Giải pháp áp dụng riêng cho thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 91 - 103)

3.2.2.1. Xây dựng Cơ sở dữ liệu quản lý xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hiện nay, đất nước đang từng bước chuyển đổi số hướng tới Chính phủ điện tử (CPĐT). Sự ra đời của CPĐT thực sự là một cuộc cách mạng trong tiến trình phát triển hành chính công. Nó tạo ra một phong cách lãnh đạo, điều hành hiện đại, hiệu quả và minh bạch, nâng cao mức độ hài lòng cho nhân dân và doanh nghiệp, khắc phục những điểm yếu cố hữu của hệ thống hành chính truyền thống như nạn quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, bưng bít thông tin. Do đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) các lĩnh vực khác nhau đang được đẩy mạnh với mục đích: Tạo lập hệ thống thông tin tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương nhằm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác phục vụ phục vụ theo dõi, nắm bắt việc xử phạt hành chính, nhất là trong quản lý thông tin về đối tượng vi phạm hành chính và việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cơ sở dữ liệu quản lý xử phạt VPHC là căn cứ quan trọng để để cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, đề xuất lộ trình đơn giản hóa thủ tục hành chính, khắc phục tình trạng cung cấp quá nhiều loại giấy tờ, rút ngắn thời gian xử lý và giảm thiểu chi phí đi lại, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Bằng sự truy cập, kiểm tra các dữ liệu điện tử, người đứng đầu các cơ quan công quyền có thể biết chính xác chuyên viên tình hình chuyên viên thực hiện việc xử phạt VPHC.

Xây dựng CSDL quản lý xử lý VPHC trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng cho cơ quan quản lý nhà nước về công tác thi hành pháp luật xử lý VPHC và cơ quan của người có thẩm quyền xử lý VPHC, có khả năng kết nối tới CSDL Quốc gia về xử lý vi phạm hành chính. Hệ thống dữ liệu thông tin được trích xuất, cập nhật từ các nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính tại cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; số hóa số liệu các vụ việc vi phạm hành chính; theo dõi, quản lý việc xử phạt vi phạm hành chính của những người có thẩm quyền xử phạt thuộc các cơ quan Nhà nước; theo dõi, nắm bắt số lượng, tính chất mức độ và xu hướng phổ biến của các hành vi vi phạm hành chính phục vụ cho việc xác định tái phạm vi phạm hành chính, phục vụ cho công tác truy cứu trách nhiệm hình sự.

CSDL được thực hiện đối với toàn bộ số liệu, thông tin của các Quyết định xử lý vi phạm hành chính do các cơ quan, người có thẩm quyền xử lý đối với vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố. Cụ thể, CSDL sẽ tiến hành quản lý về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả theo Nghị định; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; quản lý việc lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; quản quá trình tiếp nhận hồ sơ xử lý vi phạm hành chính. Cùng với đó, CSDL cũng sẽ xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và cung cấp thông tin để tích hợp vào cơ sở dữ liệu Quốc gia; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính; công bố công khai việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính; quản lý việc thu, nộp tiền phạt; quản lý việc chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu để bán đấu giá; hỗ trợ tìm kiếm thông tin...

Về mặt cơ sở pháp lý, cần hoàn thiện các văn bản pháp luật về chữ ký điện tử, giao dịch điện tử, thủ tục đầu tư, mua sắm, các sản phẩm CNTT, hoàn thiện các chính sách ưu đãi thuế.

Về mặt kỹ thuật, cần tập trung phát triển hạ tầng băng rộng, mở rộng cung cấp dịch vụ công trực tuyến; hoàn thành việc xây dựng CSDL và đưa vào thử nghiệm Cổng Dịch vụ công quốc gia trên cơ sở dữ liệu chung. Việc xây dựng, vận hành CSDL góp phần hoàn thiện CPĐT sẽ là một quá trình liên tục, không có điểm dừng, cần sự chung tay có các tỉnh, thành và sự giám sát của nhân dân.

Về kinh phí để xây dựng khá lớn nhưng nếu ưu tiên đầu tư sẽ cho hiệu quả về nhiều mặt, giảm kinh phí xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tránh lãng phí ngân sách.

Việc xây dựng CSDL về xử lý VPHC đã có hiện đã có ở tỉnh Quảng Bình (Quyết định số 992/QĐ-UBND ngày 01/04/2020 về việc phê duyệt Đề án Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh). Thủ đô Hà Nội có nguồn lực kinh tế vững, lại là trung tâm văn hóa – kinh tế, chính trị - xã hội, cần sớm xây dựng CSDL xử lý VPHC nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xử phạt, hướng tới xây dựng Chính phủ số.

