II. NGUỒN KINH PHÍ VÀ QUỸ
3. Nguồn kinh phí đã hình thành
3.2 xuất các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của công ty.
Trải qua nhiều năm không ngừng phấn đấu, công ty CP xây dựng 204 luôn đứng vững và phát triển mạnh mẽ. Công ty CP xây dựng 204 là một công ty có ngành nghề kinh doanh rất đa dạng và phong phú, địa bàn hoạt động rộng với nhiều lĩnh vực mới, song bằng kinh nghiệm và sự chủ động trong kinh doanh. Công ty luôn ngày một phát triển lớn mạnh, có nhiều cố gắng cho nên trong những năm vừa qua Công ty đã đạt được những thành công rất lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Bước sang nền kinh tế thị trường, lãnh đạo công ty đưa nhiều biện pháp kinh tế có hiệu quả, khắc phục những khó khăn để có thể hoà nhập với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Qua thời gian thực tập, dưới góc độ một sinh viên thực tập kết hợp cùng kiến thức đã học tại trường, tuy thời gian thực tập còn hạn chế song em cũng xin đưa ra một số ý kiến nhằm thực hiện tốt mục tiêu của công ty:
Một là: Nâng cao hơn nữa tay nghề của công nhân
- Đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản thì có lẽ tay nghề của công nhân không có giới hạn nào là đủ, đặc biệt trong xây dựng nhà cửa thì khiếu thẩm mỹ của mỗi người mỗi khác người thợ có tay nghề cao là người thợ có thể đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ của mỗi người. Để làm được điều này người công nhân cần có những chuyên môn tốt, tay nghề cao … mà muốn có được điều này công ty cần chú trọng hơn nữa đến những đội thi công, đặc biệt là cử những người có tay nghề khá trong các đội đi học và tuyển họ là nhân viên chính thức của công ty, những công nhân này cùng với các người đội trưởng sẽ giúp cho chất lượng thi công công trình ngày càng được nâng cao hơn.
- Đối với lĩnh vực sản xuất trong lĩnh vực này thì việc tiết kiệm nguyên vật liệu lại là vấn đề cốt lõi mang đến thành công cũng như lợi nhuận cao cho công ty. Nếu người lao động có tay nghề và kỹ năng làm việc cao thì họ sẽ tiết kiệm hơn. Để thực hiện được điều này công ty nên có thời gian cho công nhân đứng máy đi
xem và tập huấn.đây là một bước đi sẽ mang lại lợi ích lâu dài và tính phát triển bền vững của công ty.
Hai là: Phát triển thêm các thị trường đầu ra cho các sản phẩm
- Hiện tại thì thị trường chủ yếu của công ty vẫn là thị trường tiêu dùng trên địa bàn thành phố. Chính vì vậy mà công ty nên tìm thêm những thị trường khác để tăng quá trình tiêu thụ, có thể nhận thấy các thị trường tiềm năng.
- Công ty nên tự chủ động tìm những đơn đặt hàng để quá trình sản xuất chứ không phải thụ động chờ những đơn đặt hàng rồi mới sản xuất.
- Tiếp tục đưa sản phẩm của công ty vào các dự án công trình mà công ty thi công như vậy vừa có thể tiêu thụ sản phẩm của công ty lại vừa phần nào đẩy nhanh được tiến độ thi công công trình và vẫn có doanh thu như mong muốn.
Ba là: Giảm tỷ trọng nguồn vốn vay
Quá trình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây luôn mang lợi nhuận khá cao công ty sử dụng một phần số lợi nhuận này để chi trả những nguồn vốn vay của công ty làm cho tỷ lệ vốn vay thấp xuống tăng nguồn vốn chủ với tỷ lệ cao hơn trong tổng nguồn vốn.
Bốn là: Chú trọng môi trường làm việc của đội ngũ công nhân.
