Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, việc cụ thể hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quản lý và xử lý vi phạm trong hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại chưa đồng bộ và thống nhất, chưa được đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của địa phương còn gây nhiều khó khăn cho các lực lượng trong công tác chống buôn lậu; nhiều quy định của pháp luật còn chồng chéo, sơ hở, tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng để hoạt động bất hợp pháp, việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật còn chậm, gây khó khăn cho việc thực hiện của các đơn vị, lực lượng chức năng.
Thứ hai, quy chế phối hợp giữa các địa phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu theo từng tuyến giao thông như đường bộ, đường sông, đường biển chưa được chặt chẽ, chưa có chỉ huy chung cho toàn tuyến giao thông đó. Các quy định về cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành cũng như chưa có quy chế phối hợp giữa các ngành chức năng nên chưa phát huy được sức mạnh toàn bộ các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động chống buôn lậu, chưa phát huy được hết vai trò các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp và công dân.
Thứ ba, trong điều kiện tăng trưởng hàng năm trên 12% GDP và giá trị xuất nhập khẩu hàng trăm triệu USD tăng 15 - 16 % so với cùng kỳ, trong khi nguồn lực về con người cũng như trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác chống buôn lậu có hạn và còn nhiều hạn chế. Do vậy, gây ra một áp lực khá lớn cho hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng đối với hoạt động chống buôn lậu.
Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước chống buôn lậu trên tất cả các lĩnh vực nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao của địa phương; số lượng cán bộ, công chức làm công tác này tại cấp thành phố còn quá mỏng so với yêu cầu thực tế, thiếu cán bộ, công chức làm công tác này tại phường.
Thứ hai, chưa thực hiện nghiêm quy định về chống buôn lậu, nhất là công tác thanh, kiểm tra đối với các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu; công tác hậu kiểm chưa được đặt đúng tầm quan trọng dẫn tới các doanh nghiệp tìm mọi thủ đoạn, kẻ hở của pháp luật tiến hành trót lọt nhiều vụ buôn lậu.
Thứ ba, các nguồn lực cần có để đảm bảo cho công tác chống buôn lậu còn chưa xứng tầm với nhiệm vụ. Trong đó, hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về chống buôn lậu hiện nay vẫn còn bộc lộ những vấn đề yếu kém: Tính chuyên nghiệp và tính trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước hiện nay là không cao, không có sự chuyên tâm và công tâm trong hoạt động công vụ; trình độ chuyên môn của một số bộ phận cán bộ, công chức còn chưa đáp ứng được yêu cầu công tác, đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới đất nước; chế độ tiền lương, phụ cấp của một số bộ phận cán bộ, công chức hiện nay quá thấp, phần nào tác động tới
hiệu quả thực thi công vụ; thực trạng cán bộ, công chức hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại.
Thứ tư, công tác thanh, kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên, quyết liệt và triệt để. Chưa xây dựng kế hoạch và danh sách thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng năm, thường khi tiến hành kiểm tra đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh thì gửi thông báo trước, do đó doanh nghiệp thường có đối phó với Đoàn kiểm tra bằng cách sửa chữa hồ sơ, hợp đồng, các loại giấy tờ sản xuất kinh doanh khi có thông tin Đoàn kiểm tra đến làm việc. Ngoài ra công tác kiểm tra chưa xác định được các đối tượng có hành vi buôn lậu để kịp thời kiểm tra, ngăn chặn.
Thứ năm, ý thức chống buôn lậu của các doanh nghiệp và người dân dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu công tác này đề ra. Việc tố giác các hành vi vi phạm về buôn lậu từ các đoàn thể và nhân dân còn nhiều hạn chế.
Tiểu kết Chƣơng 2
Qua nghiên cứu về thực trạng thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Luận văn đã khái quát tình hình buôn lậu qua biên giới trên địa bàn thành phố Móng Cái hiện nay, tình hình công tác chống buôn lậu của các cơ quan chức năng của thành phố, quá trình tổ chức thực thi chính sách chống buôn lậu của thành phố Móng Cái: Công tác xây dựng kế hoạch, phổ biến tuyên truyền; phối hợp thực hiện…Từ đó đánh giá về thực trạng thực thi chống buôn lậu của thành phố Móng Cái, những mặt đạt được và hạn chế, phân tích những nguyên nhân khách quan và chủ quan của hạn chế. Qua đánh giá, đã đưa ra được những vấn đề cần đặt ra trong quá trình thực thi chính sách chống buôn lậu tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh như: Quá trình thực thi chính sách chống buôn lậu của thành phố cần có sự đồng tình, giúp đỡ của quần chúng nhân dân; có sự kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực thi; cần có sự phối hợp theo kế hoạch chung, chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác chống buôn lậu một cách có hiệu quả.
Chương 3
GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC THI CHÍNH SÁCH