thực trạng thực hiện pháp luật về chứng thực ở quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Điều kiện tự nhiên quận Cầu Giấy
Quận Cầu Giấy đƣợc thành lập theo Nghị định số 74-CP ngày 22/11/1996 của Chính Phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/9/1997; phía Đông giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình, phía Tây giáp hai quận NamTừ Liêm và Bắc Từ Liêm, phía Nam giáp quận Thanh Xuân và phía Bắc giáp quận Tây Hồ. Khi mới thành lập Quận Cầu Giấy có 7 đơn vị hành chính bao gồm toàn bộ diện tích đất tự nhiên và dân số của 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm; diện tích đất tự nhiên của Quận là 1.210,07 ha, với 82.900 ngƣời.
Ngày 05/01/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, phƣờng Dịch Vọng Hậu đƣợc thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính và dân số của hai phƣờng Quan Hoa và Dịch Vọng, từ ngày 01/4/2005, phƣờng Dịch Vọng Hậu chính thức đi vào hoạt động. Từ đó đến nay quận có 8 phƣờng: Phƣờng Dịch Vọng, phƣờng Mai Dịch, phƣờng Nghĩa Đô, phƣờng Nghĩa Tân, phƣờng Quan Hoa, phƣờng Trung Hòa, phƣờng Yên Hòa, phƣờng Dịch Vọng Hậu. Tính đến tháng 01/2018 dân số của Quận là 269.637 ngƣời.
Điều kiện kinh tế - xã hội quận Cầu Giấy
Nằm ở phía Tây trung tâm của Thủ đô Hà Nội, phát huy những lợi thế và biến khó khăn thách thức thành nguồn lực, trong hơn 20 năm xây dựng, Cầu Giấy là một trong những quận có sự phát triển năng động.
Khi đƣợc Thành phố công bố Quy hoạch chi tiết 1/2000 quận Cầu Giấy, diện tích đất nông nghiệp còn nhiều chiếm 33% so với tổng diện tích đất tự nhiên, năm 2005 diện tích đất nông nghiệp còn 7,28%, đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp chỉ còn 3,96% và cũng không còn canh tác đƣợc mà năm trong quy hoạch các dự án phát triển kinh tế xã hội. Nhƣ vậy, tốc độ phát triển xây dựng đô thị theo quy hoạch của Quận đã đạt kết quả khả quan. Nhiều dự án và khu đô thị lớn của Trung ƣơng và Thành phố đã và đang đƣợc triển khai xây dựng. Cùng với sự phát triển chung của đất nƣớc, đời sống nhân dân đã đƣợc cải thiện rõ rệt nên nhu cầu về nhà ở của nhân dân ngày càng cao. Việc các hộ gia đình tự cải tạo nhà cũ, xây dựng nhà ở mới gia tăng với tốc độ rất nhanh. Ngoài các công trình nhỏ lẻ của nhà dân là những công trình khu chung cƣ và khu đô thị mới đang đƣợc xây dựng. Năm 1997, trên địa bàn quận chỉ có 2 khu tập thể cũ là Nghĩa Tân và Mai Dịch, đến năm 2020 nhiều khu đô thị mới, nhiều công viên cây xanh tiêu biểu mang tầm cỡ quốc gia đã đƣợc hình thành nhƣ: Khu đô thị mới Cầu Giấy, Khu đô thị mới Dịch Vọng, Trung Yên, Trung Hoà - Nhân Chính, Nam Trung Yên, Yên Hoà; công viên Nghĩa Đô, Công viên Cầu Giấy,... Nhiều tuyến đƣờng đẹp đƣợc xây dựng, mở rộng nhƣ: đƣờng ven sông Tô Lịch, đƣờng Trần Duy Hƣng, đƣờng Hoàng Quốc Việt, đƣờng Trần Thái Tông, đƣờng Nguyễn Khánh Toàn, đƣờng Trần Quý Kiên, đƣờng vành đai 2,5, đƣờng Trung Kính, các đƣờng đấu nối ra phố Dƣơng Đình Nghệ, phố Trần Vỹ, đƣờng Nguyễn Văn Huyên kéo dài, đƣờng Trần Đăng Ninh kéo dài [16]
Về kinh tế, trong giai đoạn 2016-2020, giá trị sản xuất ngành dịch vụ - thƣơng mại có tốc độ tăng bình quân 14,47%/ năm (chỉ tiêu: 13,5-15%); giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng bình quân tăng 11,15%/năm (chỉ tiêu: 8,5- 12%/năm), chú trọng phát triển công nghiệp theo hƣớng có chọn lọc, tập trung vào các ngành có trình độ công nghệ cao. Ngành nông nghiệp chiếm một tỷ trọng nhỏ và có xu hƣớng giảm mạnh còn 0,09% trong tổng số giá trị các ngành kinh tế toàn quận. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực và
phù hợp với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thích ứng với đặc điểm và yêu cầu của kinh tế xã hội của một quận đang phát triển [16].