3.2.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức thành phố Hà Nội

Thứ nhất, xây dựng chế độ đánh giá và lương, thưởng công chức hợp lý.

Để đánh giá công chức một cách khách quan, UBND thành phố Hà Nội cần xây dựng khung năng lực công chức chuẩn mục đích khuyến khích công chức làm việc theo chức danh và đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh của công ty, tạo ra động cơ phấn đấu và phát triển bản thân của nhân viên trong công việc, hạn chế thái độ tiêu cực và xung đột lợi ích trong cơ quan.

Xây dựng môi trường làm việc tốt là một trong những nội dung, nhiệm vụ hàng đầu. Môi trường làm việc tốt thì mỗi cá nhân cán bộ, công chức mới có điều kiện làm việc tốt, phát huy khả năng của mình, chung sức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

Thứ ba, xây dựng chính sách sử dụng công chức hợp lý.

Xây dựng hệ thống các quy định về sử dụng công trên cơ sở thực tài, năng lực thực tế giải quyết công việc và kết quả thực hiện công việc. Từng bước triển khai mỗi vị trí công việc phải có mô tả công việc giúp cho việc tuyển dụng, phân công theo dõi kết quả thực hiện công việc.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, bổ nhiệm công chức, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài cũng như làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt.

Thứ tư, đổi mới công tác tuyển dụng công chức.

Công tác tuyển dụng công chức cần tiếp tục đổi mới theo hướng công khai, minh bạch, đảm bảo tuyển chọn được người có đức, có tài vào làm việc trong ngành Tài chính. Thực hiện tốt chính sách thu hút và ưu tiên trong tuyển dụng đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên sâu trong các lĩnh vực cụ thể để nắm bắt được công việc nhanh, hiệu quả.

Thứ năm, đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng công chức.

Tiến hành đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức theo các nội dung như sau:

(1) Cần phải phát triển đội ngũ giáo viên giảng dạy có chuyên môn, nghiệp vụ cao, ưu tiên đội ngũ có bằng cấp, chứng chỉ quốc tế để truyền đạt

cho công chức kiến thức mới, của các nước, cập nhật xu hướng hiện đại, nhằm phát huy các kỹ năng thực thi công vụ;

(2) Xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp, tạo điều kiện tốt cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đi trước một bước. Các chính sách cần phải “mở” để đào tạo, bồi dưỡng không bị hạn chế bởi các quy định rườm rà .

(3) Cần đẩy mạnh đội ngũ chuyên gia về chuyên ngành CNTT để làm công tác lập trình, tư vấn, điều chỉnh kỹ thuật cho các cơ quan để xử lý, quản lý CSDL.

3.2.2.3. Xây dựng quy trình trình hồ sơ xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp vượt quá thẩm quyền để đảm bảo thống nhất của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố

Hiện nay, quy trình trình hồ sơ xử lý VPHC nói chung và trong lĩnh vực PTTH nói riêng vẫn đang thiếu, điều này gây khó khăn, chồng chéo thẩm quyền, ùn tắc các hồ sơ chờ xử lý.

Mục đích của quy trình nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí thực hiện, đảm bảo trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác giải quyết VPHC.

(1) Xem xét nhu cầu xây dựng quy trình trình hồ sơ xử lý VPHC trong trường hợp vượt quá thẩm quyền.

(2) Xây dựng các bước cụ thể: điều kiện thực hiện – thành phần hồ sơ – Số lượng hồ sơ – Thời gian xử lý – Nơi tiếp nhận

(3) Tiếp nhận hồ sơ – Phân loại hồ sơ – Chuyển hồ sơ cho lãnh đạo - Phân bổ cho Chuyên viên thực hiện

(4) Chuyên viên thẩm tra hồ sơ – Ra thông báo (Trường hợp không đạt – nêu rõ lý do – Thông báo lại thời gian, thời hạn trình lại hồ sơ.

(5) Lãnh đạo xem xét, thẩm định khâu cuối cùng sau khi chuyên viên đã kiểm tra, ra quyết định.

