thanh, truyền hình tại thành phố Hà Nội
Trước tình hình VPHC trong lĩnh vực PTTH, trước sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, sở TTTT thành phố Hà Nội đã có những động thái tích cực trong công tác xử phạt VPHC và kết quả thu được như sau:
Năm 2017, ở Hà Nội có 02 vụ vi phạm, số tiền phạt lên tới 163.000.000 đồng,
Năm 2018, tăng lên thành 05 vụ trong đó có 01 vụ cảnh cáo và 04 vụ phạt tiền với tổng số tiền phạt 175.000.000 đồng,
Năm 2019, có 04 vụ vi phạm thu được trên 168.000.000 đồng, 06 tháng đầu năm 2020, có 01 vụ vi phạm thu được 8.000.000 đồng.
Bảng 2.2: Số liệu xử phạt VPHC trong lĩnh vực PTTH tại thành phố Hà Nội năm 2017-2020 Năm Số vụ phát hiện Số Quyết định ban hành Cảnh cáo (vụ) Số vụ phạt tiền Số tiền phạt (đồng) Số Quyết định bị khiếu nại, khởi kiện 2017 02 02 0 02 163.000.000 0 2018 05 05 01 04 175.000.000 0 2019 04 04 0 04 168.000.000 0 6 tháng/2020 01 01 0 01 8.000.000 0 Tổng 12 12 01 11 514.000.000 0 Nguồn:[26-27]
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tỉ lệ các trường hợp xử phạt VPHC trong lĩnh vực PTTH phân theo hình thức xử phạt năm 2017-2020
Nguồn:[26-27]
Xét theo các hình thức xử phạt trong lĩnh vực này, ta thấy sự chênh lệch rất rõ ràng giữa các hình thức. Hình thức xử phạt cảnh cáo và phạt tiền được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Đối với mỗi vi phạm, cá nhân, tổ chức chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Xử lý VPHC năm 2012. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
Hình thức phạt cảnh cáo có 01 vụ trên tổng số 05 vụ xử phạt năm 2018. Phạt cảnh cáo là hình thức phạt nhẹ nhất, tương ứng với lỗi vi phạm nhỏ. Tuy nhiên, đây cũng là hình thức phạt quan trọng đóng vai trò giáo dục, nhắc nhở, củng cố với các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này để không xảy ra thêm các sai phạm khác nghiêm trọng hơn. Nhưng hình phạt này cũng
0 20000000 40000000 60000000 80000000 100000000 120000000 140000000 160000000 180000000 2017 2018 2019 6 tháng/2020 2 5 4 1 0 1 0 0 163.000.000 175.000.000 168.000.000 8.000.000 Chart Title
như con dao hai lưỡi bởi tình trạng nhận thức biết lỗi vi phạm là xử phạt cảnh cáo để vẫn tiến hành hành vi vi phạm của mình, hoặc chủ quan vô ý nghĩ rằng hành vi không gây nguy hiểm cho xã hội, không ảnh hưởng tới tình hình chung. Ví dụ như Công ty TNHH Điện tử Sao Đỏ đã thực hiện vi phạm hành chính: Không thực hiện đúng thông báo nộp tiền phí, lệ phí của cơ quan có thẩm quyền năm 2017 và Quý I năm 2018. Điều này gây mất thời gian cho bên cơ quan quản lý khi thực hiện các khâu tiếp theo của việc thu lệ phí, doanh nghiệp thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp và nghiêm túc trong tuân thủ thủ tục hành chính.
Các hành vi vi phạm còn lại trong số liệu nêu trên đều bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền. VPHC trong lĩnh vực PTTH nói riêng tuy không phổ biến như các lĩnh vực khác nhưng lại gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Bởi tính chất truyền thông rất rộng rãi nên bất cứ một VPHC nào trong hoạt động PTTH cũng gây ra những tổn hại cho xã hội. Do vậy xử phạt trong lĩnh vực này được xem như một biện pháp quan trọng để quản lý nhà nước về PTTH hiệu quả.
