Vai trò và nguyên tắc văn hóa ứng xử của công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 29 - 37)

1.2.2.1. Vai trò của văn hóa ứng xử của công chức

Trong hoạt động quản lý nhà nước, văn hóa ứng xử có vai trò rất quan trọng, bởi đó là hình thức thể hiện ra bên ngoài của nền hành chính nhà nước nói riêng và bản chất của một chế độ xã hội nói chung. Thái độ, hành vi, cách thức thực hiện văn hóa ứng xử của công chức trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước không chỉ góp phần tạo hình ảnh của nền hành chính nhà

nước, mà còn góp phần thực hiện thành công mục tiêu của nền hành chính nhà nước:

Văn hóa ứng xử trong quản lý hành chính nhà nước được thể hiện qua văn hóa ứng xử của mỗi công chức trong mối quan hệ giao tiếp hằng ngày với công dân, với đồng nghiệp.

Văn hóa ứng xử của mỗi công chức trong cơ quan, đơn vị, tổ chức sẽ tạo ra tổng thể giá trị của cơ quan hành chính nhà nước. Văn hóa ứng xử của mỗi công chức còn góp phần nâng cao uy tín của cơ quan hành chính nhà nước. Văn hóa ứng xử của công chức là một trong những biểu hiện của đạo đức cách mạng, thông qua thái độ, hành vi của công chức phù hợp với những quy định của dân tộc và tính giai cấp. Qua đó biểu hiện hình ảnh của một nền hành chính hiện đại, văn minh mang tính phục vụ cao đối với nhân dân và toàn xã hội. Nó có ý nghĩa lâu dài, mang những giá trị đạo đức đã được công nhận trong những hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất định. Qua đó, các giá trị đạo đức luôn được kế thừa, phát triển và loại bỏ.

Là hình thái ý thức xã hội, song văn hóa ứng xử công vụ có tính độc lập tương đối. Vì vậy, nó có khả năng chi phối hành vi và ý thức công chức trực tiếp và lâu dài, cho nên ảnh hưởng của nó là vô cùng to lớn đối với sự nghiệp xây dựng một nền hành chính phát triển và nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

Thông qua văn hóa ứng xử của mỗi công chức biểu hiện bản sắc của cơ quan, đơn vị, tổ chức. Hay nói cụ thể hơn, văn hóa ứng xử của mỗi công chức góp phần thực hiện tốt bản chất của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân: Văn hóa ứng xử công vụ phải là nơi biểu hiện tập trung của văn hóa xã hội, văn hóa của chế độ nước ta - một chế độ dân chủ, văn minh. Với xu hướng phát triển đã được dự báo ở tầm xa, ở tầm chiến lược, đó là: xã hội càng phát triển, kinh tế thị trường, khoa học công nghệ càng có những biến đổi nhảy vọt với gia tốc ngày càng tăng thì cần đến những

đảm bảo về văn hóa, đạo đức trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống, các hoạt động của con người; nó tôn vinh giá trị con người như một giá trị văn hóa cao nhất, chứ nó không hề hạ thấp con người, không làm lu mờ vai trò nhân tố con người bởi sự lấn át của nhân tố kỹ thuật công nghệ. Cũng như vậy, văn hóa ứng xử công vụ cùng với trí tuệ sẽ là cội nguồn sáng tạo và hiệu quả, đáp ứng được những nhu cầu của nhân dân trong xã hội văn minh và hiện đại. Dù sự phồn vinh của xã hội có tăng lên như thế nào, dù thế giới vật chất và lối sống tiêu dùng có đến mức nào thì đạo đức, trí tuệ, nhân cách người công chức cũng không thể trở thành phương tiện bị thao túng và khuất phục. Được như vậy, sẽ làm nên tính bền vững của Nhà nước ta, góp phần tích cực trong tiến trình cải cách hành chính, hội nhập kinh tế quốc tế.

