Các yếu tố tác động đến vi phạm hành chínhtrong hoạt độngdịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 41)

VI PHẠM HÀNH CHÍNHTRONG HOẠT ĐỘNGDỊCH VỤ DU LỊCH

1.3. Các yếu tố tác động đến vi phạm hành chínhtrong hoạt độngdịch vụ

du lịch

1.3.1. Yếu tố thể chế

Yếu tố thể chế là tổng thế các yếu tố tạo nên đời sống pháp luật của xã hội ở từng giai đoạn phát triển nhất định bao gồm hệ thống pháp luật, các quan hệ pháp luật. Bản thân pháp luật được sinh ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội là cơ sở để các chủ thể thực hiện pháp luật. Song chính các mặt khía cạnh khác nhau của các chuẩn mực pháp luật cũng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động thực hiện pháp luật.

Văn hóa pháp luật là hệ thống các giá trị, chuẩn mực pháp luật được kết tinh từ trí thức pháp luật, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật và hành vi pháp luật; có ảnh hưởng sâu rộng tới các hình thức pháp luật từ tuân thủ chấp hành sử dụng cho tới áp dụng pháp luật. Giữa văn hóa pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Văn hóa pháp luật là cơ sở nền tảng khuôn mẫu tư duy và chuẩn mực hành vi của hoạt động thực hiện pháp luật, có định hướng đúng đắn. Ngược lại hoạt động thực hiện pháp luật có tác dụng bổ sung làm phong phú sâu sắc thêm cho các giá trị chuẩn mực của văn hóa pháp luật. Sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật là nhằm khắc phục tính thiển cận, cục bộ trong quá trình phát triển sản xuất xây dựng làng xã trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Thông qua pháp luật, nhà nước nhắc nhở duy trì mọi nghĩa vụ của người dân và làng xã đối với nhà nước và xã hội. Trong quá trình phát triển nhà nước thừa nhận làng có lệ riêng của mình sao cho không trái với nguyên tắc quy định của pháp luật. Hệ thống tự quản chủ yếu dựa vào dư luận xã hội uy tín của các vị chức sắc và đặc biệt vai trò của lệ làng. Cần kết hợp hài hòa cả hai hình thức quản lý này trong hoạt động thực hiện pháp luật, sự tồn tại dai dẳng của pháp luật do các chế độ cũ để lại có ảnh hưởng nhất định tới việc thực hiện pháp luật. Một số người có quan niệm sai

lầm cho rằng pháp luật chỉ chủ yếu là công cụ trừng phạt, do thiếu hiểu biết họ có tâm lý sợ hãi pháp luật. Tâm lý lo sợ đó khiến cho hành vi của con người thiếu ổn định do đó khó có thể dẫn đến hành vi xử sự tích cực trước pháp luật và đối với pháp luật. Tình trạng thờ ơ đối với pháp luật hoặc coi thường pháp luật ở một số người tác động tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật của những người khác. Vẫn còn tồn tại tình trạng không tuân thủ pháp luật, thờ ơ coi thường pháp luật, điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện pháp luật mà còn có tác động không nhỏ tới xã hội cộng đồng. Ý thức, niềm tin đối với pháp luật của con người có ảnh hưởng quan trọng tới việc thực hiện pháp luật. Bởi lẽ nếu thiếu sự tin tưởng vào pháp luật, không có niềm tin vững chắc vào tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật thì việc thực hiện pháp luật cũng không thể tốt và chặt chẽ được. Sự hoạt động của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện pháp luật có tác động quan trọng đến việc hoạt động thực hiện pháp luật. Sự can thiệp của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện mỗi khi xảy ra vi phạm pháp luật, tranh chấplà cần thiết đúng đắn.

