Các yếu tố ảnh hƣởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về chứng thực từ thực tiễn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 41 - 45)

1.3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động chứng thực

Các yếu tố khách quan

Thứ nhất là sự phát triển của kinh tế xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội nhu cầu chứng thực của các cá nhân, tổ chức là nhu cầu tất yếu của cuộc sống, xuất phát từ nhu cầu giao dịch của công dân, tổ chức và nhu cầu quản lý của chính nhà nƣớc. Nhu cầu này càng ngày càng tăng do sự mở rộng và phát triển của quan hệ pháp luật khiến cho lƣu lƣợng yêu cầu chứng thực gia tăng về số lƣợng và sự phức tạp của việc chứng thực. Điều này ảnh hƣởng mạnh mẽ đến số lƣợng và chất lƣợng của hoạt động chứng thực.

Thứ hai, yếu tố chính trị có ảnh hƣởng mạnh mẽ tới hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật chứng thực, đặc biệt là các cá nhân, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng pháp luật chứng thực. Một đất nƣớc có môi trƣờng chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện pháp luật nói chung và hoạt động chứng thực nói riêng, bởi nó củng cố niềm tin của ngƣời dân, để họ tin vào chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, tin vào Đảng và chính quyền và ngƣợc lại. Đồng thời, mức độ dân chủ của xã hội cũng ảnh hƣởng quan trọng đến hoạt động chứng thực. Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi, các tầng lớp trong xã hội có thể thẳng thắn, công khai bày tỏ ý kiến, quan điểm, nguyện vọng của mình đối với quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia quan hệ pháp luật chứng thực. Ngƣợc lại, trong điều kiện xã hội thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, bầu không khí chính trị ngột ngạt, gò bó thì công dân không dám bày tỏ những suy nghĩ thật của mình, không giám đòi hỏi công lý vì tâm lý lo lắng, e ngại.

Yếu tố chủ quan

Thứ nhất là trình độ văn hóa, trình độ pháp luật của ngƣời làm công tác chứng thực cũng nhƣ của ngƣời dân. Trình độ dân trí cao là điều kiện đầu tiên, cơ bản để ngƣời dân dễ dàng hiểu biết pháp luật, nhận thức đúng pháp luật và

dẫn đến việc thực hiện pháp luật tốt và ngƣợc lại. Yếu tố này không chỉ ảnh hƣởng đến chủ thể là những cá nhân, tổ chức yêu cầu chứng thực mà còn ảnh hƣởng đến những chủ thể là những ngƣời thực hiện chứng thực. Bởi những ngƣời thực hiện chứng thực có trình độ văn hóa, trình độ pháp luật cao không chỉ nhận thức đúng đƣờng lối, chính sách của pháp luật mà còn có khả năng giải quyết công việc nhanh chóng, đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, các cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực có trách nhiệm trong tổ chức, thực hiện chứng thực một cách khoa học có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để xử lý công việc nhanh chóng, đúng pháp luật. Sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ và thiếu sự phối hợp với nhau ở các cơ quan liên quan đến hoạt động chứng thực sẽ dẫn đến sự chồng chéo trong cách giải quyết và sự đùn đẩy lẫn nhau.

1.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về chứng thực

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực

Đây là yếu tố quyết định quan trọng nhất tác động đến thực hiện pháp luật về chứng thực. Pháp luật cụ thể, chi tiết là cơ sở để các chủ thể tham gia quan hệ chứng thực thực hiện và là cơ sở pháp lý để các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật chứng thực khi cần thiết. Hệ thống văn bản pháp luật về chứng thực hoàn thiện thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện pháp luật trong chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực các hợp đồng, giao dịch dân sự có hiệu quả, chính xác hơn. Với các quy định đầy đủ cụ thể trong các quy phạm pháp luật và các văn bản có liên quan hƣớng dẫn thi hành là những yếu tố bảo đảm rất quan trọng để các chủ thể biết và thực hiện, đồng thời tránh đƣợc sự tùy tiện trong quá trình thực hiện pháp luật về chứng thực.

