Khái niệm và đặc điểm thực hiện pháp luật về hộ tịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về hộ tịch của UBND thành phố thủ dầu môt, tỉnh bình dương (Trang 33 - 35)

7. Bố cục luận văn

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm thực hiện pháp luật về hộ tịch

1.2.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về hộ tịch

Trong những năm vừa qua, Nhà nƣớc đã ban hành một hệ thống pháp luật về hộ tịch tƣơng đối đầy đủ cả về nội dung và hình thức, quy định khá bao quát về những vấn đề của hộ tịch. Đây sẽ là cơ sở tiền đề quan trọng để việc thực hiện pháp luật về hộ tịch trên thực tế đạt kết quả tốt. Trƣớc khi đi tìm hiểu khái niệm thực hiện pháp luật về hộ tịch, chúng ta cùng làm rõ khái niệm thực hiện pháp luật nói chung:

Theo giáo trình Lý luận nhà nƣớc và pháp luật của Đại học Luật Hà Nội thì

“thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các

chủ thể pháp luật”. Nhƣ vậy, những quan niệm thực hiện pháp luật trên có nét tƣơng đồng và thống nhất với nhau.

Qua việc tìm hiểu khái niệm và các đặc điểm của việc thực hiện pháp luật nhƣ trên, chúng ta có thể rút ra đƣợc khái niệm thực hiện pháp luật về hộ tịch nhƣ sau:

Thực hiện pháp luật về hộ tịch là một quá trình hoạt động có mục đích của các cơ quan nhà nước và mọi công dân nhằm đưa các quy phạm pháp luật về hộ tịch trở thành những hành vi thực tế hợp pháp.

1.2.1.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật về hộ tịch

Một số đặc điểm chủ yếu của thực hiện pháp luật về hộ tịch nhƣ sau:

Thứ nhất, chủ thể thực hiện pháp luật về hộ tịch là các cơ quan nhà nước và cá nhân trong xã hội.

Cũng nhƣ các lĩnh vực pháp luật khác, thực hiện pháp luật về hộ tịch phải thông qua hành vi của một chủ thể nhất định. Tùy vào từng quan hệ cụ thể của pháp luật về hộ tịch, mà chủ thể đó có thể là cơ quan nhà nƣớc hoặc bất kỳ cá nhân nào trong xã hội. Do đặc thù của hộ tịch là liên quan trực tiếp và thƣờng xuyên đến quyền và nghĩa vụ của mọi cá nhân trong xã hội nên chủ thể thực hiện pháp luật về hộ tịch có phạm vi rộng lớn về số lƣợng, cụ thể nhƣ: Nếu trong quan hệ xử lý vi phạm hành chính thì chủ thể là các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền (thực hiện thông qua hành vi của cán bộ, công chức đƣợc giao thẩm quyền xử phạt), nhƣng nếu trong quan hệ pháp luật về đăng ký hộ tịch thì chủ thể thực hiện pháp luật có thể là bất kỳ cá nhân nào trong xã hội...

Thứ hai, thực hiện pháp luật về hộ tịch là một quá trình hoạt động có mục đích xác lập quan hệ pháp luật hành chính về hộ tịch.

Thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật về hộ tịch nói riêng luôn là hoạt động có mục đích của các chủ thể. Khi tiến hành các hành vi trên thực tế, các chủ thể pháp luật luôn mong muốn đạt đƣợc một kết quả cụ thể, nhất định trƣớc khi thực hiện hành vi. Trong nhận thức, các chủ thể mong muốn đạt đƣợc khi thực hiện pháp luật về hộ tịch. Mục đích đó có thể là mục đích lâu dài, mục đích trƣớc mắt, mục đích chung cho toàn bộ quá trình hoặc đƣợc xác định theo từng nội dung

cụ thể. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền xác nhận và ghi vào hệ thống đăng ký các thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, tạo cơ sở để xác lập mối quan hệ giữa cá nhân với Nhà nƣớc (quan hệ Nhà nƣớc - công dân), là cơ sở pháp lý quan trọng để cá nhân thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự khác của mình. Chẳng hạn, đối với chủ thể thực hiện pháp luật về hộ tịch là một công dân đăng ký khai sinh. Hoạt động tuân thủ pháp luật về hộ tịch của công dân này nhằm mục đích là đƣợc cấp giấy khai sinh để phục vụ các công việc của bản thân.

Thứ ba, thực hiện pháp luật về hộ tịch là nhằm hiện thực hóa các quy phạm pháp luật về hộ tịch đưa pháp luật vào đời sống.

Các quy định của pháp luật về hộ tịch muốn phát huy đƣợc hiệu lực, hiệu quả trên thực tế đòi hỏi phải có hành vi thực hiện pháp luật về hộ tịch của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.

Thông qua hành vi của mình, có thể bằng hành động hoặc không hành động, các chủ thể pháp luật đã đƣa pháp luật về hộ tịch vào đời sống.

Ví dụ cụ thể nhƣ pháp luật về hộ tịch nghiêm cấm các hành vi: cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ của ngƣời khác để đăng ký hộ tịch, đe dọa, cƣỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đăng ký hộ tịch, cam đoan, làm chứng sai sự thật để đăng ký hộ tịch, làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch, đƣa hối lộ, mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để đƣợc đăng ký hộ tịch, lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm động cơ vụ lợi, hƣởng chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về hộ tịch của UBND thành phố thủ dầu môt, tỉnh bình dương (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)