Lĩnh vực sản xuất hay xây dựng cơ bản thì vấn đề môi trường làm việc, điều kiện an toàn khi làm việc luôn được công nhân cũng như cơ quan quản lý nhà nước rất quan tâm chú trọng chính vì vậy mà công ty cần có những chính sách quan tâm đến môi trường làm việc của công nhân. Có thể kể đến như : công nhân sản xuất nên xây dựng các vòi nước phòng cháy chữa cháy thuận tiện và quy mô lớn, còn với công nhân công trình khi xây dựng các công trình có độ cao cần những bảo hộ như dây an toàn hay dàn giáo được bọc lưới bảo vệ, quần áo bảo hộ dụng cụ bảo hộ cũng cần đủ số lượng và chất lượng tin dùng.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện kinh tế cạnh tranh gay gắt hiện nay của cơ chế thị trường thì mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức sản xuất kinh doanh đều đang đứng trước khó khăn và thử thách lớn trong việc làm thế nào để tồn tại và phát triển được trước các đối thủ cạnh tranh. Những khó khăn và thử thách này chỉ có thể giải quyết được khi doanh nghiệp chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua quá trình thực tập tại doanh nghiệp, em được biết về hệ thống quản trị trong công ty, cơ cấu lao động, các hoạt động marketing và lĩnh vực không kém phần quan trọng nữa là quản trị sản xuất trong công ty. Trong mỗi môn học thực tế, khi kết hợp với kiến thức được học và thực tế, em nhận thấy việc “ học đi đôi với hành” là hoàn toàn đúng.
Sau thời gian tìm hiểu thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng 204 đã giúp em tìm hiểu kỹ hơn về những kiến thức đã được học tại nhà trường. Đây là một cơ hội cho em áp dụng những kiến thức đã được học vào thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn !
MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
1 LỜI MỞ ĐẦU 3
2 PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH
NGHIỆP
5
3 1.3 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 5
4 1.1.1Tên và địa chỉ của doanh nghiệp 5
5 1.4 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp 9
6 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 10
7 1.3.1. Số cấp quản lý của Công ty 10
8 1.3.3 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản trị 12
9 1.3.3 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý 14
10 PHẦN II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
20
11 2.1 Phân tích các hoạt động Marketing của Doanh nghiệp 20
12 2.1.1 Các loại sản phẩm, dịch vụ và tính năng của chúng. 21
14 2.1.3 Hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty 24
15 2.1.4 Các hình thức xúc tiến bán hàng của Công ty 25
16 2.1.5 Đối thủ cạnh tranh của công ty trên địa bàn 25
17 2.1.6 Phân tích tình hình tiêu thụ và hoạt động Marketing của công ty
27 18 2.1.7 Phân tích và nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác
marketing của công ty
29
19 2.2 Phân tích tình hình lao động, tiền lương 30
20 2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp 30
21 2.2.2 Phương pháp xây dựng mức thời gian lao động 34
22 2.2.3 Tình hình sử dụng lao động, năng suất lao động 35
23 2.2.3.1 Phân tích về mặt số lượng lao động 35
24 2.1.3.2. Phân tích năng suất lao động 37
25 2.2.4 Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động. 40
26 2.2.5 Quỹ lương và phương pháp tính lương của công ty 44
27 2.2.5.1 Nội dung tiền lương: 44
28 2.2.5.2 Phương pháp trả lương cho nhân viên, công nhân thuộc biên chế công ty
44
29 2.2.5.3. Phương pháp tính lương trả cho công nhân thuê ngoài 44
30 2.2.5.4 Tiền thưởng. 47
31 2.3 Phân tích chi phí giá thành của Công ty CP xây dựng 204 48
32 2.3.1. Phân loại chi phí tại Công ty CP xây dựng 204 48
33 2.3.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty CP xây dựng 204.
49 34 2.3.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP xây
dựng 204.
49 35 2.3.4 Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành toàn bộ Công ty
CP xây dựng 204.
50
36 2.3.4.1 Lĩnh vực xây lắp 50
37 2.3.5 Tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP xây dựng 204. 2.3.5.3 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành
56
38 2.3.5.1 Lĩnh vực xây lắp 56
39 2.3.5.2 Lĩnh vực sản xuất bê tông 59
40 2.3.5.3 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành 59
41 2.4 Phân tích tình hình tài chính của Công ty CP xây dựng 204. 61
42 2.4.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 62
44 2.4.3 Cơ cấu nguồn vốn của doanh ngiệp 71
45 2.4.3 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 74
46 2.4.3.1 Hệ số khả năng thanh toán 74
47 2.4.4 Đánh giá và nhận xét tình hình tài chính của doanh nghiệp 76
48 PHẦN III : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN
PHÁP THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
78
49 3.1. Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 78
50 3.1.1 Đánh giá và nhận xét các lĩnh vực trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
78 51 3.1.2. Những nguyên nhân làm nên thành công và những nguyên
nhân tạo ra những hạn chế cho công ty
81
52 3.1.2.1. Nguyên nhân làm nên thành công của công ty 81
53 3.1.2.2. Nguyên nhân tạo ra những hạn chế của công ty 82
54 3.2 Đề xuất các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của công ty.
83
55 KẾT LUẬN 86