Nói tóm lại, trong quản lý nhà nước, vai trò của văn hóa ứng xử của công chức được thể hiện cụ thể như sau:

Một là, văn hóa ứng xử của công chức góp phần bảo đảm tính văn minh

lịch sự, trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

Hai là, góp phần xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của công chức

trong hoạt động công vụ nói chung và hoạt động quản lý nhà nước nói riêng, hướng tới đạt mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Ba là, văn hóa ứng xử trong quản lý hành chính nhà nước tạo ra các quy

định các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực thi công vụ.

Bốn là, văn hóa ứng xử của công chức đảm bảo thực hiện công khai các

quan hệ xã hội của công chức; nâng cao ý thức của công chức trong công tác phòng, chống tham nhũng, quan liêu; thực hành tiết kiệm.

Năm là, góp phần hình thành nên hành lang pháp lý là cơ sở để xử lý trách nhiệm khi công chức có hành vi vi phạm các quy chuẩn xử sự trong thi hành công vụ; đồng thời để nhân dân giám sát và tự giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật.

1.2.2.2. Nguyên tắc văn hóa ứng xử của công chức

Theo tác giả Ngô Thành Can nền văn hóa công vụ của Việt Nam đã và đang hướng đến 05 giá trị cơ bản sau:

Một là, tính chuyên nghiệp: Chuyên nghiệp thể hiện không chỉ ở chỗ năng lực làm việc tốt, chuẩn mực của đội ngũ người thực thi công vụ mà còn ở chỗ các thủ tục, quy trình công việc cần được chuẩn hóa để ai cũng biết mà thực hiện và kiểm tra việc thực hiện của người thực thi công vụ. Tính chuyên nghiệp đòi hỏi người thực thi công vụ phải được đào tạo đúng chuyên ngành, có trình độ kiến thức và kỹ năng thực thi công vụ, có ý thức tốt, tính kỷ luật

cao để thực thi công vụ đạt hiệu quả.

Hai là, tính trách nhiệm: Trách nhiệm là sử dụng đúng thẩm quyền trong

các mối quan hệ để tìm ra cách thức thuận lợi nhất cho công việc thành công, là tuân thủ theo pháp luật, thực hiện các công việc, đáp ứng đúng mong đợi, là giải thích và biện minh cho những hoạt động đã làm. Như vậy, trách nhiệm là khả năng mà người thực thi công vụ ý thức được những kết quả hoạt động của mình.

Ba là, tính trung thực và khách quan

Bốn là, tính minh bạch: Tính minh bạch của công vụ đòi hỏi mọi hoạt

động phải rõ ràng, tường minh, các quy định, quy trình phải cụ thể, công khai, không che đậy, giấu diếm để người thực hiện cũng như người dân có thể thực hiện và kiểm tra được.

Năm là, tính hiệu quả: Hiệu quả hoạt động thực thi công vụ thể hiện ở sự

sử dụng hợp lý các nguồn lực làm gia tăng kết quả hay thực hiện với năng suất cao [2, tr.3-4].

Khi đã xác định được giá trị cốt lõi của văn hóa công vụ, chúng ta đặt ra được các nguyên tắc về văn hóa ứng xử trong hoạt động công vụ để đảm bảo thực hiện tốt những giá trị cốt lõi đó.

Dưới góc độ pháp lý, Điều 2, Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước (được ban hành kèm theo Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ) quy định về nguyên tắc thực hiện văn hóa công sở như sau:

Thứ nhất, phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và điều

kiện kinh tế - xã hội.

Thứ hai, phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức,

viên chức chuyên nghiệp, hiện đại

Thứ ba, phù hợp với các quy định của pháp luật và mục đích, yêu cầu cải

cách hành chính, chủ trương hiện đại hóa của nền hành chính nhà nước”. Bên cạnh đó, tại Điều 4, Quy chế này cũng quy định các hành vi bị cấm gồm: i- Hút thuốc lá trong phòng làm việc; ii- Sử dụng đồ uống có cồn tại công sở, trừ trường hợp được sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại giao; iii- Quảng cáo thương mại tại công sở”.

