Giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 80 - 91)

3.2.1.1. Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình

a) Cơ chế phối hợp giữa cá nhân và cơ quan báo chí để thực hiện sản phẩm báo chí.

Hiện tại Điều 10 Luật Báo chí quy định quyền tự do báo chí của công dân “Liên kết các cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí”. Điều này đã mở ra một giai đoạn mới thúc đẩy sự phát triển tạo ra các sản phẩm báo chí đa dạng phục vụ thị trường, quy định mới và mở này cũng phù hợp với sự phát

triển của báo chí so với các nước phát triển. Tuy nhiên cơ chế thoáng như vậy cũng gây ra một số bất cập cơ bản đó là thông tin sai sự thật, chưa qua kiểm duyệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội, hoạt động không đúng tôn chỉ mục đích.

Đặc biệt trong lĩnh vực PTTH, các cá nhân, doanh nghiệp truyền thông tự sản xuất chương trình truyền hình cung cấp cho các hạ tầng truyền dẫn nội dung số, các phương thức mới như youtube, facebook, dễ dàng mà không phải bỏ kinh phí lớn. Đối với với nhà Đài, việc đổi mới, đầu tư, nâng cấp trang thiết bị công nghệ truyền hình đáp ứng yêu cầu hiện đại vẫn là một gánh nặng về tài chính với Đài truyền hình, phát thanh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tuyên truyền của các kênh truyền hình truyền thống và nguồn thu của các Đài.

Bởi vậy, tác giả đề nghị điều chỉnh, bổ sung cơ chế phối hợp đối với cá nhân, doanh nghiệp tự sản xuất chương trình truyền hình cung cấp cho các hạ tầng truyền dẫn nội dung số theo hướng phải có sự liên kết với các cơ quan báo chí nhằm đáp ứng yêu cầu thẩm định nội dung đối với các sản phẩm như truyền hình nhằm kiểm duyệt kỹ lưỡng nội dung trước khi trình chiếu, hạn chế tối đa vi phạm hành chính xảy ra.

Như vậy, đối với Luật Báo chí 2016, để nâng cao hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực báo chí nói chung và lĩnh vực PTTH nói riêng cần có chế tài với các cá nhân, tổ chức tự sản xuất chương trình truyền hình. Khi có quy định rõ một số vấn đề trên, xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, rõ ràng hơn về quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp.

b) Sửa đổi nghị định 06/2016/NĐ-CP ngày 18/01/2016 của Chính phủ về quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình

Hiện nay, các tổ chức nước ngoài đã nhằm vào thị trường Việt Nam triển khai cung cấp các dịch vụ truyền hình xuyên biên giới thông qua mạng

internet, tiến hành hoạt động kinh doanh nhưng chưa có chế tài để kiểm soát cũng như xử phạt hành chính.

Một bộ phim nước ngoài có bản quyền được người dùng mua trên nền tảng truyền hình trực tuyến của doanh nghiệp Việt Nam đang chịu 3 loại thuế: Thuế bản quyền 10%, thuế giá trị gia tăng 5% và thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 20%. Do vậy, chi phí cho thuế để duy trì nền tảng là áp lực rất lớn, nhưng áp lực này lại chỉ dành cho doanh nghiệp OTT nội. Còn các doanh nghiệp nước ngoài như Netflix, iFlix, Apple TV, Tencent và Baidu thì không phải chấp hành nghĩa vụ về thuế, không phải xin giấy phép hay chịu sự quản lý nội dung khi khai thác thị trường Việt Nam. Điển hình, năm 2020, Netflix tràn vào nước ta như một trào lưu. Netflix cung cấp phim tại Việt Nam khi chưa có giấy phép phổ biến phim, điều này vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam. Hơn nữa, nhiều phim trên dịch vụ này có những nội dung vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam. Theo số liệu của Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam, phim của Netflic hiện có 33 phim có nội dung vô đạo đức, độc hại và tàn nhẫn. Do vậy, cần có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời để bảo tồn những giá trị truyền thống, văn hóa của Việt Nam. Quản lý các nội dung cung cấp trên dịch vụ PTTH vừa phải tuân thủ theo Luật Báo chí, định hướng của Đảng, vừa phù hợp với xu hướng hiện đại, thúc đẩy doanh nghiệp cung cấp PTTH phát triển.

Đối với các đơn vị truyền hình, có 06 loại giấy phép: giấy phép báo chí, giấy phép sản xuất kênh trong nước, giấy phép biên tập kênh nước ngoài, giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh truyền hình nước ngoài, giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình trả tiền, đăng ký danh mục nội dung trên dịch vụ phát thanh truyền hình. Hơn nữa, khi có sai phạm, các đơn vị trong nước bị xử phạt vi phạm hành chính với các hình thức phạt khác nhau. Với các tổ chức nước ngoài, chưa tuân thủ các quy định của Việt Nam về kiểm

soát nội dung, biên tập, biên dịch, chèn sóng quảng cáo, đóng các khoản phí, thuế dịch vụ truyền hình. không bị xử phạt, lại có được nguồn thu lớn. Điều này tạo nên sân chơi không thật sự bình đẳng trong hệ thống truyền hình trả tiền.

