Thứ nhất, rà soát, sửa đổi các văn bản còn bất cập, chồng chéo như: Quyết định 17/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh với Thông tư 64/2015/TTLT-BTC-BCA-BQP để tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng chức năng trong thực thi CBL (các lực lượng chức năng khi phát hiện các đối tượng vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn chứng từ vận chuyển trên địa bàn thành phố Móng Cái rất khó xử lý vì các đối tượng đều khai nhận vận chuyển đến Km15 khai và nộp thuế nhập khẩu bổ sung theo Quyết định 17/2017/QĐ-UBND).
Thứ hai, đẩy mạnh Ký kết cơ chế phối hợp trong hoạt động phòng, CBL và GLTM giữa BCĐ 389 tỉnh Quảng Ninh và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội trong tỉnh. Thực hiện tốt Quy chế phối kết hợp trong hoạt động phòng, CBL và GLTM giữa các ngành chức năng của tỉnh với lực lượng
BĐBP, Hải quan, QLTT, Công an và UBND các địa phương có đường biên giới đất liền, đường biển nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn tình hình buôn lậu.
Thứ ba, kiến nghị BCĐ 389 tỉnh Quảng Ninh tùy theo lĩnh vực mà chỉ định thêm chức danh Phó Trưởng ban cho một số Sở, ban, ngành có liên quan.
Thứ tư, nâng mức chi đối với cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng về phòng, CBL và GLTM. Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở, vật chất, trang thiết bị cho lực lượng CBL.
Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục bản lĩnh, chính trị, tư tưởng cũng như nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ, chiến sỹ, công chức trong thực thi công tác CBL.
Tiểu kết Chƣơng 3
Tại Chương 3, tác giả đã đưa ra những dự báo và phương hướng về công tác chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái, đưa ra các chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về chống buôn lậu qua biên giới. Từ đó, đề ra các giải pháp đảm bảo thực thi chính sách chống buôn lậu tại thành phố Móng Cái như: Nâng cao năng lực bộ máy thực thi chính sách chống buôn lậu, cùng với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và hoàn thiện công tác phân công, phối hợp giữa các lực lượng trong thực thi chính sách chống buôn lậu…Kiến nghị đối với Trung ương, địa phương về rà soát, sửa đổi các văn bản còn bất cập, chồng chéo tạo kẻ hở để các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi buôn lậu.
KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở nước ta, công tác CBL là một trong những nội dung quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động thực thi chính sách kinh tế - xã hội, bởi lẽ chỉ có thể thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại mới đảm bảo được thực hiện trọn vẹn các nội dung về phát triển kinh tế, mang lại môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, cũng như đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho việc phát triển đất nước theo hướng bền vững và các cam kết quốc tế của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Nghiên cứu thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải tiếp tục được quan tâm, giải quyết. Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn được trình bày trong luận văn, có thể rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, thực thi chính sách CBL là một nhiệm vụ rất quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước. Muốn quản lý nhà nước đối với các hành vi này có hiệu quả cần thiết phải xây dựng hệ thống văn bản quy định pháp lý chặt chẽ, rõ ràng và khả thi; một bộ máy quản lý nhà nước về phòng, CBL và GLTM có hiệu quả; với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về phòng, CBL và GLTM có trình độ và năng lực. Luận văn đã hệ thống và xây dựng khung lý thuyết và căn cứ pháp lý về thực thi chính sách chống buôn lậu.
Thứ hai, để đảm bảo thực thi chính sách chống buôn lậu cần thực hiện nghiêm, đầy đủ các nội dung đối với công tác thanh, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn, đảm bảo nghiêm minh, răn đe và triệt để. Luận văn đã hệ thống và trình bày một số kinh nghiệm thực thi chính sách chống buôn lậu ở một số Quốc gia, tổ chức quốc tế và địa phương trong nước.