Yếu tố thể chế trong hoạt động dịch vụ du lịch bao gồm: luật pháp, các chính sách và cơ chế Nhà nước, đường lối đối ngoại, quan hệ quốc tế…Hệ thống các văn bản pháp luật, các chính sách và cơ chế Nhà nước về các quy định của hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch là căn cứ soi chiếu về mặt pháp lý trong suốt quá trình xử lý, xử phạt, răn đe các trường hợp vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch. Đây là yếu tố đảm bảo hoạt động du lịch được diễn ra đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đảm bảo đúng trình tự và tiến độ. Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt độngdịch vụ du lịch hiện nay được dựa theo các quy định trong Luật Du lịch năm 2017, Nghị định 45/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch và các văn bản pháp luật dành riêng

cho cấp tỉnh (do các địa phương tự xây dựng). Hoạt động xử lý, xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động dịch vụ du lịch phải tuân thủ các theo văn bản của cơ quan cấp tỉnh, trung ương. Vì thế việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch cần thống nhất, chặt chẽ nhằm đảm bảo hoạt động này diễn ra thông suốt, có sự thống nhất về mục tiêu, nhiệm vụ giữa các cấp quản lý.

1.3.2. Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội

*Yếu tố kinh tế

Yếu tố này bao gồm tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh về kinh tế- xã hội, hệ thống các chính sách xã hội và việc triển khai thực hiện, áp dụng chúng trong thực tế xã hội. Nền kinh tế- xã hội phát triển năng động, bền vững sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực hiện pháp luật, tác động tích cực tới việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của các tầng lớp xã hội. Từ đó sẽ hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật trong đó có vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch. Ngược lại, nền kinh tế- xã hội chậm phát triển, kém năng động và hiệu quả sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật. Yếu tố kinh tế là nền tảng của sự nhận thức, hiểu biết pháp luật và thực hiện pháp luật nên có tác động mạnh mẽ tới hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật. Thực tế hiện nay cho thấy rằng điều kiện kinh tế- xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến lợi ích và do đó, tác động đến tư tưởng, quan điểm, thái độ, niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với pháp luật. Như vậy thì việc kinh doanh du lịch vì lợi ích, trái pháp luật sẽ ngày càng nhiều do hiểu biết pháp luật bị hạn chế, vì cái lợi trước mắt mà bỏ qua các quy định pháp luật. Khi nền kinh tế- xã hội phát triển, đời sống vật chất của các tầng lớp dân cư được cải thiện, lợi ích kinh tế được đảm bảo thì nhân dân sẽ phấn khởi, tin tưởng vào đường lối kinh tế, chính sách pháp luật, sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động điều hành, quản lý

của Nhà nước. Khi đó, niềm tin của các chủ thể đối với pháp luật được củng cố, hoạt động thực hiện pháp luật trong hoạt động dịch vụ du lịch sẽ mang tính tích cực, thuận chiều, phù hợp với các giá trị, chuẩn mực pháp luật hiện hành. Khi kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện, các cán bộ, công chức nhà nước, các tầng lớp nhân dân có điều kiện mua sắm các phương tiện nghe, nhìn, có điều kiện thỏa mãn các nhu cầu thông tin pháp luật về du lịch được đa dạng và cập nhật. Các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về du lịch sẽ dễ dàng đến được với đông đảo cán bộ và nhân dân; nhu cầu tìm hiểu, trang bị thông tin, kiến thức pháp luật về du lịch sẽ trở thành nhu cầu tự giác, thường trực trong suy nghĩ và hành động của họ.Còn khi kinh tế chậm phát triển, thu nhập thấp, tình trạng thất nghiệp còn gia tăng, lợi ích kinh tế không được đảm bảo, đời sống của cán bộ, nhân dân gặp khó khăn thì tư tưởng sẽ diễn biến phức tạp, cái xấu có cơ hội nảy sinh, tác động tiêu cực tới việc thực hiện pháp luật. Đây chính là mảnh đất lý tưởng cho sự xuất hiện các loại hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có vi phạm hành chínhtrong hoạt động dịch vụ du lịch như kinh doanh lữ hành trái phép, không tuân thủ pháp luật trong cư trú, du lịch, tham nhũng, hối lộ trong hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động lữ hành, hoạt động kinh doanh trong du lịch… Bên cạnh đó cơ chế kinh tế cũng có ảnh hưởng tới hoạt động thực hiện pháp luật. Cơ chế kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp trước đây đã tạo ra tâm lý thụ động, ỷ lại; do đó, nhận thức pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật thường mang tính phiến diện, một chiều theo kiểu mệnh lệnh- chấp hành mệnh lệnh. Cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay với những mặt tích cực của nó sẽ tạo ra tư duy năng động, sáng tạo, coi trọng uy tín, chất lượng, hiệu quả của hoạt động kinh tế; từ đó, sẽ tác động tích cực hơn tới ý thức pháp luật và hành vi thực hiện pháp luật của các chủ thể trong các hoạt động sản xuất kinh doanh sinh hoạt và tiêu dùng nói chung; trong

