VI PHẠM HÀNH CHÍNHTRONG HOẠT ĐỘNGDỊCH VỤ DU LỊCH
2.2. Thực trạng các loại vi phạm hành chínhtrong hoạt độngdịch vụ du
160% so cùng kỳ; khách lưu trú ước 9.573 lượt, đạt 60% kế hoạch, bằng 202% so cùng kỳ; ước tổng doanh thu các hoạt động liên quan dịch vụ du lịch đạt 13,8 tỷ đồng, đạt 87% kế hoạch, bằng 161% so cùng kỳ.Khoảng từ năm 2015, Bình Liêu bắt đầu trở thành điểm du lịch lý tưởng của du khách và liên tục trong 5 năm qua lượng du khách đến Bình Liêu tăng theo cấp số nhân. Năm nay, Bình Liêu ước đón gần 100.000 lượt du khách; đến thời điểm cuối tháng 10 đã đón trên 73.000 lượt du khách, tăng 33% so với cùng kỳ, trong đó khách lưu trú gần 14.000 lượt, chiếm 20% tổng du khách, doanh thu từ du lịch đạt trên 21 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu từ khách lưu trú gần 15 tỷ đồng, chiếm 71% tổng doanh thu đạt được [10].
Du lịch Bình Liêu sẽ đóng góp khoảng từ 25-30% vào tăng trưởng kinh tế của huyện trong giai đoạn 2015-2020; từ sau năm 2020 sẽ đóng góp khoảng trên 40% vào tăng trưởng kinh tế, góp phần cùng với tỉnh hoàn thành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV về xây dựng tỉnh dịch vụ - công nghiệp hiện đại vào năm 2020 [10].
2.2. Thực trạng các loại vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch du lịch
2.2.1. Thực trạng vi phạm hành chính trong hoạt động hướng dẫn du lịch
Bảng 2.1. Vi phạm hành chính trong hoạt độnghướng dẫn du lịch trên địa bàn tỉnhQuảng Ninh giai đoạn 2017 - 2019
Hoạt động
hướng dẫn du lịch Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Kiểm tra 965 486 334
Trường hợp VPHC 106 38 13
Tỷ lệ VPHC (%) 10,98 7,82 3,89
Trong năm 2017, vi phạm hành chính trong hoạt động hướng dẫn du lịch có 106 trường hợp, trong đó có 89 hướng dẫn viên du lịch vi phạm hành chính về các hoạt động có hành vi không đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch, sử dụng thẻ hướng dẫn du lịch giả…Ngoài ra có 11 trường hợp vi phạm khi sử dụng thẻ hướng dẫn du lịch giả, 4 trường hợp vi phạm về hoạt động cố tình sử dụng thẻ hết hạn trong hoạt động hướng dẫn du lịch, 2 trường hợp bị tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch có thời hạn vì kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch.
Năm 2018 tỷ lệ vi phạm hành chính trong hoạt động dướng dẫn du lịch đã giảm xuống còn 7,82% thay vì 10,98% như năm trước đó. Ngoài ra, trong năm 2018 còn có một số vi phạm hành chính bị phạt bổ sung do các lỗi vi phạm hành chính về kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch nên 02 hướng dẫn viên du lịch bị tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn 06 tháng.
Tỷ lệ vi phạm trong hoạt động hướng dẫn du lịch tiếp tục giảm xuống khi chỉ còn 13/334 trường hợp vi phạm do các lỗi chủ yếu như không mang thẻ tại chương trình du lịch, không có hợp đồng lao động, không có thẻ, cung cấp thông tin cho khách du lịch không rõ ràng, kê khai không trung thực hồ sơ xin cấp thẻ hướng dẫn viên.