Xét trong mối quan hệ 05 nhóm vi phạm, hiện tại nhóm vi phạm về truyền hình trả tiền đang có nhiều sai phạm nhất đặc biệt là dịch vụ truyền hình trên nền tảng Internet. Tình hình xử phạt hiện nay chưa thể bao quát được toàn bộ ngành bởi sự tinh vi của sai phạm cũng như đội ngũ công chức trong lĩnh vực còn hạn chế về số lượng nên không thể quản lý được tối đa trong lĩnh vực đặc thù.
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ số vụ việc và tiền phạt qua các năm 2017-2019
Nguồn: [26,27]
Trong giai đoạn 2017-2019 đánh dấu sự thay đổi trong số vụ việc và tiền phạt cụ thể trong Biểu đồ. Số vụ vi phạm có xu hướng tăng giảm không đều, các vi phạm vẫn tiếp tục diễn ra. Hiện con số mới nằm ở số vụ vi phạm được phát hiện và ra quyết định xử phạt, trường hợp vi phạm chưa bị phát hiện chưa thể kiểm soát.
Tính đến tháng 9/2020, trong dịch vụ truyền hình nước ta có 10 triệu thuê bao truyền hình cáp, 200.000 thuê bao truyền hình mặt đất, 1 triệu thuê bao truyền hình số vệ tinh, 1 triệu thuê bao truyền hình Internet và khoảng 480.000 thuê bao truyền hình di động. Doanh thu của truyền hình trả tiền là 4.400 tỷ, tăng 5,7% so với năm ngoái. Trong đó, doanh thu của dịch vụ truyền hình trên nền tảng Internet (OTT) khoảng 120 tỷ tăng gấp 05 lần so với 2017- 2019 và truyền hình truyền thống có doanh thu chỉ khoảng 8.600 tỷ, một con số rất thấp. Với sự phát triển như vũ bão của Internet cùng các nền tảng kĩ thuật nội dung số, truyền hình truyền thống đang trở nên bão hòa, không còn
156000000 158000000 160000000 162000000 164000000 166000000 168000000 170000000 172000000 174000000 176000000 0 1 2 3 4 5 6 2017 2018 2019 Số vụ việc Số tiền phạt
là thời “hoàng kim” như thuở sơ khai mà thay vào đó là sự phát triển trên nền tảng Internet. Trước sự cạnh tranh khốc liệt giữa cái mới và cái cũ, việc quản lý nghiêm chỉnh các quy định xử phạt vô cùng quan trọng. Bởi các hành vi trên nền tảng internet khó kiểm soát hơn, lợi nhuận cao, dịch vụ đa dạng nên cần phát hiện sớm sai phạt, xử phạt triệt để, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Trên thực tế, tình hình vi phạm trong lĩnh vực phát thanh truyền hình đã và đang diễn ra có xu hướng đồng đều. So với công tác xử phạt ở lĩnh vực thông tin điện tử thì trong lĩnh vực PTTH có tỉ lệ vi phạm ít hơn. Đặc biệt năm 2020 là năm tổ chức Đại hội Đảng các cấp, do tác động của dịch Covid-19, vi phạm trong lĩnh vực thông tin điện tử (trang thông tin điện tử, mạng xã hội) tăng mạnh, Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội đã phối hợp cơ quan chức năng rà soát 130 trang thông tin điện tử, 90 tài khoản mạng xã hội đưa thông tin sai sự thật trên môi trường mạng và về dịch Covid-19, xử phạt vi phạm hành chính 48 tổ chức, cá nhân với số tiền là 691 triệu đồng (tăng 53% so với năm 2019, chiếm 70% số tiền xử phạt năm 2020 của Sở). [49]
Tuy nhiên, nếu các trường hợp vi phạm không được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm dẫn đến nhiều hệ quả quan trọng. Nếu như lĩnh vực thông tin điện tử đưa thông tin nhanh tới tất cả các đối tượng khác nhau, với nhiều nguồn tin thì đây cũng là một trong những nơi tiềm ẩn nhiều nguồn không chính thống và những cá nhân, tổ chức có mục đích xấu cố tình đăng tải. Lĩnh vực PTTH với các kênh truyền hình chính thống là nơi đính chính, đăng tải thông tin chính xác nhất từ các cơ quan có thẩm quyền, tự thực tế vụ việc. Điều này sẽ khiến cho nhân dân an tâm khi tiếp cận thông tin.