Điều trị bằng đồng vị phóng xạ 131I:

Một phần của tài liệu Bệnh học nội tiết part 4 potx (Trang 37 - 38)

7. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt.

8.2.Điều trị bằng đồng vị phóng xạ 131I:

+ Đây là phương pháp an toàn đối với bệnh nhân > 40 tuổi, thể trạng yếu, không có bệnh tim kèm theo. Liều 131I từ 80- 120 àCi/gam tuyến giáp (tính bằng xạ hình hoặc siêu âm). Phải căn cứ vào độ tập trung của iod phóng xạ trong 24 giờ. Công thức tính liều:

80- 120 µCi/g x TG (gram) x 100 Liều iod (µCi) = --- Độ tập trung 131I giờ thứ 24

Liều lượng 1 bức xạ tương đương 7000- 8000 rads.

Với người có bệnh tim kèm theo hoặc cường giáp nặng, hoặc tuyến giáp quá lớn

(>100g) thì nên dùng thuốc KGTH để ổn định rồi mới dùng phóng xạ. Ngừng thuốc KGTH 5-7 ngày sau đó đo độ tập trung 131I tuyến giáp bằng xạ hình để tính liều lượng.

Cần cho 120-150 àCi/g tuyến giáp, liều ở đây cao hơn vì bệnh nhân đã dùng thuốc KGTH. Sau 2 tuần hoặc lâu hơn 2-

3 tháng thậm chí sau 6 tháng kết quả mới có thể đánh giá hoàn toàn. Cần thiết có thể dùng lại lầ n 2, lần 3 song liều thường nhỏ hơn.

Khoảng 25% trường hợp bị suy giáp xảy ra sớm, cần phải điều trị tạm thời bằng thyroxin 0,1- 0,2mg/ngày từ 6-12 tháng.

Nếu suy giáp xảy ra nhiều năm sau dùng iod phóng xạ thì thường là suy giáp vĩnh viễn

+ Chỉ định:

- Điều trị nội khoa thời gian dài không có kết quả. - Bệnh nhân > 40 tuổi có bướu không lớn lắm. - Tái phát sau phẫu thuật.

- Bệnh Basedow có suy tim nặng không dùng được kháng giáp tổng hợp dài ngày hoặc không phẫu thuật được.

+ Chống chỉ định:

- Phụ nữ có thai, đang cho con bú. - Bướu nhân, bướu sau lồng ngực. - Hạ bạch cầu thường xuyên.

Một phần của tài liệu Bệnh học nội tiết part 4 potx (Trang 37 - 38)