rộng. Về đối nội tiếp tục thực hiện cải cách bộ máy nhà nước và dân chủ hóa trong toàn xã hội, trong đó hệ thống pháp luật nói chung và hộ tịch nói riêng từng bước được xây dựng theo hướng mở rộng dân chủ về quyền nhân thân của mọi công dân, bởi vì đăng ký hộ tịch phát sinh từ quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp. Giải pháp này không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh mà còn là giải pháp cho áp dụng trong phạm vi cả nước nói chung.
Việc ban hành Luật Hộ tịch năm 2014 cùng với hệ thống các văn bản pháp luật quy định về đăng ký hộ tịch đã đáp ứng được các đòi hỏi sau:
Thứ nhất,quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng và Nhà nước trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Đây chính là sự thể hiện một bước quan trọng tinh thần chỉ đạo đã được nêu tại Nghị quyết số 48-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị về cải cách pháp luật và cải cách tư pháp.
Thứ hai, thểhiện sựquan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thực thi và bảo vệ quyền cơ bản của công dân (theo hướng các vấn đề liên quan đến quyền công dân đều phải được luật hóa).
Thứ ba, tạo hành lang pháp lý quan trọng để cơ quan quản lý nhà nước thực thi một cách có hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực hộ tịch, tạo tiền đề tăng cường và củng cố hệ thống các cơ quan thực hiện pháp luật về hộ tịch, đồng thời cũng là tiền đề xây dựng chức danh hộ tịch viên, hướng tới coi việc thực hiện đăng ký hộ tịch như là một nghề.
Thứ tư, tạo cơ sở pháp lý cao để từng bước ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực hộ tịch, xây dựngphần mềm quản lý hộ tịch thống nhất trong phạm vi cả nước và cùng với hệ cơ sở dữ liệu dân cư tạo nên sự kết nối, từ đó đáp ứng các yêu cầu cao nhất các yêu cầu của việc thực hiện pháp luật về hộ tịch, cung cấp kịp thời, đầy đủ chính xác các dữ liệu hộ tịch, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng cũng như yêu cầu hội nhập quốc tế.
Luật Hộ tịch là đạo luật trực tiếp liên quan đến phạm trù quyền con người, quyền công dân, thể hiện tập trung và sinh động mối quan hệ giữa nhà nước và
công dân. Thông qua hoạt động thực hiện pháp luật về hộ tịch có thể đánh giá được việc thực hiện chức năng và bản chất của nhà nước, đánh giá được năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ. Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa càng đặt ra yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật thể hiện ý chí chung và bảo đảm đầy đủ các quyền của công dân. Luật Hộ tịch được triển khai thực hiện đã tạo bước tiến quan trọng góp phần làm rõ bản chất dân chủ của nhà nước và pháp luật Việt Nam.
Mặt khác quan hệ pháp luật về hộ tịch đã phát triển tương đối ổn định trong 60 năm qua và hiện nay trong thể chế kinh tế thị trường, nhiều vấn đề phức tạp về hộ tịch đã phát sinh vượt ra ngoài sự điều chỉnh của văn bản dưới luật. Trong đó, Bộ luật dân sự năm 2005 không còn mục quy định về hộ tịch của cá nhân như trong Bộ luật dân sự năm 1995 nữa. Vì vậy, cùng với Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, sự ra đời của Luật Hộ tịch năm 2014 đã tập trung điều chỉnh các vấn đề pháp lý về thủ tục đăng ký hộ tịch, tổ chức quản lý hộ tịch... đảm bảo tính đồng bộ cuả hệ thống pháp luật. Luật Hộ tịch ra đời còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc ở chỗ, nó tạo cho mọi người dân những cơ hội ngang nhau trong việc thụ hưởng tốt nhất dịch vụ đăng ký hộ tịch trong một nền hành chính phục vụ.
Luật Hộ tịch không chỉ thiết lập các nguyên tắc cơ bản của hoạt động quản lý hộ tịch mà còn ấn định những cách thức, thủ tục để các cơ quan hành chính phục vụ quyền đăng ký hộ tịch của người dân, sẽ là biểu hiện cao độ của việc chăm lo chu đáo đến quyền lợi của người dân, sẽ loại trừ được những nhũng nhiễu mang tính ban phát, tiêu cực trong đăng ký hộ tịch.