hoạt động dịch vụ du lịch nói riêng. Nhưng mặt trái của kinh tế thị trường cũng sẽ tạo ra tâm lý sùng bái đồng tiền, coi tiền là tất cả, bất chấp các giá trị đạo đức, pháp luật; đồng thời sẽ tạo ra những quan niệm, hành vi sai lệch trong thực hiện pháp luật, lấy đồng tiền làm thước đo để đánh giá các quan hệ giữa người với người. Đây là nguyên nhân phát sinh các hành vi trái pháp luật, là môi trường cho các loại tội phạm nảy sinh và phát triển trong đó có hoạt động dịch vụ du lịch như kinh doanh bán hàng du lịch trái phép, làm giả giấy tờ trong hoạt động cấp visa, trốn thuế và lừa đảo trong các tour du lịch.

*Yếu tố văn hóa,xã hội

Các yếu tố văn hóa- đời sống bao giờ cũng thuộc về một môi trường văn hóa- xã hội nhất định gắn liền với một phạm vi không gian xã hội nhất định, nơi các cá nhân và cộng đồng người tổ chức các hoạt động sống, lao động, sinh hoạt, cùng nhau tạo dựng, thừa nhận và chia sẻ các giá trị văn hóa, lối sống phong tục tập quán, lễ nghi…Với những mặt, những khía cạnh biểu hiện của mình, các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động thực hiện pháp luật, cũng như hành vi phạm pháp luật, thể hiện trên các điểm sau:

Các phong tục tập quán trong cộng đồng xã hội có ảnh hưởng nhất định tới hoạt động thực hiện pháp luật của các tầng lớp nhân dân, thể hiện đặc biệt rõ nét ở khu vực nông thôn. Hiện nay tại một số địa phương cũng tổ chức các lễ hội lớn để thu hút khách du lịch, tuy nhiên việc tổ chức hội hè còn cồng kềnh, tốn kém và lãng phí những hủ tục lạc hậu, lỗi thời còn tồn tại; thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội diễn ra tại các hoạt động dịch vụ du lịch lễ hội diễn ra thường xuyên như trộm cắp đồ của khách du lịch, kinh doanh trái phép các mặt hàng tại các khu, điểm du lịch ở lễ hội...Những hiện tượng trên đây gây khó khăn cho việc thực hiện đúng đắn pháp luật, đồng thời là những hành vi vi phạm pháp luật, coi thường kỷ cương, phép nước, cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh, thích đáng.