Hiện nay, các quy định của pháp luật về chứng thực không chỉ đƣợc quy định trong các văn bản dƣới luật nhƣ Nghị định 23/2015/NĐ-CP mà còn đƣợc quy định trong rất nhiều các văn bản luật khác: Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai,

Luật Nhà ở, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Công chứng... Một số văn bản hƣớng dẫn trình tự, thủ tục còn chƣa đồng bộ, gây chồng chéo, gây khó khăn cho ngƣời có thẩm quyền, trách nhiệm chứng thực. Dẫn đến tác động không nhỏ đến việc thực hiện pháp luật về chứng thực. Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chứng thực có những thay đổi nhất định qua từng thời kỳ, nên việc thực hiện pháp luật về chứng thực không ổn định, các quy trình, thủ tục, hồ sơ thay đổi, gây khó khăn cho các chủ thể có thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện hoạt động chứng thực, ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Ngoài ra, sự phối hợp thực hiện các quy định của pháp luật của các cơ quan có liên quan không thống nhất làm ảnh hƣởng đến việc chứng thực của ngƣời dân.

Năng lực của chủ thể có thẩm quyền thực hiện pháp luật về chứng thực

Năng lực của chủ thể có thẩm quyền thực hiện pháp luật về chứng thực thể hiện ở khả năng thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính xác, đầy đủ.

Năng lực thực thi pháp luật về chứng thực của chủ thể có thẩm quyền (cán bộ, công chức) chỉ khả năng về thể chất và trí tuệ của mỗi cán bộ, công chức trong việc sử dụng các yếu tố nhƣ kiến thức, kỹ năng, trình độ, thái độ hành vi để hoàn thành công việc đƣợc giao, xử lý tình huống và để thực hiện nhiệm vụ trong mục tiêu xác định. Năng lực thực thi pháp luật về chứng thực không chỉ bao gồm các yếu tố nhƣ trình độ, kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi ứng xử mà còn bao hàm cả khả năng kết hợp hài hòa các yếu tố đó trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

Các chủ thể có thẩm quyền thực thi pháp luật về chứng thực cần thể hiện sự thành thạo trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, tránh hiện tƣợng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, giấy tờ hình thức. Thực tế cho thấy sự quan liêu, chậm trễ, thiếu tinh thần trách nhiệm của một số cơ quan và cán bộ trong giải quyết thủ tục chứng thực có thể dẫn đến sự không hài lòng của ngƣời dân khi họ có yêu cầu chứng thực. Hiện nay, yêu cầu của công cuộc cải cách hành

chính đòi hỏi các cán bộ, công chức thực hiện pháp luật về chứng thực phải vừa chuyên nghiệp trong công việc, vừa phải có thái độ, cách thức phục vụ, thực thi pháp luật tích cực trong cung ứng dịch vụ hành chính công về chứng thực nhằm đem lại sự hài lòng cho ngƣời dân.

Cơ sở vật chất cho hoạt động thực hiện pháp luật về chứng thực

Thực hiện pháp luật về chứng thực đòi hỏi có các điều kiện trang thiết bị vật chất - kỹ thuật phù hợp. Vì thế, kinh phí, cơ sở vật chất trang thiết bị cho hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật là một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện pháp luật về chứng thực đƣợc hiệu quả. Trong điều kiện hiện nay việc hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, nhanh chóng áp dụng chính phủ điện tử là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo việc thực hiện pháp luật về chứng thực đạt hiệu quả cao.

Tiểu kết chƣơng 1

Thực hiện pháp luật về chứng thực là quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy phạm pháp luật chứng thực đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch, đáp ứng yêu cầu công cuộc phát triển kinh tế, hạn chế, ngăn ngừa những vi phạm pháp luật về chứng thực.

Thực hiện tốt pháp luật về chứng thực góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, góp phần khẳng định các giá trị xã hội, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện pháp luật về chứng thực chịu ảnh hƣởng của các yếu tố gồm: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực, năng lực của chủ thể có thẩm quyền thực hiện pháp luật về chứng thực, cơ sở vật chất cho hoạt động thực hiện pháp luật về chứng thực.

CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

VỀ CHỨNG THỰC Ở QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về chứng thực từ thực tiễn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)