2.2.2. Thực trạng vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh lữ hành
Bảng 2.2. Vi phạm hành chính trong hoạt độngkinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 - 2019
Hoạt động
Kinh doanh lữ hành Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Kiểm tra 30 26 41
Trường hợp VPHC 23 8 16
Vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh lữ hành biến động qua các năm, khi mà năm 2017 đạt tỷ lệ vi phạm cao 76,67% và giảmmạnh qua các năm tiếp theo. Trong giai đoạn 2017 – 2019 số trường hợp vi phạm trong hoạt động này là 47/97 trường hợp, là hoạt động dẫn đầu trong vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Các lỗi vi phạm chủ yếu về các biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động của hướng dẫn viên du lịch theo quy định; kê khai không trung thực các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, sử dụng người không có thẻ hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch. Trong năm 2017, có 05 doanh nghiệp bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của trong thời hạn 12 tháng vì vi phạm việc không thực hiện đúng quy định về ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành, sử dụng người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành không bảo đảm điều kiện theo quy định.
Ngoài ra hoạt động vi phạm này còn tập trung ở các vi phạm như doanh nghiệp lữ hành không thông tin rõ ràng, công khai, trung thực số lượng, giá cả dịch vụ hàng hóa cho khách du lịch; không có chương trình du lịch cho nhóm khách hoặc đoàn khách du lịch....Trên cơ sở các quy chế phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an Tỉnh, thông qua các thông tin được các cơ quan cung cấp cho Sở Du lịch đã xem xétmột số doanh nghiệp lữ hành có dấu hiệu vi phạm; phát hiện thêm 08 doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn trong năm 2019.
2.2.3. Thực trạng vi phạm hành chính trong hoạt động cơ sở lưu trú
Bảng 2.3. Vi phạm hành chính trong hoạt độngcơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 - 2019
Hoạt động cơ sở lưu trú Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Kiểm tra 84 104 136
Trường hợp VPHC 13 10 11
Tỷ lệ VPHC (%) 15,48 9,62 8,09
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2017- 2019 của Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh
Tỷ lệ vi phạm hành chính trong hoạt động cơ sơ lưu trú giảm qua các năm trong giai đoạn 2017 – 2019 tuy số trường hợp kiểm tra hằng năm không hề nhỏ. Trong năm 2017 có 13 trường hợp vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh dịch vụ cơ sở lưu trú, vi phạm các quy định về điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ lưu trú du lịch. Đến năm 2018, Sở Du lịch đã tiến hành chương trình ra quân kiểm tra việc thực hiện chương trình du lịch trong hoạt động đón khách du lịch Trung Quốc. Đoàn đã kiểm tra trực tiếp tại tại 57 cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, kiểm tra trên trang khai báo tạm trú cho người nước ngoài đối với 9 cơ sở lưu trú tại các địa bàn huyện Vân Đồn, thành phố Cẩm phả, thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên. Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện những vi phạm trong việc tổ chức chương trình du lịch, khai báo tạm trú, xuất hóa đơn dịch vụ lưu trú. Trên cơ sở các Quy chế phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an Tỉnh, thông qua các thông tin được các cơ quan cung cấp cho Sở Du lịch đã xem xét, kiểm tra đối với 11 cơ sở lưu trú có dấu hiệu vi phạm; phát hiện thêm 02 cơ sở lưu trú có dấu hiệu vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn.Năm 2019 tỷ lệ vi phạm đã giảm đáng kể, chủ yếu tập trung ở các lỗi như không niêm yết giá, không thực hiện đúng chế độ báo cáo, không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi tên cơ sở lưu trú.
2.2.4. Thực trạng vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch khác
Bảng 2.4. Vi phạm hành chính trong hoạt độngdịch vụ du lịch khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 - 2019
Hoạt động
dịch vụ du lịch khác Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Kiểm tra 3 8 9
Trường hợp VPHC 0 0 0
Tỷ lệ VPHC (%) 0 0 0
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2017- 2019 của Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh
Đây là hoạt động dịch vụ du lịch có tỷ lệ vi phạm hành chính ít nhất so với ba nhóm dịch vụ du lịch còn lại trong giai đoạn 2017 – 2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2.3. Nguyên nhân của vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Hoạt động lữ hành đón khách qua biên giới còn nhiều bất cập
Với vị trí địa lý sát biên giới, cùng với tiềm năng, thế mạnh về cảnh đẹp tự nhiên gắn liền với các di tích lịch sử văn hoá, Quảng Ninh có nhiều điều kiện để khai thác một thị trường du lịch to lớn trong khu vực hiện nay, đó là thị trường khách du lịch Trung Quốc. Và mặc dù, trong thời gian qua, hoạt động lữ hành đón khách du lịch qua biên giới đã thu được một số kết quả nhất định nhưng có thể nói là nó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Điều đó một phần do công tác tổ chức kinh doanh và quản lý đối với hoạt động này đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập.
