Các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 35 - 43)

1.3.2.1. Hệ thống pháp luật về hộ tịch

Chất lượng của hệ thống pháp luật là yếu tố quan trọng đầu tiên ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về hộ tịch. Muốn thực hiện tốt pháp luật về hộ tịch đòi hỏi phải có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch hoàn thiện, đảm bảo được những thuộc tính: tính toàn diện, đồng bộ, tính phù hợp, tính thống nhất và trình độ kỹ thuật lập pháp.

Một là, tính toàn diện và đồng bộ:

Tính toàn diện và đồng bộ có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện pháp luật về hộ tịch, nó đòi hỏi hệ thống pháp luật về hộ tịch phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu điều chỉnh của pháp luật trên những mối quan hệ xã hội nảy sinh trong lĩnh vựa hộ tịch mà chủ yếu là mối quan hệ giữa công dân và cơ quan hành chính nhà nước. Tính toàn diện và đồng bộ của hệ thống pháp luật về hộ tịch thể hiện ở chỗ từng quy phạm pháp luật phải có cấu trúc logic, chặt chẽ; hệ thống pháp luật về hộ tịch phải có đầy đủ các quy phạm, các chế định đáp ứng nhu cầu phát triển của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hộ tịch.

Bất kỳ một quy phạm hay một văn bản pháp luật nào cũng có những mối liên hệ nhất định. Việc thực hiện một quy phạm pháp luật hay một chế định không tốt có thể sẽ làm việc thực hiện các quy định, chế định khác gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được.

Do vậy, tính toàn diện và đồng bộ của hệ thống pháp luật về hộ tịch có ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi và hiệu quả của việc thực hiện pháp luật về hộ tịch.

Hai là, tính thống nhất của hệ thống pháp luật về hộ tịch:

Tính thống nhất của hệ thống pháp luật về hộ tịch thể hiện ở chỗ: giữa các chế định trong hệ thống pháp luật về hộ tịch, giữa các quy phạm pháp luật trong cùng một chế định phải thống nhất, không trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn lẫn

nhau. Việc quy định không thống nhất, chồng chéo sẽ gây khó khăn, cản trở việc thực hiện pháp luật.

Tính thống nhất có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc thực hiện pháp luật về hộ tịch, muốn việc thực hiện pháp luật về hộ tịch được thống nhất thì hệ thống pháp luật phải đảm bảo tính thống nhất.

Ba là, tính phù hợp của hệ thống pháp luật về hộ tịch:

Tính phù hợp của hệ thống pháp luật về hộ tịch thể hiện mối tương quan giữa trình độ pháp luật với trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống pháp luật về hộ tịch phải phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, không được cao hơn hoặc thấp hơn. Sự phù hợp của hệ thống pháp luật với các quy luật và điều kiện kinh tế - xã hội sẽ làm cho pháp luật dễ dàng được thực hiện đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế - xã hội. Nếu trình độ của pháp luật cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển kinh tế - xã hội thì pháp luật sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện, thậm chí gây cản trở hoặc không thực hiện được.Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện ở nhiều mặt, song cần chú ý hơn cả là sự phù hợp đối với kinh tế, chính trị và các thiết chế xã hội khác.

Sự phù hợp của pháp luật về hộ tịch với điều kiện chính trị:

Hệ thống pháp luật về hộ tịch phải phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng. Hệ thống pháp luật Việt Nam phải phản ánh đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, thể chế hóa đường lối, chính sách thành những quy định thống nhất.

Sự phù hợp giữa pháp luật về hộ tịch với các thiết chế xã hội khác:

Các thiết chế xã hội khác như: phong tục tập quán, tín điều tôn giáo,... ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện pháp luật.

Các thiết chế xã hội khác phù hợp với ý chí nhà nước được thừa nhận trong pháp luật góp phần làm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn.

Sự phù hợp của pháp luật về hộ tịch quốc gia với với pháp luật quốc tế: Trong xu thế hội nhập như hiện nay, hệ thống pháp luật quốc qia phải phù hợp với các công ước, điều ước và thông lệ quốc tế mà quốc gia đã kí kết hoặc tham gia. Đây là một yếu tố nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật về hộ tịch

trong thời đại mới, nhất là những chế định liên quan đến yếu tố nuớc ngoài trong lĩnh vực hộ tịch.

Bốn là, ngôn ngữ và kỹ thuật xây dựng văn bản:

Hệ thống pháp luật về hộ tịch cần phải được xây dựng có kết cấu, bố cục chặt chẽ, lôgic. Thuật ngữ pháp lí phải được sử dụng chính xác, một nghĩa, câu văn trong sáng, cô đọng, mạch lạc, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của quảng đại quần chúng nhân dân.

Năm là, tính khả thi của hệ thống pháp luật:

Pháp luật muốn phát huy được vai trò và giá trị của mình trong quá trình thực hiện thì phải đảm bảo tính khả thi. Nhiều quy định của pháp luật ban hành không có tính khả thi nên không thực hiện được.