Quy chế này cũng quy định những nguyên tắc trong trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức tại Mục 1, Chương II như sau:

Về trang phục: Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức

phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự; Cán bộ, công chức, viên chức có trang phục riêng thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

Về lễ phục: Lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc

tiếp khách nước ngoài. Lễ phục của nam cán bộ, công chức, viên chức: bộ comple, áo sơ mi, cravat; Lễ phục của nữ cán bộ, công chức, viên chức: áo dài truyền thống, bộ comple nữ; Đối với cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số, trang phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục.

Về thẻ cán bộ, công chức, viên chức: Cán bộ, công chức, viên chức phải

đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ; Thẻ cán bộ, công chức, viên chức phải có tên cơ quan, ảnh, họ và tên, chức danh, số hiệu của cán bộ, công chức, viên chức.

Những quy định trên chính là nguyên tắc văn hóa ứng xử gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước, nói cụ thể hơn là nguyên tắc văn hóa ứng xử của công chức trong khi thực thi công vụ, nhiệm vụ.

Khái quát trên góc độ lý luận, có thể thấy rằng văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức nói chung cần tuân thủ 6 nguyên tắc cơ bản sau đây:

Thứ nhất, nguyên tắc tuân theo pháp luật

Đây là nguyên tắc cơ bản, bao trùm toàn bộ hoạt động giao tiếp trong công sở. Nội dung của nguyên tắc này đòi hỏi cán bộ, công chức, trong thực thi hoạt động công vụ phải tuân theo thủ tục, trình tự, thẩm quyền mà pháp luật đã quy định; căn cứ vào pháp luật, chính sách, quyết định của cấp có thẩm quyền; Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quá trình giao tiếp. Cán bộ, công chức phải tuân thủ pháp luật, xử lý mọi tình huống linh hoạt “có lý, có tình” trong từng trường hợp giao tiếp cụ thể, phải lấy giáo dục, thuyết phục làm chính.

Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm chính xác trung thực, khách quan

Muốn quá trình giao tiếp đạt được hiệu quả, thì cán bộ, công chức phải bảo đảm tính chính chính xác khi đưa ra những tư liệu, nhận định, kết luận, quyết định…Vì vậy, việc đảm bảo tính chính xác trong quá trình tiếp xúc với các chủ thể tham gia quá trình giao tiếp sẽ giúp cho hoạt động hành chính đạt được hiệu quả cao. Tính khách quan, toàn diện đòi hỏi người tiến hành giao

tiếp phải đánh giá trung thực tình hình vụ việc; xem xét toàn diện các khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của từng công vụ, nhiệm vụ; phải đề cập đến ý nghĩa tác dụng tích cực hoặc tiêu cực của công vụ cần thực hiện, hoặc của vụ việc cần giải quyết; không có thái độ thiên lệch và bóp méo sự thật để có thái độ tiếp xúc với các đối tượng cho phù hợp. Khi giao tiếp với các đối tượng, cán bộ, công chức phải chuẩn bị kỹ về tâm lý, nắm chắc pháp luật, đảm bảo chứng cứ đầy đủ, sẵn sàng đối thoại đấu tranh để làm sáng tỏ chân lý của sự việc một cách khách quan và chính xác.

Thứ ba, nguyên tắc công khai, dân chủ

Tính công khai của văn hóa ứng xử trong giao tiếp công sở thể hiện ở chỗ vào những thời điểm thích hợp cán bộ, công chức phải thông báo đầy đủ nội dung cần công khai trong tổ chức và với nhân dân để những người có trách nhiệm và có liên quan biết để nhằm khuyến khích sự tham gia của nhân dân và tổ chức vào hoạt động này. Tính dân chủ cũng cần phải được bảo đảm trong văn hóa ứng xử. Cán bộ, công chức cần phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các chủ thể có liên quan như các đối tượng được có quyền giải trình, tiếp xúc với cơ quan, tổ chức, cá nhân cần có thái độ tôn trọng, trao đổi thông tin chính xác trong phạm vi thẩm quyền của mình và phù hợp với quy định của pháp luật.