(6) Ký duyệt hồ sơ xử lý

(7) Thực hiện các bước khác tiếp theo sau khi có quyết định xử phạt. Trên đây là ý tưởng của tác giả về quy trình cơ bản khi trình hồ sơ xử phạt VPHC trong trường hợp vượt quá thẩm quyền để tạo điều kiện cho công tác xử phạt đạt hiệu quả cao. Khi có quy trình ISO, chuyên viên sẽ tự nhìn nhận được quy trình làm việc, trách nhiệm và tác phong xử lý công việc chuyên nghiệp, không bỡ ngỡ và lúng túng. Hơn nữa khi có quy trình đăng lên hệ thống website, doanh nghiệp có thể tự truy cập để tìm kiếm thông tin, quy trình làm việc của cơ quan nhà nước. Khi có thay đổi về nhân sự thực hiện hoạt động xử phạt, người đến sau có thể dễ dàng tiếp nhận và đảm nhiệm công việc dựa vào quy trình có sẵn. Quy trình khiến cho công tác quản lý được dễ dàng hơn. Lãnh đạo đơn vị chỉ đạo sát sao, quản lý chung đầu vào và đầu ra của hoạt động xử phạt đối với mỗi chuyên viên.

Tiểu kết Chương 3

Xử phạt VPHC trong lĩnh vực PTTH cần đảm bảo quán triệt các quan điểm: theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công khai minh bạch trong quá trình xử phạt VPHC, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan trong xử phạt VPHC, gắn với việc nâng cao ý thức pháp luật công chức. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC trong lĩnh vực PTTH nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Trong đó, giải pháp chung bao gồm hoàn thiện một số quy định liên quan đến lĩnh vực, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục, xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức... và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Giải pháp riêng cho Hà Nội là xây dựng CSDL về xử phạt VPHC trong lĩnh vực PTTH tích hợp với CSDL quốc gia, đổi mới cơ chế tuyển dụng công chức ở Hà Nội, tăng cường sự tham gia, giám sát của người dân đối với hoạt động phát hiện sai phạm và xử phạt VPHC trong lĩnh vực này.

KẾT LUẬN

Phát thanh, truyền hình có vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế - xã hội, đảm bảo nhu cầu đời sống của nhân dân, là cơ cánh tay đắc lực của Chính phủ trong việc truyền tải thông tin thời sự tới nhân dân cả nước và kiều bào. Nhận thức được vai trò to lớn của PTTH, lãnh đạo Bộ TT&TT, Cục PTTH&TTĐT, UBND thành phố Hà Nội, Sở TT&TT thành phố Hà Nội đã quan tâm sâu sắc tới công tác xử phạt VPHC nói chung và lĩnh vực PTTH nói riêng, công tác xử phạt đã đạt được kết quả cụ thể, tích cực và không xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo.

Trong thời gian vừa qua, tình hình VPHC trong lĩnh vực PTTH có tăng mạnh giai đoạn 2017-2019 và dự báo sẽ vẫn tiếp tục gia tăng khi thị phần các dịch vụ truyền hình trả tiền ngày càng đa dạng, đặc biệt là dịch vụ truyền hình trả tiền trên nền tảng Internet. Đây là một bài toán cần được Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền quan tâm, tìm cách tháo gỡ để kiểm soát được tình hình vi phạm. Hơn nữa, khi các dịch vụ truyền hình nước ngoài tràn lan vào Việt Nam một cách mất kiểm soát, thu hút được số lượng người dùng và doanh thu lớn hơn truyền hình truyền thống. Các dịch vụ này chưa được pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng nên cũng gây ra bất lợi cho doanh nghiệp nước nhà. Cùng với đó, vẫn còn chưa có sự thống nhất giữa một số văn bản pháp lý khiến cho công tác xử phạt vẫn còn gặp khó khăn trong công tác xử phạt.

Trên cơ sở một số vấn đề lý luận và thực tiễn công tác xử phạt VPHC trong lĩnh vực PTTH tại thành phố Hà Nội, luận văn đã đưa ra một số những giải pháp chung và cụ thể để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác xử phạt. Tác giả mong muốn kết quả nghiên cứu Luận văn sẽ có những đóng góp tích cực đối với lĩnh vực PTTH. Kính mong nhận được sự góp ý để Luận văn hoàn thiện và có giá trị khoa học cao hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017,“Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017, “Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2018), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/05/2018, “Về việc tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, Hà Nội.

5. Bộ Chính trị (2015), Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về “Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”, Hà Nội.

6. Bộ Nội vụ (2012), Đề án“Chiến lược phát triển đội ngũ công chức đến năm 2020”, Hà Nội.

7. Bộ Tư pháp (2006), Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Công an nhân dân, Hà Nội.

8. Bộ Tư pháp (2012), “Đặc san Luật Xử lý vi phạm hành chính”, Hà Nội. 9. Bộ Tư pháp (2018), Báo cáo số 09/BC-BTP ngày 08/01/2018 “Tổng kết

10. Bộ Thông tin và Truyền thông (2019), Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ nhăm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

11. Bộ Thông tin và Truyền thông (2016), Thông tư số 38/2016/TT- BTTTT quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 91 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)