Hoạt động lữ hành đón khách du lịch Trung Quốc tại Quảng Ninh được thực hiện từ những năm 1990 khi Quảng Ninh mở rộng hợp tác phát triển du lịch biên giới với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Hoạt động đón khách này
đường biển Hòn Gai. Nhưng phải nói, du lịch lữ hành biên giới đón khách Trung Quốc phát triển ở đỉnh cao vào những năm 2000-2005. Đây là thời điểm Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi nhất về việc cấp giấy thông hành du lịch cho công dân Trung Quốc đi du lịch đến Hạ Long, Hà Nội và Hải Phòng qua cửa khẩu Móng Cái. Tuy nhiên, do tồn tại một số bất cập xuất phát từ nguyên nhân khách quan và chủ quan, năm 2006, phía Trung Quốc tạm dừng việc cấp thông hành cho khách du lịch sang Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái. Cũng từ đó, lượng khách Trung Quốc sử dụng hộ chiếu qua cửa khẩu này bắt đầu gia tăng từ cuối năm 2009 đến nay.
Qua thực tế cho thấy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, khoảng 2 năm trở lại đây, một số vấn đề tồn tại, bất cập của hoạt động lữ hành đón khách tại cửa khẩu Móng Cái đã phát sinh mạnh làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của Quảng Ninh nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Cụ thể, trong quá trình kiểm tra thực tế, nhiều bất cập đã được làm rõ như: doanh nghiệp buông lỏng quản lý hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện; hoạt động đón khách có nhiều lộn xộn, cạnh tranh thiếu lành mạnh; chất lượng, hiệu quả kinh doanh thấp; quản lý hướng dẫn viên, lưu trữ hồ sơ chưa đúng theo quy định hiện hành. Một số doanh nghiệp đã “khoán trắng” cho các chi nhánh, văn phòng đại diện, hướng dẫn viên khai thác và kinh doanh; văn phòng đại diện hoạt động không theo đúng chức năng, nhiệm vụ quy định của nhà nước. Các văn phòng đại diện hoạt động không đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định hiện hành của nhà nước. Thậm chí, có dấu hiệu một số người Trung Quốc mượn danh doanh nghiệp Việt Nam để khai thác và tổ chức đón khách, chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh thấp. Theo hồ sơ của các doanh nghiệp, hầu hết các đơn vị không tổ chức tour trọn gói mà chỉ thực hiện một số công đoạn dịch vụ.
Thêm nữa, trong công tác quản lý hướng dẫn viên, một số doanh nghiệp còn buông lỏng như không ký hợp đồng lao động với hướng dẫn viên, khoán trắng cho hướng dẫn viên, không trả lương cho hướng dẫn, hướng dẫn viên tự ý tìm các nguồn thu hoa hồng của các điểm cung cấp dịch vụ.
Luật Du lịch 2017 quy định cơ sở lưu trú du lịch tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, nhiều khách sạn hết hạn Quyết định không làm hồ sơ xin cấp hạng. Nhiều khách sạn vừa xây dựng xong đã kinh doanh đón khách du lịch không làm hồ sơ xin xếp hạng, không thông báo hoạt động kinh doanh theo quy định. Một số cơ sở lưu trú du lịch, tàu du lịch vi phạm pháp luật, chưa duy trì chất lượng dịch vụ, quảng cáo sai loại hạng, lịch không thực hiện chế độ báo cáo thống kê du lịch theo quy định, không niêm yết giá dịch vụ công khai, tình trạng tăng giá đột biến ngày cao điểm cuối tuần của mùa vụ du lịch của một số nhà nghỉ du lịch tại thành phố Hạ Long khá phổ biến. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức chưa có ý thức tuân thủ pháp luật, cũng như tôn trọng du khách và nghĩ đến phương thức làm ăn lâu dài, bền vững; vẫn còn tình trạng làm ăn chụp giật, lừa đảo khiến cho một số khách du lịch không muốn quay lại.