Nguyên tắc công khai, dân chủ nhằm đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật trong mối quan hệ các bên. Trong hoạt động hành chính, văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức cũng cần có phong cách nhằm gây thiện cảm với các đối tượng, nhất là phải đảm bảo dân chủ, công khai, gần gũi với các đối tượng, qua đó làm cho họ được thoải mái, tự tin. Việc bình đẳng, dân chủ trong ứng xử sẽ rút ngắn khoảng cách giữa cán bộ, công chức và các đối tượng. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo được sự nghiêm túc và tôn trọng lẫn nhau, giữ vững tính lịch sự, giao tiếp có văn hóa, đồng thời tránh việc tự do, bình đẳng quá trớn.

Thứ tư, nguyên tắc thận trọng, cân bằng, trách nhiệm, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Mục đích của giao tiếp là làm hài lòng người dân, tức đối tượng phục vụ của hoạt động hành chính, các đối tượng tham gia vào quá trình giao tiếp, nên nó mang tính chính trị, pháp lý, xã hội sâu sắc. Vì thế, đòi hỏi người cán bộ, công chức phải thận trọng, có trách nhiệm cao, bởi mọi sự nóng vội, chủ quan như biểu thị thái độ khi giao tiếp nóng nảy, bực tức đều dễ dẫn đến sai lầm, xung đột giữa các bên, không đạt được hiệu quả trong hoạt động hành chính.

Nhìn chung, để hoạt động hành chính có hiệu quả thì thái độ, ứng xử của cán bộ, công chức phải luôn chuẩn mực, luôn thể hiện sự bình tĩnh, tự chủ trong mọi tình huống, nhất là không được thể hiện thái độ trịch thượng, quan cách hay nóng nảy, cáu giận. Khi giao tiếp với công dân hoặc đối tượng, đòi hỏi cán bộ, công chức luôn phải biết tự kiềm chế, vừa thể hiện sự cởi mở, chân thành, thông cảm nhưng lại nghiêm túc, đúng mực. Đặc biệt, cán bộ, công chức phải luôn cảm giác được sự cân bằng về mặt cảm xúc.

Thứ năm, nguyên tắc chuẩn mực đạo đức

Cán bộ, công chức phải có phong cách làm việc tốt, phải coi trọng và luôn ứng xử theo những tiêu chuẩn, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp. Phong cách làm việc tốt của cán bộ, công chức trước hết là tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Có trách nhiệm cao thì mới có khả năng tạo ra hiệu quả công tác tốt.

Cán bộ, công chức, viên chức luôn là những người có chức vụ, thẩm quyền, có vị trí công tác nhân danh quyền lực nhà nước. Do đó, phong cách làm việc tốt của cán bộ, công chức trước hết là phải biết dựa vào quần chúng, gần gũi quần chúng. Mặt khác, cán bộ, công chức phải biết phòng, chống các biểu hiện chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái, phô trương, quan cách trong quá trình thực hiện các công vụ, nhiệm vụ.

Thứ sáu, nguyên tắc hài hòa các lợi ích

Nguyên tắc này thừa nhận quan niệm giao tiếp dưới hình thức thông cảm, thống nhất với nhau không phải là tranh đua, đối địch. Đặc tính căn bản của văn hóa ứng xử trong giao tiếp hành chính không phải là việc chiến thắng đối tác mà là đem lại lợi ích càng nhiều càng tốt cho cả hai bên. Trong hầu hết các tình huống, đều tồn tại những giải pháp thích hợp với lợi ích của cả hai bên, hợp tác các bên sẽ có cơ may tìm ra giải pháp tốt nhất. Nguyên tắc này phù hợp với hoạt động hành chính là hoạt động mà mọi người hợp tác để thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)