Dự báo tình hình buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh (Trang 72)

Dự báo những năm tiếp theo thành phố Móng Cái được xác định là địa bàn trọng điểm, điểm nóng về buôn lậu và GLTM. Đầu năm 2019, cầu Bắc Luân II - Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái nối TP. Móng Cái với TP. Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc) đã được thông quan đi vào hoạt động góp phần thúc đẩy giao thương kinh tế. Tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, GLTM và hàng giả trên địa bàn TP. Móng Cái trong thời gian tới, sẽ có xu hướng giảm nhưng luôn tiềm ẩn diễn biển phức tạp, khó lường, có nguy cơ phát sinh các loại tội phạm liên quan đến buôn lậu, GLTM, trốn thuế, buôn bán, vận chuyển hàng cấm như (ma túy, pháo nổ các loại, động vật hoang dã....) và một số mặt hàng theo loại hình TNTX, KNQ có nguy cơ thẩm lậu trở lại nội địa (thuốc lá điếu, rượu, đường...). Mặt khác, dự báo số lượng cư dân biên giới sẽ tập trung đông trở lại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái để xách hàng hóa. Vì trước, trong và sau Tết Nguyên đán do các lực lượng chức năng của Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục duy trì tăng cường kiểm soát dọc các tuyến biên giới.

BCĐ 389 Quốc gia, Bộ Công an, Cục ĐTCBL-Tổng cục Hải quan tiếp tục tăng cường triển khai quyết liệt các biện pháp phòng CBL, vận chuyển, tập kết hàng hóa nhập lậu nhất là hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm VSATTP...

Địa bàn chủ yếu vẫn diễn ra hoạt động vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới là khu vực Km1-Km2 thuộc phường Ka Long; khu vực Vàng

Lầy thuộc phường Trần Phú; khu vực bến Vũ Trang thuộc phường Hải Hòa; bên Gốc Đa thuộc phường Hải Yến; khu vực Đại Vai thuộc xã Bắc Sơn, khu vực biển thuộc phường Bình Ngọc... Mặt hàng nhập lậu chủ yêu là: Ma túy, gia cầm, mỹ phẩm, dược liệu, thực phẩm chức năng, thực phẩm không rõ nguồn gốc vi phạm VSATTP, điện thoại đi dộng, đồ chơi trẻ em, hàng điện tử gia dụng giả, vi phạm SHTT.

3.1.2. Chủ trƣơng, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về chống buôn lậu

Buôn lậu, GLTM và hàng giả là hiện tượng thường gặp trong nền kinh tế thị trường. Ở đó, lợi nhuận là động cơ chính thúc đẩy các chủ thể kinh tế sản xuất kinh doanh. Cũng chính vì động cơ lợi nhuận, có không ít các đối tượng sẵn sàng lợi dụng những “kẽ hở” của Nhà nước về cơ chế, chính sách, về quản lý để buôn lậu, làm hàng giả hoặc có các hành vi gian lận thương mại. Buôn lậu, GLTM và hàng giả là một tác nhân phá hoại sản xuất, kinh doanh, làm nản lòng những người làm ăn chân chính, bởi lẽ hàng hóa do buôn lậu, trốn thuế, hàng giả tiêu thụ với mức giá thấp hơn, cạnh tranh hơn. Kết quả là Nhà nước thì thất thu thuế, doanh nghiệp làm ăn chân chính thì không tiêu thụ được hàng hóa do mình sản xuất ra mà vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Như thế, buôn lậu, GLTM và hàng giả làm méo mó các quan hệ thị trường, gây khó khăn cho sự quản lý, điều tiết của Nhà nước. Người tiêu dùng cũng chịu thiệt khi mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không có xuất sứ rõ ràng, trong đó, có những mặt hàng nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn, sức khỏe, tính mạng của người dùng. Như vậy, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, một mặt, góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch cho các chủ thể tham gia thị trường, mặt khác, điều tiết được sự phát triển cơ cấu kinh tế theo những định hướng ưu tiên của Nhà nước, hơn thế nữa, còn bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Tăng cường đấu tranh CBL, GLTM và hàng giả luôn được Đảng, Nhà nước xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, đòi hỏi sự vào cuộc của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp. Nhiệm vụ đấu tranh CBL, GLTM và hàng giả được giao cho các ngành, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, bao gồm lực lượng Quản lý thị trường của ngành Công thương, các lực lượng chức năng của Công an, BĐBP, Hải quan, Cảnh sát biển, Thuế vụ cũng như chính quyền địa phương các cấp.