Do đó cần có Nghị định mới sửa đổi để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh gây tình trạng “bảo hộ ngược” cho các công ty nước ngoài, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả của Luật Báo chí 2016, tăng doanh thu trong lĩnh vực.

Hơn nữa, hiện nay các quốc gia đang tiến hành chuyển đổi số trên mọi mặt của đời sống xã hội. Việc áp dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh là điều tất yếu trong cuộc chạy đua này. Bởi vậy, đối với lĩnh vực PTTH, dịch vụ truyền hình OTT đang trên đà phát triển nhanh và mạnh khác hẳn với dịch vụ PTTH truyền thống, do đó yêu cầu và cách thức quản lý đối với hình thức OTT cũng phải có sự khác biệt, nhằm quản lý hiệu quả dịch vụ nội dung thông tin số và góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện các loại hình dịch vụ.

3.2.1.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình

Xét theo quan điểm triết học về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật giữ vai trò hỗ trợ hoặc tác động trở lại đối với kết quả chung của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Nếu nội dung pháp luật phù hợp, thiết thực, dễ hiểu, gần gũi nhưng hình thức tổ chức mờ nhạt, thiếu sáng tạo, xa rời thực tiễn thì tất yếu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật.

Vì lẽ đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được xã hội (Nhà nước, tổ chức, công dân) quan tâm ở cả nội dung và hình thức phổ biến, truyền tải pháp luật, thông tin pháp lý để đối tượng được tác động hình thành được

thói quen, tình cảm đối với pháp luật và có hành vi xử sự phù hợp, có ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật.

Từ thực tiễn, giáo dục pháp luật vẫn còn hạn chế về phạm vi và đối tượng, có những trường hợp vi phạm còn không nhận thức được rõ hành vi của mình, thậm chí chấp hành không nghiêm chỉnh, gây khó khăn cho công tác xử phạt VPHC.

Việc tuyên truyền, phổ biến trở thành một điều tất yếu và quen thuộc, đôi khi lại trở thành trào lưu trong cuộc sống. Tuyên truyền ồ ạt, không có định hướng, không có chiều sâu, chỉ làm cho có cũng là bất cập rất lớn trong xã hội ngày nay. Cho nên, với vấn đề đã cũ, chúng ta cần có những cách làm mới để các kiến thức pháp luật ngấm vào dân một cách tự nhiên nhất và tạo được cảm hứng cho người đọc, người nghe. Việc tuyên truyền cần xây dựng chi tiết quy trình, đối tượng, thời gian, kiến thức và cung cấp các tài liệu cần thiết, qua nhiều các phương tiện truyền thông. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả đề cập tới một số cách tuyên truyền như sau:

Thứ nhất, tuyên truyền trên chính những phương tiện truyền thông:Báo chí đảm nhiệm rất tốt vai trò của mình trong việc thông tin nhanh nhạy, đa dạng nên cũng là công cụ đắc lực để tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Báo in, báo hình có mặt rất nhiều trên các trang mạng, dễ dàng tìm kiếm và nắm bắt.

Đối với các khu dân cư, thôn xóm, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật có thể thực hiện trên hệ thống truyền thanh cấp xã. Phương án này đơn giản nhưng lại len lỏi được đến vùng sâu, vùng xa, ngõ ngách. Ví như dịch Covid 19 vừa qua, mỗi khu phố đều sử dụng hệ thống truyền thanh vào sáng, chiều để nhân dân thông tin được tình hình dịch bệnh, cách phòng chống thì việc tuyên truyền pháp luật cũng dễ để đi vào đời sống nhân dân theo cách này. Các Đài truyền thanh cấp trên hướng dẫn các đài truyền thanh cấp dưới, căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa bàn để lựa chọn thời điểm phát sóng phù hợp,

với nội dung dễ nghe, dễ hiểu, đảm bảo tính hiệu quả. Chính cách truyền thanh có khả năng tác động nhiều đối tượng, có thể thực hiện phát lại nhiều lần, tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc để di chuyển cũng như tập trung dân cư để nghe thông tin.

Thứ hai, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường

Giáo dục pháp luật là sự tác động có định hướng có tổ chức nhằm hình thành tri thức, tình cảm và hành vi phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho công dân tự giác tuân thủ, thi hành pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của công dân.

Đó là một trong các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện thông qua việc dạy và học pháp luật trong các nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần hình thành và bồi dưỡng ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật

Thi tìm hiểu pháp luật là một trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, là cầu nối chuyển tải những nội dung pháp luật vào cuộc sống, là hình thức sinh hoạt văn hoá pháp lý có sức hấp dẫn và hiệu quả. Đây là một trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hấp dẫn, có hiệu quả cao và được sử dụng nhiều. Những nội dung pháp luật được chuyển tải đến các đối tượng thông qua cuộc thi một cách đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ hơn, sinh động hơn, tránh được sự cứng nhắc, khô cứng. Bên cạnh đó, kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền pháp luật của người tổ chức cũng được trau dồi, gọt dũa.

