Quan điểm nâng cao văn hóa ứng xử của công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 78 - 80)

Một là, nâng cao văn hóa ứng xử phải xuất phát từ các quan điểm, định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là nguyên tắc tính Đảng trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở nước ta, thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.

Quan điểm, định hướng của Đảng được đảm bảo một cách thống nhất từ Trung ương đến cơ sở thông qua hệ thống tổ chức Đảng. Do vậy, từng cơ quan, tổ chức, từng cán bộ, công chức, viên chức cần quán triệt sâu sắc các chủ trương, nghị quyết chung của Đảng; đồng thời, quán triệt và thực hiện các yêu cầu của cấp ủy cơ sở nơi công tác, làm việc.

Văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức được Đảng ta xác định và lựa chọn là văn hóa ứng xử tiến bộ, văn minh, phù hợp với định hướng chế độ xã hội chủ nghĩa. Mọi biểu hiện tiêu cực về nhận thức và hành động trong thực hiện văn hóa ứng xử đều sai lầm và đi ngược lại với quan điểm, định hướng của Đảng. Quan điểm của Đảng xác định rõ ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức là giao tiếp mang tính giai cấp, phải hướng đến phụng sự Tổ quốc và nhân dân, đảm bảo các lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; xác lập vai trò là chủ và làm chủ của nhân dân.

Hai là, nâng cao văn hóa ứng xử của công chức phải trên cơ sở phù hợp

việc nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa ứng xử, yêu cầu hoạt động này cần phải được đặt trong một môi trường thể chế chặt chẽ. Muốn vậy, Nhà nước xây dựng các quy định chung về văn hóa giao tiếp, ứng xử trong thực hiện công vụ, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức làm cơ sở, mang tính “khung”. Từ đó, các cơ quan có thẩm quyền xây dựng các quy định cụ thể để thực hiện.

Nâng cao văn hóa ứng xử cũng phải đảm bảo góp phần thực hiện đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức. Các nội dung về đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp chuyên môn cũng được thể chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, từ các Luật chuyên ngành như Luật Cán bộ, công chức, đến các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật.

Ba là, nâng cao văn hóa ứng xử của công chức phải đảm bảo gắn chặt chẽ với quá trình phát triển chung của nền văn hóa quốc gia; đồng thời, phải có khả năng hòa nhập với văn hóa chung của quốc tế.

Văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, nhiệm vụ là một nội dung nhỏ, một bộ phận cấu thành nền văn hóa chung của cả Dân tộc. Do đó, việc nâng văn hóa ứng xử trong công vụ, nhiệm vụ cần đảm bảo phù hợp, hướng đến góp phần phát triển nền văn hóa quốc gia. Các chuẩn mực trong văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp trong thực thi công vụ cần phải được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực văn hóa chung của người Việt được xác lập và duy trì trong hàng nghìn năm lịch sử. Tuy nhiên, các chuẩn mực đó cần được kế thừa một cách sáng tạo trong bối cảnh mới của thời đại, phù hợp với xu thế của thời đại và phù hợp với định hướng phát triển văn hóa quốc gia.

Đồng thời, nâng cao văn hóa ứng xử trong thực hiện công vụ, nhiệm vụ cũng cần hướng đến phù hợp với các chuẩn mực chung trong văn hóa ứng xử,

quy tắc ứng xử, văn hóa giao tiếp của khu vực, của thế giới, đặc biệt là trong quá trình hội nhập, phá bỏ các rào cản về văn hóa nói chung, văn hóa ứng xử nói riêng giữa các nền văn hóa, các quốc gia khác nhau.

Bốn là, nâng cao văn hóa ứng xử phải phù hợp với điều kiện phát triển

thực tiễn, phải có lộ trình, bước đi cụ thể, gắn với các nguồn lực thực hiện. Đây là nguyên tắc đảm bảo tính lịch sử - cụ thể theo lý luận của phép biện chứng và duy vật lịch sử.

Việc nâng cao văn hóa ứng xử cần được hoạch định, xây dựng kế hoạch một cách cụ thể trên cơ sở xác lập các mục tiêu phù hợp với quá trình phát triển chung, xuất phát từ điều kiện thực tiễn, đặc biệt là điều kiện về nguồn lực con người và các nguồn lực khác.

Thông thường, các mục tiêu, giải pháp và lộ trình nâng cao văn hóa ứng xử gắn với kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong từng giai đoạn, từng thời kỳ cụ thể; đồng thời, là một trong những bộ phận chung của công cuộc cải cách hành chính nhà nước, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại. Tuy nhiên, quá trình này cũng có thể diễn ra rất nhanh chóng, một phần phụ thuộc vào tốc độ toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập của nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)