Quan điểm của Đảng: Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ: Phát triển mạnh thị trường trong nước, thực hiện hiệu quả Cuộc vận động: "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Khai thác tốt các cam kết quốc tế, mở rộng và đa dạng hóa thị trường ngoài nước, không để phụ thuộc quá lớn vào một thị trường. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu phù hợp, phấn đấu cân bằng thương mại bền vững. Tăng cường xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam, nhất là các mặt hàng có lợi thế. Tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi của các Hiệp định, thỏa thuận thương mại để thúc đẩy xuất khẩu; đồng thời có biện pháp phòng vệ thích hợp để bảo vệ sản xuất và lợi ích người tiêu dùng. Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường đối với tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế, đồng thời hỗ trợ phù hợp cho đối tượng chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả. Bảo đảm cân đối cung - cầu, nhất là các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Tập trung đẩy mạnh phòng, CBL, GLTM”.

Quan điểm của Nhà nước: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2014 về thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia CBL, GLTM và hàng giả (gọi tắt là BCĐ 389 quốc gia) với hệ thống bộ máy từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố và phân công đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban, các Phó Trưởng

ban, Ủy viên là lãnh đạo của các Bộ, ban ngành Trung ương để thực hiện chức năng nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao như: Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác theo chỉ đạo của Chính phủ; lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn BCĐ 389 các Bộ, ngành, địa phương thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Chỉ đạo công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng các cấp trong điều tra, phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, GLTM và hàng giả nghiêm trọng, có tổ chức, liên quan đến nhiều lĩnh vực, địa bàn…

Nghị quyết 41/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ đã xác định: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả xã hội và tạo được chuyển biến căn bản về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới, các Bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng cần nhận thức rõ những nguy hại của buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả đối với kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, an toàn của cộng đồng, sức khỏe của người dân, đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp và tổ chức thực hiện kiên quyết, hiệu quả”.

Đấu tranh phòng, CBL và GLTM phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm. Để phòng, chống hiệu quả đối với các hành vi buôn lậu và GLTM phải tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng phòng, CBL và GLTM, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm. Cơ quan quản lý nhà nước phải giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập khẩu nguyên phụ liệu cũng như thành phẩm, kiểm tra xuất xứ hàng hóa, chất lượng hàng hóa của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về buôn lậu và GLTM cũng như việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp, người dân cũng phải tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, CBL và GLTM, không sử dụng hàng cấm, hàng nhập

lậu, hàng giả, mạnh dạn tố giác các cơ sở có các hành vi buôn bán hàng cấm, hàng lậu và GLTM nhằm tự bảo vệ mình, góp phần tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng. Có như vậy, công tác phòng, CBL và GLTM mới đạt hiệu quả cao.

Các giải pháp ngăn chặn phòng, CBL và GLTM phải được thực hiện một cách đồng bộ và toàn diện từ phía người dân, các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm tra, kiểm soát, cơ quan thông tin đại chúng. Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm và chủ yếu trong cuộc chiến phòng, CBL và GLTM là nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp, tăng cường sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng và giám sát của nhân dân.

Các cơ quan chức năng phải nhận thức, đánh giá đúng đắn về vấn đề buôn lậu và GLTM trong bối cảnh và điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Buôn lậu, GLTM là biểu hiện mặt trái của nền kinh tế thị trường, do đó đấu tranh phòng, CBL và GLTM là một nhiệm vụ rất quan trọng nhằm ngăn chặn, hạn chế những tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển đúng hướng. Các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng cần nhận thức đúng trách nhiệm, vai trò của mình trong đấu tranh phòng, CBL và GLTM.

Thứ nhất, xác định phòng, CBL và GLTM là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và lâu dài; không chủ quan, nóng vội nhưng cần phải tích cực, chủ động ngăn chặn có hiệu quả, góp phần tạo lập, duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp.

Thứ hai, từ sự nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng trong đấu tranh phòng, CBL và GLTM để đưa ra những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, CBL và GLTM. Tiếp tục hoàn thiện công tác chỉ đạo, phân công phối hợp giữa các lực lượng của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ninh, Chi cục Quản lý

thị trường bảo đảm vai trò là cơ quan thường trực, đầu mối tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo, điều phối hoạt động của các cấp, các ngành, các lực lượng trong công tác đấu tranh phòng, CBL và GLTM.

Tuy nhiên, vấn đề lâu dài và có ý nghĩa tích cực đó chính là việc phải giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của buôn lậu và GLTM, qua đó nâng cao ý thức cảnh giác, nắm bắt thông tin, phát hiện hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, các hành vi GLTM, không bao che, tiếp tay cho hoạt động buôn lậu và GLTM.

Mặc dù, đã có chế tài xử lý đối với các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại nhưng về lâu dài, nhận thức của người dân, tổ chức, doanh nghiệp mới là vấn đề quan trọng, có tính chiến lược, ngăn chặn từ xa, ngăn chặn từ gốc rễ. Điều này có thể thực hiện thông qua việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền dưới nhiều hình thức, đặc biệt là các phương tiện thông tin đại chúng.