Kết quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hình thức thi tìm hiểu pháp luật tác động trực tiếp đến ý thức pháp luật của người dự thi, qua đó là nơi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức pháp luật và kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật của cả người tổ chức cuộc thi và người theo dõi, tìm hiểu cuộc thi.

Hiện nay, trên đài phát thanh cũng có chương trình tư vấn, giải đáp thắc mắc về pháp luật cũng là một biện pháp hay bởi người nghe có thể giao lưu với chính các chuyên gia của đài bằng cách gửi câu hỏi về chương trình hoặc gọi điện kết nối trực tiếp để được lắng nghe góp ý. Đối với vi phạm trong lĩnh vực PTTH cũng vậy, cần đẩy mạnh các chương trình truyền hình, phát thanh giáo dục pháp luật về PTTH, các hành vi vi phạm để người dân nắm được thông tin.

3.2.1.3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, người có chức vụ, chức danh làm công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.

Đây là giải pháp quan trọng bởi chỉ khi đội ngũ cán bộ, công chức được bảo đảm về số lượng và chất lượng, sắp xếp hợp lý, có năng lực và trình độ chuyên môn vững trong lĩnh vực được phân công mới tạo được niềm tin trong nhân dân. Do đó, cần phải chú trọng các biện pháp như sau:

Thứ nhất, trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng: Phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng là cái gốc của người cán bộ, công chức. Mỗi cán bộ, công chức cũng giống như mỗi công dân Việt Nam phải tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, với tư tưởng Hồ Chí Minh, có thái độ kiên định và niềm tin vào sự nghiệp đổi mới đất nước, bản lĩnh chính trị rõ ràng

trước cám dỗ và lợi ích trước mắt từ các thế lực thù địch. Với nhân dân, phải gần gũi, thấu hiểu và giúp nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

nhân dân Nếu không có tầm nhìn xa trông rộng, quên đi nghĩa vụ của người công chức, lợi ích của nhân dân thì đó chính là nguy cơ của tụt lùi của hệ thống chính quyền. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã vượt qua các cuộc kháng chiến trường kỳ, lấy lại được độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, do đó trách nhiệm của mỗi người cán bộ, công chức trong thời bình cần phát huy truyền thống quý báu của cha ông, phát triển đất nước hùng mạnh. Nghiên cứu nền tảng lý luận, triết học về các giá trị đạo đức, thường xuyên trau dồi, rèn luyện để thấm nhuần tư tưởng của Đảng, học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hành “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là điều cấp thiết cần phải thường xuyên và liên tục. Tiếp đến, có ý thức tiết kiệm thời gian, tiền của, tài nguyên, có ứng xử đúng đắn và đạo đức nghề nghiệp, xây dựng lối sống trong sạch vững mạnh.

Thứ hai, tiêu chuẩn về trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ:Nước ta đang từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp để đáp ứng các yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính. Đội ngũ cán bộ, công chức cần phải được đào tạo, bồi dưỡng chính quy, thường xuyên cập nhật kiến thức và kỹ năng mới để có thể tiếp thu và lĩnh hội điểm mới, văn minh trên thế giới, có năng lực vững vàng trong thực thi quyền lực nhà nước. Đặc biệt, khi đất nước đang thực hiện theo hướng Chính phủ điện tử thì yêu cầu cán bộ, công chức cũng phải trở nên chuyên nghiệp.

Với cán bộ chủ chốt, cần phải có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của chức danh đang đương nhiệm.

100% cán bộ, công chức thành thạo tin học văn phòng theo thông tư 03/2014/TT-BTTTT quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và có chứng chỉ tiếng anh theo quy định tại thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Năng lực tổ chức thực hiện linh động, vận dụng sáng tạo đường lối chủ trương của Đảng, các chính sách của pháp luật của Nhà nước vào thực tế, thiết lập chương trình kế hoạch cụ thể để thực hiện kế hoạch đề ra hiệu quả. Bên cạnh đó, năng lực của cán bộ còn thể hiện ở việc biết nắm bắt tình hình thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm, bài học để cải tiến công tác cho mình, giúp cho cơ quan, đơn vị tiến bộ hơn.

Thứ ba, tích cực rèn luyện tác phong công tác phù hợp: Ở mỗi vị trí khác nhau đều đòi hỏi những cách làm khác nhau. Tuy nhiên đối với các cán bộ, công chức muốn hoàn thành nhiệm vụ được giao thì phải có tác phong, phong cách làm việc cụ thể. Xây dựng phong cách làm việc có kế hoạch rõ ràng, hiệu quả, tỉ mỉ, chính xác, sâu sát, cụ thể tránh tình trạng quan liêu, qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 80 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)