Liêm đãi ngƣời có công với cách mạng tại quận Nam Từ Liêm

Chính sách đối với ngƣời có công là đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc căn cứ vào nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ cách mạng, dựa trên sự phát triển nền kinh tế xã hội, nhằm mục đích ghi nhận công lao, sự đóng góp,

đáp, bù đắp phần nào về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần đối với ngƣời có công. Chính sách đối với ngƣời có công là chính sách đặc biệt, thực hiện cho những đối tƣợng đặc biệt. Vì vậy, nó thể hiện rất rõ quan điểm và đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc. Với tƣ cách là chủ thể quản lý xã hội, Nhà nƣớc có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công. Một mặt Nhà nƣớc thông qua các tổ chức chức năng của mình hoạch định các chính sách ƣu đãi ngƣời có công. Mặt khác, Nhà nƣớc bằng các bộ máy của mình, triển khai thực hiện các chính sách đối với ngƣời có công, đƣa chính sách vào cuộc sống. Ngoài ra, Nhà nƣớc còn định hƣớng động viên, khuyến khích, ủng hộ tham gia phát động các phong trào tạo ra sức mạnh tổng hợp về nguồn lực, nhân lực ở cộng đồng dân cƣ trong việc thực hiện chính sách đối với ngƣời có công.

Có thể khẳng định rằng, các chính sách của Nhà nƣớc đối với ngƣời có công với cách mạng trong thời gian qua đã từng bƣớc đƣợc hoàn thiện. Các chế độ trợ cấp ngày càng đƣợc nâng cao và thực hiện cùng với lộ trình cải cách chính sách tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, hậu quả của các cuộc chiến tranh còn rất nặng nề và phức tạp, việc giải quyết các chế độ ƣu đãi ngƣời có công vẫn còn đang là vấn đề lớn của đất nƣớc, của xã hội. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, do những biến động chính trị xã hội trong khu vực và thế giới, vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra; cũng nhƣ trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong thời gian tới, những đóng góp to lớn của các nhà khoa học, trí thức rất cần có cơ chế khen thƣởng, ghi nhận để khuyến khích các cá nhân, tổ chức tích cực, hăng say nghiên cứu cống hiến cho đất nƣớc.

Do đó, để xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công, đồng thời thực hiện tốt công tác quản lý và nâng cao hiệu quả thực thi chính sách đối với ngƣời có công, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

3.2.1. Giải pháp chung

3.2.1.1. Nâng cao nhận thức của các cơ quan và mọi tầng lớp nhân dân về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

Chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng là một bộ phận quan trọng trong đảm bảo an sinh xã hội. Việc nhận thức đúng đắn, khách quan về các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về ƣu đãi ngƣời có công là nội dung quan trọng để các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn dân thống nhất ý chí, triển khai thực hiện đều khắp, hiệu quả ở từng địa phƣơng, góp phần giữ vững tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi và môi trƣờng ổn định phát triển kinh tế đất nƣớc.

Việc nâng cao nhận thức của toàn xã hội cần đƣợc thực hiện trƣớc hết thông qua công tác tuyên truyền sâu rộng đến tất cả các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân các quy định về chính sách đối với ngƣời có công của Nhà nƣớc, truyền thống đấu tranh cách mạng và đạo lý tốt đẹp của dân tộc, thành quả của công tác giải quyết chính sách đối với ngƣời có công những năm qua. Đồng thời, biểu dƣơng, khen thƣởng kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt phong trào Đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc ngƣời có công để xây dựng và nhân rộng những gƣơng điển hình tiên tiến tại các địa phƣơng; từ đó khơi dậy lòng hiếu nghĩa bác ái của toàn dân hƣớng tới những hoạt động thiết thực, hiệu quả, ủng hộ ngƣời có công và các hoạt động thực thi của cơ quan hành chính Nhà nƣớc đối với lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, tuyên dƣơng những tấm gƣơng thƣơng binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tiêu biểu trong vƣợt khó vƣơn lên trong công tác, lao động sản xuất, phát triển kinh tế làm giàu cho quê hƣơng, đất nƣớc. Tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của ngƣời có công, xây dựng, giới thiệu “gia đình cách mạng gƣơng mẫu”, “ngƣời công dân kiểu mẫu”, “thƣơng binh tàn nhƣng không phế” …Từ

đúng đắn và xác định rõ trách nhiệm trong giải quyết chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng hiện nay.