3.1.3. Những bất cập trong quá trình thực thi chính sách chống buôn lậu tại thành phố Móng Cái

Công tác chống buôn lậu trong cả nước nói chung và thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh nói riêng trong thực tiễn còn bất cập, do hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, chồng chéo; các chế tài xử lý vi phạm còn chưa đủ mạnh, quy định chưa rõ ràng, cụ thể… khiến việc xử lý các vi phạm cũng như công tác phối hợp đấu tranh giữa các lực lượng còn gặp khó khăn, vướng mắc; sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng chưa thực sự chặt chẽ, phân công trách nhiệm chưa rõ ràng, cụ thể. Năng lực, trình độ chuyên môn của các lực lượng chức năng chống buôn lậu… còn tồn tại nhiều vấn đề; một số công chức còn biểu hiện thiếu trách nhiệm, thậm chí sai phạm trong thực thi; phương thức tác nghiệp trong bối cảnh mới còn yếu, nhất là trong bối cảnh công nghệ mới, môi trường mạng ngày càng phát triển.

3.2. Giải pháp đảm bảo thực thi chính sách chống buôn lậu tại thành phố Móng Cái

3.2.1 Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp, các cấp, các ngành trong công tác chống buôn lậu nghiệp, các cấp, các ngành trong công tác chống buôn lậu

Công tác chống buôn lậu là việc làm và phối hợp của nhiều cơ quan, ban, ngành, đòi hỏi sự vào cuộc của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp và người dân. Vì vậy, cần phải nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, các cấp, các ngành, chính quyền địa phương đối với công tác chống buôn lậu để nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu của các lực lượng chức năng trong thời gian tới.

Tiếp tục quan tâm, chú trọng nâng cao nhận thức của các tổ chức, đơn vị kinh doanh và nhân dân về phương thức, thủ đoạn cũng như hậu quả của các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nền kinh tế, vận động nhân dân không tham gia, tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa đồng thời chủ động tố giác tội phạm buôn lậu cho các cơ quan chức năng.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong thực thi chính sách chống buôn lậu tại thành phố Móng Cái:

Giáo dục, tuyên truyền ý thức pháp luật nói chung và ý thức pháp luật về buôn lậu và gian lận thương mại nói riêng trong điều kiện hiện nay là yêu cầu có tính cấp bách, khách quan.

Trước tiên, cần thường xuyên giáo dục, tuyên truyền và triển khai trong đội ngũ cán bộ, công chức về những nguyên nhân, điều kiện, tình huống dẫn đến vi phạm buôn lậu và GLTM để xây dựng cho cán bộ, công chức thực thi công vụ các kiến thức thực tế, chủ động đối phó với hoạt động buôn lậu và GLTM ngày càng tinh vi, khắc phục những thiếu sót trong hoạt động thực thi nhiệm vụ phòng, CBL và GLTM còn gặp phải.

Đồng thời, trong quá trình tuyên truyền, giáo dục cũng cần phổ biến cho doanh nghiệp, người dân thấy được các tác hại của buôn lậu, GLTM đối với lợi ích chung của xã hội, trong đó có cả lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp. Chỉ khi xã hội ổn định, kinh tế phát triển, môi trường kinh doanh lành mạnh thì đời sống của cá nhân hay hiệu quả kinh doanh của danh nghiệp mới ngày càng được nâng cao và phát triển. Từ đó, xây dựng cho họ một nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình, tiến tới điều chỉnh hành vi hoạt động để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa cá nhân, tập thể và xã hội.

Tiếp theo, bên cạnh việc chấp hành pháp luật của công dân, phải chú trọng đến việc giáo dục tình cảm tôn trọng pháp luật, không ngừng nâng cao kiến thức pháp luật của doanh nghiệp, công dân.

Do vậy, cần tập trung thực hiện các nội dung tuyên truyền sau:

Phổ biến, quán triệt rộng rãi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phòng, CBL và GLTM bằng nhiều hình thức. Các nội dung cần thực hiện bao gồm: Các hành vi buôn lậu và GLTM; các quyền và trách nhiệm của các chủ thể; các biện pháp xử lý khi thực hiện các hành vi buôn lậu và GLTM,... Tăng cường lồng ghép giáo dục ý thức phòng, CBL và GLTM tại các chợ, siêu thị, Trung tâm thương mại cho tiểu thương, hộ kinh doanh.

Xây dựng cơ chế phổ biến thông tin về các hành vi buôn lậu và GLTM của các doanh nghiệp, cá nhân, tình hình xử lý đối với các vi phạm này cho người dân nắm bắt thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông báo công khai trên Website của tỉnh, của các ngành chức năng, báo, đài phát thanh truyền hình. Khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh doanh chân chính, hiệu quả trong cộng đồng xã hội, nêu gương điển hình. Lồng ghép các nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)