Thứ ba, chống buôn lậu nếu chỉ có sự nổ lực, hành động của các cơ quan quản lý nhà nước thì sẽ không đạt kết quả cao. Do vậy, bên cạnh việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, cần thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, trong thực thi chính sách chống buôn lậu. Luận văn đã hệ thống về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và những tác động đến thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, phân tích thực trạng, kết quả, hạn chế và những nguyên nhân, đây là những căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp để đảm bảo thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Thứ tư, luận văn đã hệ thống các quan điểm và phương hướng, dự báo về hoạt động buôn lậu và chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tầm nhìn đến năm 2030, đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. CÁC VĂN BẢN
1. Bộ Công Thương (2008), Thông tư số 15/2008/TT-BCT ngày 02 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ- CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
2. Bộ Công Thương (2009), Thông tư số 02/2009/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2009 hướng dẫn việc phân bổ và sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
3. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 59/2008/TT-BTC ngày 04 tháng 7 năm 2008 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
4. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 11/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 5 năm 2009 quy định một số điều của Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại.
5. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 51/2010/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2010 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 59/2008/TT-BTC ngày 04 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
6. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 93/2010/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2010 hướng dẫn việc xác định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính là hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
7. Bộ Tài chính (2010), Quyết định số 3107/QĐ-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2010 ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
8. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 215/2012/TT-BTC ngày 10 tháng 12 năm 2012 về hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính.
9. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 173/2013/TT-BTC ngày 20 tháng 11 năm 2013 về hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
10. Ban chỉ đạo 389 thành phố Móng Cái, báo cáo các năm: 2014, 2015, 2016, 2017, 2018.
11. Chính phủ (2008), Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
12. Chính phủ (2008), Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2008 quy định xử phạt vi phạm hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại.
13. Chính phủ (2009), Nghị định số 68/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2009 sửa đổi, bổ sung khoản 7 điều 4 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
14. Chính phủ (2010), Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
15. Chính phủ (2011), Nghị định số 120/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2011 sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại.
16. Chính phủ (2013), Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
17. Chính phủ (2013), Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dung.
18. Chính phủ (2015), Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2015 về việc quy định chi tiết phạm vi, địa bàn hoạt động Hải quan, trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
19. Chính phủ (2015), Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
20. Chính phủ (2016), Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
21. Chính phủ (2018), Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết các hoạt động thương mại biên giới.
22. Chính phủ (2015), Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
23. Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang (2016), Niên giám Thống kê.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Quốc hội (1985,1999,2009), Luật Hình sự năm 1985, Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 1999 và Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009.
26. Quốc hội (2005), Luật Thương mại.
28. Quốc hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính.
29. Thủ tướng Chính phủ (1997), Chỉ thị số 853/1997/CT-TTg ngày 11 tháng 10 năm 1997 về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới.
30. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung đường biên giới.
31. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 139/2009/QĐ- TTg ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới.
32. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chỉ thị số 23/2012/CT-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2012 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan.
33. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2014 về thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
34. Thủ tướng Chính phủ (2014), Chỉ thị số 30/2014/CT-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2014 về tăng cường công tác chống buôn lậu thuốc lá.
35. Thủ tướng Chính phủ (2012), Công điện khẩn số 1126/CĐ-TTg, ngày 03 tháng 8 năm 2012 về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại góp phần bình ổn thị trường, bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng.
36. Thủ tướng Chính phủ (2013), Công điện khẩn số 10/CĐ-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2013 về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
37. Thủ tướng Chính phủ (2013), Công điện khẩn số 2245/CĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2013 về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
38. Thủ tướng Chính phủ (2014), Công điện khẩn số 2118/CĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2014 về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
39. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 18/2010/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2009 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc vịnh Thái Lan thời kỳ đến năm 2020.
40. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 65/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2010 ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
41. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 2044/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2010 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020.
42. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số52/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới.
43. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2016 ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
44.Từ điển tiếng Việt (1992), Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.
45. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2017), Quyết định số 17/2017/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninhvề việc sửa đổi, bổ sung Điều 17 Quy định về tổ chức, hoạt động
của Trạm Kiểm soát liên hợp Km15 - Bến tàu Dân Tiến ban hành kèm theo Quyết định số 4056/QĐ-UBND ngày 18/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
B. SÁCH, BÁO
46.Trần Minh Chất (2015), Buôn lậu, gian lận thương mại ở nước ta - Những vấn đề đặt ra cho lực lượng Hải quan và Cảnh sát kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Cảnh sát nhân dân, tháng 02 năm 2015, tr.23, Hà Nội.
47. Đinh Thị Kim Cúc (2011), Các giải pháp phòng, chống gian lận