3.2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng có vai trò, ý nghĩa hết sức to lớn, góp phần quan trọng giúp các cơ quan nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý và là công cụ để thực thi các chính sách, chế độ đối với đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng.

Việc hoàn thiện các chính sách, pháp luật về ngƣời có công cần thực hiện đảm bảo một số tiêu chí cơ bản là:

- Phải kết hợp hài hòa chính sách kinh tế với chính sách xã hội. Bởi vì, chính sách ƣu đãi ngƣời có công vốn là chính sách mang tính nhạy cảm chính trị - xã hội. Do vậy, cần có nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và chính sách đối với ngƣời có công. Việc nâng cao

đời sống của dân cƣ nói chung, đời sống của các đối tƣợng có công nói riêng và sự đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống xã hội là mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế. Hoặc nói cách khác, phát triển kinh tế là cơ sở, là điều kiện vật chất để hoàn thiện chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công. - Chính sách ƣu đãi ngƣời có công đảm bảo tính kế thừa và tính hiện thực phù hợp với điều kiện và tình hình mới của đất nƣớc. Điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi giai đoạn ngày càng phát triển thì yêu cầu về thể chế, chính sách của giai đoạn đó cũng cần phải thay đổi cho phù hợp. Nếu điều kiện kinh tế - xã hội đã thay đổi hoặc chậm đổi mới thì sẽ trở thành lạc hậu và hậu quả của sự không đổi mới đó là không phát huy đƣợc tác dụng, không có ý nghĩa thực tế, mà nhiều khi còn tạo ra lực cản, gây hậu quả về kinh tế hoặc xã hội trầm trọng. Tuy nhiên, đổi mới không có nghĩa là phủ nhận mà phải trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã qua, kế thừa những nội dung hợp lý, khoa học của chính sách ƣu đãi đã đƣợc thể hiện trong thời gian qua. Bởi lẽ, chính sách ƣu

đãi ngƣời có công có sự ảnh hƣởng rất lớn đến một số đối tƣợng đông, mức độ ảnh hƣởng rộng và thời gian ảnh hƣởng rất lâu dài.

- Hoàn thiện chính sách, pháp luật về ƣu đãi ngƣời có công phải đảm bảo tính đồng bộ. Chính sách, pháp luật về ƣu đãi ngƣời có công thể hiện ý chí quyết tâm của toàn Đảng, Nhà nƣớc và toàn dân đối với những ngƣời có công lao đối với đất nƣớc. Tuy nhiên, để ý chí và quyết tâm đó biến thành hiện thực, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật ƣu đãi ngƣời có công phải đặc biệt chú ý tới tính đồng bộ. Điều này đƣợc thể hiện từ việc soạn thảo, xây dựng văn bản, định ra những chế tài để thực thi chính sách, luật pháp. Đồng thời, việc xây dựng, hoàn thiện các chính sách còn phải chú ý đến tính khả thi của nó, nghĩa là phải chú ý đến sự đồng bộ giữa soạn thảo các văn bản quy phạm và các chế tài để thực thi. Sự đồng bộ còn thể hiện

ở chỗ chính sách, pháp luật ƣu đãi phải nằm trong thể thống nhất với toàn bộ hệ thống chính sách khác nhƣ chính sách về bảo đảm xã hội, an sinh xã hội.

3.2.1.3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức làm công tác giải quyết chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

Con ngƣời là nhân tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại trong mọi lĩnh vực hoạt động. Do vậy, trong từng lĩnh vực cụ thể, để giải quyết tốt các nhiệm vụ đƣợc phân công đảm trách, đội ngũ công chức trong cơ quan nhà nƣớc cần phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp. Thực tế hiện nay, đội ngũ công chức đã và đang góp phần quan trọng vào công cuộc cải cách hành chính nói chung, công tác giải quyết chính sách ƣu đãi ngƣời có công nói riêng. Tuy vậy, nhƣ đã nêu ở phần thực trạng, một số công chức làm việc tại ngành Lao động Thƣơng binh và Xã hộichƣa đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành nhất là ở cấp cơ sở. Do đó, việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở lĩnh vực này cần đƣợc quan tâm. Trƣớc hết, cần tập trung thực hiện một số nội dung:

- Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá một cách khách quan về thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ, công chức đang làm công tác Lao động Thƣơng binh & Xã hội từ cấp Thành phố đến xã, phƣờng, thị trấn và dự báo nhu cầu cán bộ, công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 77)