Như vậy, chất lượng của hệ thống pháp luật thực định về hộ tịch là yếu tố quan trọng đầu tiên ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về hộ tịch. Hệ thống pháp luật về hộ tịch đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, phù hợp…..sẽ tạo cơ sở cho việc thực hiện pháp luật được dễ dàng, nghiêm minh và ngược lại.

1.3.2.2. Ý thức pháp luật của các chủ thể thực hiện pháp luật về hộ tịch

Ý thức pháp luật là hệ thống các quan điểm, quan niệm, tư tưởng thịnh hành trong xã hội về pháp luật; là thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con người đối với pháp luật và hành vi pháp luật của các chủ thể.

Ý thức pháp luật được cấu thành bởi hai bộ phận là: hệ tư tưởng pháp luật và tâm lí pháp luật. Mỗi bộ phận cấu thành có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện pháp luật, cụ thể như sau:

Một là, hệ tư tưởng pháp luật

Hệ tư tưởng pháp luật là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng. học thuyết, trường phái lí luận về pháp luật.

Nếu hệ tư tưởng pháp lý khoa học, phản ánh sâu sắc, đúng đắn các mối quan hệ vật chất và các quy luật phát triển khách quan của xã hội thì sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện pháp luật được đúng đắn, tạo hành lang pháp lý để hiểu đúng và bổ sung thêm kiến thức pháp luật.

Nếu hệ tư tưởng pháp lý phản khoa học, phản ánh sai lầm, xuyên tạc và thiếu tính khách quan các quan hệ vật chất, các quy luật phát triển của xã hội sẽ

dẫn đến chủ thể thực hiện pháp luật hiểu sai lệch về kiến tức pháp luật, thực hiện sai các quy định của pháp luật.

Hai là, tâm lí pháp luật

Tâm lí pháp luật là tổng thể những tình cảm, thói quen, thái độ đối với pháp luật của các chủ thể dưới ảnh hưởng và sự điều chỉnh của pháp luật. Tâm lí pháp luật của mỗi chủ thể là khác nhau và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật về hộ tịch.

Nếu chủ thể nhận thức được sự cần thiết của pháp luật về hộ tịch, tin tưởng vào sự công bằng, công lý, lợi ích của việc điều chỉnh pháp luật về hộ tịch họ sẽ tự giác thực hiện pháp luật. Ngược lại, chủ thể miễn cưỡng chấp hành thì hiệu quả của việc thực hiện pháp luật sẽ không cao. Trong thực tế có những chủ thể do thiếu hiểu biết về pháp luật, không tôn trọng, bất chấp pháp luật nên dẫn đến vi phạm pháp luật.

Như vậy, để thực hiện pháp luật hiệu quả thì việc nâng cao ý thức phá luật của chủ thể là điều vô cùng quan trọng.

1.3.2.3. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức đăng ký và quản lý hộ tịch, trình độ hiểu biết pháp luật của người dân

Đây là yếu tố đảm bảo hiệu quả của việc thực hiện pháp luật. Khả năng thực hiện pháp luật của nhân dân thể hiện ở khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ chính xác, đầy đủ. Khả năng thực hiện pháp luật chủ thể áp dụng pháp luật thể hiện sự thành thạo trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, tránh hiện tượng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, giấy tờ hình thức. Thực tế cho thấy sự quan liêu, chậm trễ, thiếu tinh thần trách nhiệm của một số cơ quan và cán bộ trong giải quyết đơn thư khiếu nại của nhân dân dẫn đến nhiều vụ việc đơn giản trở nên phức tạp, nhiều sự oan ức, bất bình trong nhân dân không được giải quyết.

1.3.2.4. Điều kiện vật chất - kỹ thuật đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật về hộ tịch

Đảm bảo thực hiện pháp luật về hộ tịch còn đòi hỏi điều kiện trang thiết bị vật chất - kỹ thuật. Vì thế, kinh phí, cơ sở vật chất trang thiết bị cho hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật là một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện pháp luật hộ tịch được hiệu quả. Trong điều kiện hiện nay việc hoàn thiện

hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, nhanh chóng áp dụng chính phủ điện tử là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo việc thực hiện pháp luật hộ tịch.

1.3.2.5. Các yếu tố bảo đảm khác

- Yếu tố chính trị, kinh tế - xã hội

Yếu tố chính trị là một trong những yêu tố đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật hộ tịch của các chủ thể pháp luật, đặc biệt là cá nhân, cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền áp dụng pháp luật. một đất nuớc có môi truờng chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi đối với việc thực hiện pháp luật hộ tịch và nguợc lại. Ngoài ra, tính chất, mức độ của nền dân chủ xã hội cũng là một yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật hộ tịch. Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi, các tầng lớp xã hội có quyền thẳng thắn tham gia, bày tỏ nguyện vọng ý kiến quan điểm đối với các vấn đề trong hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật hộ tịch nói riêng.