Theo Báo cáo của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, trong 7 tháng đầu năm 2020, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Cầu Giấy tiếp tục tăng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, giá trị sản xuất ngành thƣơng mại - dịch vụ ngoài nhà nƣớc đạt 49.046 tỷ đồng tăng 3,14%; giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nƣớc đạt 7.956 tỷ đồng tăng 1%; giá trị sản xuất ngành Xây dựng ngoài nhà nƣớc đạt 22.698 tỷ đồng tăng 3% so với cùng kỳ năm trƣớc. Thu ngân sách quận đạt 3.124,4/6.746,66 tỷ đồng, đạt 46,3% dự toán. Chi ngân sách ƣớc thực hiện 604,5/1.283,1 tỷ đồng, đạt 47,1% dự toán [45].
Về hạ tầng xã hội, quận thƣờng xuyên quan tâm và xử lý tốt các vấn đề về văn hoá, giáo dục, y tế, vệ sinh môi trƣờng. Chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng cao với hệ thống cơ sở vật chất trƣờng học các cấp đƣợc đầu tƣ xây dựng khang trang, sạch đẹp, đạt chuẩn Quốc gia. Toàn quận có 43 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt có trƣờng THPT Nghĩa Tân đạt mô hình trƣờng chuẩn khu vực Đông Nam Á [45]. Ngành giáo dục quận tự hào có nhiều giáo viên, học sinh đạt giải cấp thành phố, quốc gia và đạt giải quốc tế trên các lĩnh vực. Công tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân đƣợc đặc biệt quan tâm, chất lƣợng khám chữa bệnh ban đầu đƣợc nâng lên, 100% phƣờng đạt chuẩn quốc gia y tế theo tiêu chí mới. Trung tâm y tế quận là đơn vị đầu tiên trong số 30 Trung tâm y tế Quận, Huyện của Thành phố thực hiện đủ điều kiện khám sức khỏe theo quy định của Bộ y tế. Các phƣờng đề có trạm y tế, nhà văn hóa phục vụ tốt đời sống dân sinh [45].
Hoạt động văn hóa - thể thao đƣợc đẩy mạnh từ quận tới cơ sở. 8/8 phƣờng đều có nhà văn hóa đƣợc xây dựng khang trang, các tổ dân phố, liên tổ dân phố đều có nhà họp, nhà sinh hoạt cộng đồng. Hoạt động thể dục thể thao phong trào và thể thao thành tích cao đƣợc quan tâm phát triển; nhiều điểm vui
chơi, nhà văn hóa, di tích lịch sử văn hóa - cách mạng đƣợc đầu tƣ nâng cấp, cải tạo; các khu vui chơi đƣợc đầu tƣ lắp đặt các thiết bị thể thao ngoài trời góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách xã hội đạt nhiều kết quả; 100% hộ gia đình đƣợc cấp nƣớc sạch, hàng chục nghìn ngƣời đƣợc hỗ trợ, giới thiệu giải quyết việc làm [45].
Tốc độ phát triển kinh tế xã hội khá nhanh của quận Cầu Giấy khiến nhu cầu giao dịch của nhân dân ngày càng tăng lên. Sự phát triển mạnh của các cơ sở sản xuất kinh doanh và các cơ sở hành chính, sự nghiệp, các tổ chức hội trên địa bàn quận cũng khiến nhu cầu giải quyết các giấy tờ hành chính là rất lớn, trong đó nhu cầu về chứng thực chiếm vị trí không nhỏ. Đây là một vấn đề mà Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy nói chung và các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện pháp luật về chứng thực ở quận Cầu Giấy nói riêng cần lƣu tâm để có thể nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chứng thực tại địa phƣơng.