2.3.2. Tour du lịch giá rẻ, du lịch “0” đồng đang hoạt động thiếu sự kiểm soát, gây ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Quảng Ninh
Tour du lịch giá rẻ, hay còn gọi tour du lịch “0 đồng” vẫn đang tồn tại và đang rất phát triển ở Quảng Ninh. Về tính chất thì đây là loại hình tour du lịch giá rẻ, được hiểu là các công ty lữ hành của hai bên (Việt Nam - Trung Quốc) làm tour thấp dưới giá thành, dưới chi phí thực tế, nhằm thu hút khách du lịch, đặc biệt đối với dòng khách lẻ. Hình thức này đã xuất hiện ở một số thị trường du lịch trên thế giới, như: Thái Lan, Hàn Quốc, Myanmar, thị trường nội địa Trung Quốc... Theo một số người dân địa phương, gần đây các "tour 0 đồng" hoạt động nhộn nhịp ở Quảng Ninh sau thời gian bị chấn chỉnh, ngăn
chặn. Cụ thể, công ty lữ hành Trung Quốc nhận khách đi tour Hạ Long với giá 0 đồng, rồi bán lại cho công ty lữ hành Việt Nam.
Hiện nay lượng du khách Trung Quốc đến Việt Nam qua cửa khẩu Quốc tế Móng Cái tăng mạnh kèm theo sự bùng nổ hoạt động tour kinh doanh giá rẻ, tour “0 đồng”, trung bình 1.200 khách/ngày, vào dịp cao điểm trên 5.000 khách/ngày, qua đó gây sự lộn xộn tại cửa khẩu Quốc tế Móng Cái. Tour giá rẻ thường diễn ra với các hình thức sau: một là, tổ chức gom khách thành các đoàn lớn dưới hình thức bán buôn để được hưởng chính sách ưu đãi về giá và các hỗ trợ khác từ các hãng vận chuyển, cung ứng dịch vụ, nhờ đó giá tour được giảm đáng kể. Hai là, thuê nguyên chuyến bay để vận chuyển khách du lịch. Do đặc điểm chỗ trên máy bay đã được mua trước trọn gói nếu không bán được cho khách thì cũng không lưu trữ được, nên sau khi tính toán điểm hòa vốn, các công ty lữ hành bán các tour giá rẻ với mức giá vé máy bay thấp hoặc bằng.Thứ ba là, tour cho khách đi ngắn ngày, cắt giảm chương trình tour hoặc ép khách phải vào các điểm mua sắm khép kín chỉ phục vụ riêng khách đi theo tour giá rẻ với hàng hóa chất lượng thấp, giá cao gấp nhiều lần giá trị thực tế. Cuối cùng sẽ là tour đi theo đường bộ vào Việt Nam,công ty lữ hành của nước bạn vẫn thu tiền của khách nhưng bán lại khách cho công ty du lịch hoặc hướng dẫn viên (HDV) của Việt Nam với giá rẻ hoặc bằng 0. Vì vậy, các Công ty Du lịch Việt Nam hoặc HDV phải lấy chi phí mua sắm, sử dụng dịch vụ để bù đắp chi phí cho các dịch vụ cơ bản theo chương trình đã ký kết với khách.
Trong quá trình đón khách, đã xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp Việt Nam bị phía các Công ty lữ hành Trung Quốc ép giá tour thấp, thậm chí bằng 0 đồng. Để có lãi, một số doanh nghiệp Việt Nam phải chỉ đạo điều hành tour, hướng dẫn viên mời chào khách du lịch mua thêm tour và các điểm tham quan ngoài chương trình, hoặc mua sắm ở các điểm bán hàng với giá cao, sau
đó ăn chia hoa hồng với các cơ sở này, gây bức xúc đối với khách du lịch và làm xấu đi hình ảnh du lịch của Việt Nam. Tình trạng ép giá của các doanh nghiệp Trung Quốc đối với các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn tồn tại, đặc biệt một số cá nhân người Trung Quốc bắt tay liên kết với một số cá nhân bên Việt Nam cùng điều hành tour, dẫn đến dịch vụ khách bị cắt giảm chất lượng,