Sự phát triển kinh tế xã hội cũng là một yếu tố đảm bảo việc thực hiện pháp luật vềư hộ tịch. Nước ta là một nuớc đang phát triển, trình độ phát triển kinh tế xã hội ở mỗi vùng miền là khác nhau nên hiệu quả thực hiện pháp luật ở mỗi vùng miền cũng khác nhau. Kinh tế có phát triển, đời sống vật chất được nâng cao thì pháp luật mới có điều kiện, khả năng được thực hiện. Điều kiện kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển về trình độ văn hoá, trình độ dân trí được cải thiện và nâng cao trong đó có tư duy pháp lý. Người dân có điều kiện tiếp xúc với các nguồn thông tin về pháp luật hộ tịch, được giải thích và nắm rõ các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch thì việc thực hiện pháp luật sẽ có hiệu quả cao, chất lượng.

Ngoài ra, thực hiện pháp luật về hộ tịch còn phụ thuộc vào môi trường mà trong đó pháp luật hộ tịch được thực hiện như chất lượng, đặc điểm dân cư, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật…

Như vậy, việc thực hiện pháp luật chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố, mỗi yếu tố có tầm ảnh hưởng khác nhau đối với quá trình thực hiện pháp luật. Kết quả của việc thực hiện pháp luật về hộ tịch có đạt được như mong muốn, quá trình thực hiện có đầy đủ, nghiêm minh hay gặp nhiều khó khăn vướng mắc phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố này. Vì vậy, trong quá trình thực hiện pháp luật,

Đảng và Nhà nước cần có những biện pháp phát huy những yếu tố có lợi, khắc phục khó khăn làm cho việc thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hộ tịch

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đối với việc thực hiện pháp luật hộ tịch. Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật người dân có thể nắm được các quy định của pháp luật, tự giác thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật. Ngược lại nếu không làm tốt công tác này người dân sẽ bị hạn chế kiến thức pháp luật, hiểu sai, hiểu không đầy đủ các quy định của pháp luật. Vì vậy mà có nhiều trường hợp người vi phạm pháp luật mà không hề biết hành vi của mình là vi phạm. Do vậy, nhà nước ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật hộ tịch dưới nhiều hình thức nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân để từ đó họ có những hành vi pháp luật tích cực.

- Hoạt động giải thích pháp luật

Giải thích pháp luật cũng có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện pháp luật về hộ tịch. Giải thích pháp luật giúp cho chủ thể hiểu đúng đắn, đầy đủ về các quy định, thực hiện pháp luật được dễ dàng. Nếu thiếu đi công tác giải thích pháp luật, người dân sẽ không hiểu hoặc hiểu không đầy đủ các quy định của pháp luật, gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong thực hiện pháp luật. Khoản 3 điều 91 Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội “giải thích Hiến pháp, luật, nghị quyết” còn các văn bản pháp lý khác thì không quy định ai có thẩm quyền giải thích. Để nhận thức đúng đắn, đầy đủ đòi hỏi phải giải thích tất cả các văn bản pháp luật, đồng thời nên đưa việc giải thích các thuật ngữ pháp lý vào nội dung của văn bản nhằm tạo sự nhận thức đúng đắn, tránh hiện tượng giải thích tùy tiện gây khó khăn cho việc thực hiện pháp luật. - Sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật về hộ tịch

Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện pháp luật, đặc biệt là áp dụng pháp luật về hộ tịch. Để việc thực hiện pháp luật có hiệu quả thì các cơ quan áp dụng pháp luật phải được tổ chức một cách khoa học, có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, tránh hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn, cản trở

lẫn nhau. Sự không thống nhất, không phân định rõ ràng phạm vi, lĩnh vực hoạt động giữa các cơ quan dẫn đến tình trạng có nhiều vụ việc thì nhiều cơ quan tranh nhau giải quyết nhưng lại có những vụ việc thì đùn đẩy không cơ quan nào chịu giải quyết. Vì vậy, phải đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, giữa các cơ quan, đồng thời vẫn phải đảm bảo tính chủ động, sáng tạo.

Kết luận chƣơng 1

Trong chương 1, luận văn đã làm rõ khái quát được những vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật về hộ tịch; Quan niệm pháp luật về hộ tịch và thực hiện pháp luật về hộ tịch; Yêu cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch.

Trên cơ sở phân tích có căn cứ khoa học những vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật về hộ tịch. Mặt khác để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống lý luận về hoạt động này, đảm bảo tính nhất quán phù hợp với các văn bản pháp luật và những vấn đề lý luận nghiệp vụ khác của ngành, đã tập trung nghiên cứu phân tích chỉ ra một số vấn đề về yêu cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch cần được bổ sung, hoàn thiện. Nhằm làm cơ sở và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức trong quá trình công tác. Đây chính là những căn cứ khoa học để đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống lý luận thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)