Lối sống đô thị và lối sống nông thôn có ảnh hưởng khác nhau tới hoạt động thực hiện pháp luật, và hành vi vi phạm pháp luật. Cư dân đô thị có nhiều điều kiện tiếp xúc với các thông tin chính trị- xã hội và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội lớn mà phần nhiều được tổ chức tại các đô thị. Các phong trào có sức huy động quần chúng ở các đô thị thường diễn ra nhanh hơn so với ở nông thôn. Đây cũng là điều dễ hiểu vì đô thị thường là nơi tập trung nhiều thành phần xã hội có trình độ học vấn tương đối cao. Tại các thành phố, phạm vi giao tiếp xã hội về cơ bản tương đối rộng, cường độ giao tiếp cao và mang tính ẩn danh trong giao tiếp. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật cũng như tuyên truyền, phổ biến về pháp luật Du lịch cũng nhanh và đạt hiệu quả cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Vì ở đây sẽ không diễn ra việc có “lệ làng, quy tắc xóm, thôn”.

Lối sống nông thôn là lối sống mang tính cộng đồng rất cao và rất chặt chẽ, liên kết các thành viên trong làng xã lại với nhau, mỗi người đều hướng tới những người khác. Điều đó thể hiện ở mối quan hệ gắn bó, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ, lối xóm ở nông thôn. Tính cộng đồng được coi là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện pháp luật. Bằng ý thức cộng đồng, nó giúp cho các cán bộ pháp luật dễ dàng hơn trong việc phổ biến, tuyên truyền và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động dịch vụ du lịch đến với đông đảo người dân nông thôn khi tại địa phương có các lễ hội lớn, các di tích lịch sử, khu thăm quan để thu hút và phát triển du lịch. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết giúp cho các cơ quan hành chính, tư pháp hoàn thành tốt các nhiệm vụ thực thi và bảo vệ pháp luật khi hoạt động du lịch được tổ chức và diễn ra. Khi truyền thống dân chủ làng xã được phát huy, người dân cởi mở, thẳng thắn tham gia ý kiến về những cái được và cái chưa

được trong hoạt động thực hiện pháp luật du lịch tại địa phương, từ đó hoàn thiện hơn về các quy định, sự phù hợp với từng địa phương và ý thức tự chấp hành nghiêm chỉnh trong hoạt động tổ chức du lịch. Sự đề cao tính cộng đồng và chủ nghĩa tập thể dễ dẫn cán bộ làm công tác thực thi và bảo vệ pháp luật đến việc đánh mất ý thức về con người cá nhân, cái tôi bị triệt tiêu, ý thức cá nhân và hành vi cá nhân cũng bị đặt vào lối xử thế hòa cả làng. Tình trạng này khiến cho cán bộ nhà nước khi phải đối mặt với những việc làm sai trái, khuyết điểm, thậm chí vi phạm pháp luật, thì họ thường tìm cách né tránh trách nhiệm cá nhân và muốn đó là trách nhiệm tập thể. Bên cạnh đó tính cộng đồng thường là cái cớ được cán bộ làm công tác thực thi và bảo vệ pháp luật dùng để biện minh cho thói quen ỷ lại vào tập thể và tâm lý an phận thủ thường. Rất nhiều trường hợp đã lợi dụng hoạt động du lịch để tổ chức cá độ, môi giới với các đoàn du lịch để tổ chức bừa bãi và chia nhau các nguồn lợi bất chính từ du lịch địa phương. Chính điều này làm hạn chế năng lực sáng tạo sự chủ động và quyết đoán của họ trong điều hành, giải quyết các công việc chung; từ đó ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện và thi hành pháp luật trong hoạt động dịch vụ du lịch.

Dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ tới các hành vi vi phạm pháp luật trong các hoạt động xã hội trong đó có hoạt động dịch vụ du lịch. Dư luận xã hội gắn liền với ý chí của cộng đồng, của nhóm xã hội nên nó tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của các cá nhân. Trong một chừng mực nhất định người ta có thể không sợ sự trừng phạt của pháp luật khi thực hiện những hành vi sai trái, phạm pháp nhưng lại sợ sự phê phán lên án của dư luận xã hội- một thứ bất thành văn. Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi, dư luận xã hội được coi là phương tiện kiểm tra xã hội đối với ý thức pháp luật và hành vi pháp luật của mỗi người. Dưới áp lực của dư luận xã hội, mỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)